MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Sâu bệnh chính hại cây sầu riêng gồm 02 loại: Bệnh gây hại và Sâu gây hại. Mỗi loại có một tác nhân khác nhau, thời gian và mật độ khác nhau. Nhưng đều gây ảnh hưởng nhiều đến cây trồng. Nông Nghiệp Hoàng Minh xin chia sẻ cùng quý bà con tổng quát về sâu bệnh chính hại sầu riêng cũng như cách khắc phục. 

BỆNH GÂY HẠI

Nguyên Nhân & Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa Hình Thuốc Sử Dụng

1.BỆNH XÌ MỦ THÂN, THỐI TRÁI

Tác nhân

Tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng là loại nấm mang tên Phytophthora palmivora. Nấm này sống lẫn trong tầng đất mặt. Có khả năng phát tán sang những cây khỏe mạnh khác nên rất tai hại. Lúc đầu nấm tấn công vào các rễ non. Rồi xâm lấn lên vỏ gốc cây. Sau đó tiến lên vỏ thân cây rồi tấn công lên các trái. Khi rễ sầu riêng bị nấm tấn công thì rễ bị thối.
Đến gốc sầu riêng bị nấm này xuất hiện thì vỏ lớp quanh gốc trở nên màu nâu vàng và có nhựa màu nâu lợt chảy ra. Nếu nấm ăn lan lên cành, lên lá thì cành sẽ khô, dẫn đến đọt héo và lá rụng. Còn trái bị nấm xâm nhập sẽ bị thối và rụng xuống.

Phòng ngừa

Phòng ngừa bệnh xì mủ bằng cách nên trồng sầu riêng với mật độ thưa. Nên thường xuyên tỉa bỏ bớt những cành nhỏ để tán lá bớt rậm rạp. Cuốc xới lớp đất mặt quanh gốc được tơi xốp. Đồng thời tạo hệ thống thoát nước trong vườn thật hữu hiệu để hạn chế độ ẩm cao. Để nấm Phytophthora palmivora không còn môi trường sống tốt hầu sinh sôi nảy nở mạnh được.

Sử dụng 1 trong các loại thuốc Agofast 80WP, Actinovate 1SP, Molbeng 2SL + Heroga 6.4SL phun ngừa định kỳ hàng tháng theo liều lượng khuyến cáo.

2.BỆNH THỐI RỄ

Bệnh do nấm mang tên Pythium Complectens có sẵn trong đất vườn quá ẩm ướt. Nấm tấn công toàn bộ rễ cây con sầu riêng dẫn đến việc các cành bị héo úa, sau đó cây bị kiệt sức dần mà chết.
Phòng ngừa bệnh này cho cả vườn sầu riêng bằng cách trước khi trồng phải cày xới kỹ đất vườn rồi phơi ải ngoài nắng nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng để tiêu diệt hết các mầm mống bệnh hại cho cây trồng có sẵn trong đất. Với cây bị bệnh chết nên nhổ bỏ hết gốc rễ rồi đem ra khỏi khu vực trồng đất bỏ.

Dùng thuốc trừ nấm Agofast 80WP hoặc Herofos 400SL + Ankzeb 80WP, Binhnavil 50WP phun xịt hố trồng cũ trước khi trồng lại cây mới và phun trên tán cây.

3.BỆNH THÁN THƯ

Bệnh này do nấm Colletotrichum Zibethinum tấn công vào tán lá những cây sầu riêng con và cả cây tơ không được tưới bón đầy đủ nên sống èo uột. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao khiến các lá bị khô một phần ở phiến lá hoặc rìa phiến, rồi sau đó rụng dần… Trường hợp bệnh nặng, cây cũng khô héo dần mà chết.
Phòng ngừa bệnh này bằng cách tưới bón cho cây đầy đủ để cây con cũng như cây tơ sầu riêng đủ sức phát triển mạnh.

Dùng thuốc Aconeb 70WPvới nồng độ 0,2% hoặcDizeb M45 80WP hoặc Super Cook 85WP để phun xịt khắp thân, cành lá của cây bệnh trong vài đợt.

4.BỆNH CHÁY LÁ VÀ CHẾT NGỌN

Bệnh này còn có tên gọi là bệnh cháy lá chết ngọn mà tác nhân gây ra là nấm mang tên Rhizoctonia Sp., chúng phát triển mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ thấp. Đọt và lá cây sầu riêng con và cây mới lớn vài ba năm tuổi trở lại thường bị nấm này tấn công, khiến lá bị khô (cháy), đọt và cành non cũng khô héo mà chết. Lúc đầu các lá bệnh nổi lên những đốm nâu có ứ nước, sau đó quanh mép lá cũng bị hiện tượng như vậy khiến lá khô héo cong queo lại và rụng xuống đất.
Phòng ngừa bằng cách tỉa bớt những cành nhánh nhỏ rườm rà để tạo sự thông thoáng cho tán lá.

Trị bằng các loại thuốc diệt nấm như  Indiavil 5SC, Physan 20SL, Actinovate 1SP hayBinhnavil 50SC theo đúng chỉ dẫn ở bao bì.

5.BỆNH GỐC HỒNG

Do nấm Corticium salmonicolar gây ra. Nấm tạo những mảng màu hồng trên vỏ cành, đôi khi có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành nhiễm bệnh nặng sẽ khô chết.
Cách phòng trị: Cắt tỉa cành tạo cho cây được thoáng, cắt bỏ những cành bệnh.

Phun Do.one 250 SC, Physan 20SL theo liều lượng khuyến cáo.

SÂU GÂY HẠI

1. SÂU ĐỤC TRÁI(Dichcrosis punctiferalis)

Không phải chỉ những trái sầu riêng khi còn non mà cả trái đã lớn vẫn bị sâu đục trái phá hoại khiến mùa màng bị thiệt hại rất nhiều. Sâu đục trái sầu riêng thường xuất hiện ở những chùm to chi chít những trái, khiến nhiều trái bị rụng; trái nào còn đủ sức bám vào cuống được thì cũng méo mó biến dạng…
Phòng ngừa bệnh này bằng cách tỉa bỏ bớt trái trong những chùm to: như trái dị dạng, trái còi cọc, trái bị sâu để những trái sởn sơ còn lại có đủ không gian để nảy nở và tránh được nạn bị sâu đục trái tấn công.

Trừ loại sâu đục trái phải dùng thuốc trừ sâu Cyrux 25EC hoặc thuốc Megashield 525EC, Apphe 40ECmới hiệu quả.

2. SÂU ĐỤC CÀNH (Zeuzera coffeae)

Sâu non đục vào bên trong ngọn cành làm chết khô. Ngài hoạt động chủ yếu vào chiều tối.
Cách phòng trị: Tiêm các loại thuốc trừ sâu vào lỗ đục của sâu rồi bịt kín bằng đất sét. Dùng mốc sắt để bắt sâu. Cắt bỏ những cành khô chết.

Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn như Tư Ếch 800WG, Losmine 5G, Losmine 66WP để phun, rải hoặc nhét vào các lỗ sâu đục.

 

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoai: 02693.820.823    –    Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email:Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiephoangminh1 – Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.