Một vụ mùa sầu riêng bội thu là kì vọng của rất nhiều nhà vườn. Để đạt được, bà con cần trang bị đầy đủ kiến thức về các giai đoạn trồng và chăm sóc cây. Kính mời bà con cùng Hoàng Minh tìm hiểu về quá trình phát triển bông sầu riêng và biện pháp chăm sóc trong từng giai đoạn này nhé!
Trong quá trình phát triển bông sầu riêng, từ khi mắt cua hình thành bông đến khi đậu trái sẽ trải qua 9 giai đoạn bao gồm: Trứng cá, mắt cua, đầu đũa, nút áo cổ, viên bi, đầu nhọn, xé cánh trắng, nở, nòng nọc, trứng gà, lon sữa, thu hoạch.

Dựa trên các giai đoạn trong quá trình phát triển bông sầu riêng, Hoàng Minh hướng dẫn bà con chăm sóc theo 3 giai đoạn là: Dưỡng mắt cua, dưỡng bông và dưỡng quả sau đậu.
1. Giai đoạn dưỡng mắt cua trong quá trình phát triển bông sầu riêng (Trứng cá → mắt cua)
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển bông sầu riêng. Mắt cua thường xảy ra các hiện tượng là mắt cua bị khô đen, nín, mắt cua hình thành bông phướn. Bà con tiến hành xử lý theo từng trường hợp như sau:
1.1 Mắt cua nhú nhưng đen trở lại và đi vào trạng thái ngủ

Tác nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do điều kiện thời tiết thay đổi, chuyển gió đột ngột hoặc do sâu rầy, nấm hại.
Bà con tiến hành phun KNO3 (2 kg/ 200 lít) kết hợp với Chuyển Mầm Hoàng Minh (500ml/400 lít). Phun 1 lần lên dạ cành và không phun lên lá để mắt cua nhú đồng loạt.
1.2 Mắt cua hình thành bông phướn hoặc ra toàn lá

Mắt cua có xu hướng phát triển thành bông lá khi bà con tưới sớm hoặc gặp mưa. Lúc này, bà con tiến hành phun Chuyển Mầm Hoàng Minh nồng độ 500ml/400 lít nước để khắc phục các hiện tượng mắt cua hình thành bông phướn.
2. Giai đoạn dưỡng bông trong quá trình phát triển bông sầu riêng (Đầu đũa → Đầu nhọn)
Trong quá trình phát triển bông sầu riêng, giai đoạn dưỡng bông kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng. Bà con cần bổ sung đầy dủ dinh dưỡng để bông mập, khỏe và tăng tỷ lệ đậu trái. Ở giai đoạn này, khi quá trình thụ phấn không hoàn chỉnh, trái sầu riêng sau đậu sẽ gặp hiện tượng méo mó, biến dạng.

Để sự thụ phấn diễn ra đầy đủ, cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Hạt phấn khỏe, giàu sức sống.
- Vòi nhụy cương lâu. Bởi nếu sầu riêng nở hoa khi bao phấn tung hạt phấn thì bậu nhụy đã tàn lụi, nên sự tự thụ phấn rất kém.
- Màu sắc hoa phải thực sự hấp dẫn côn trùng như ong mật để thụ phấn giúp.
Bà con cần làm tốt 2 nhiệm vụ là dưỡng bông khoẻ, tăng tỷ lệ đậu trái và quả đều đẹp, hạn chế méo mó trái non. Lúc này, Hoàng Minh khuyến nghị phun định kỳ cặp đôi Rạng Bông (gồm Ra Hoa Hoàng Minh và Canxibo Gel Sữa Vàng) 15 ngày/lần. Bà con tiến hành phun kỹ lên bông và lá.
Cặp đôi Rạng Bông có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung và vi lượng giúp bông mập, tránh hiện tượng vàng bông. Hoa bung đồng loạt, phát hoa sáng giúp thu hút côn trùng đến thụ phấn, khắc phục hiện tượng méo mó trái sau đậu. Cặp đôi đồng thời cung cấp nguồn Ca và Bo lớn giúp ngăn ngừa rụng bông.

Khi hoa ở giai đoạn đầu đũa, ngoài việc dưỡng bông bà con cần có thêm 1 cơi đọt để bổ sung cho giai đoạn nuôi trái:
- Bà con thúc đọt bằng bộ sản phẩm gồm Canxibo Gel Sữa Vàng và NPK 31-11-11. Nhằm bổ sung hàm lượng đạm cho cây giúp cây đi đọt đồng thời bổ sung dinh dưỡng Ca và Bo giúp đỉnh sinh trưởng phát triển tốt hơn, rễ tơ khỏe hút dinh dưỡng tốt.

- Khi sầu riêng lú đọt hé mũi giáo hoặc đuôi tôm, bà con tiến hành phun bổ sung qua lá Kẽm và Mangan. Việc này giúp kích thích hocmon auxin để các tế bào nở to nhanh hơn, các khớp tách ra cho một bộ lá hoàn chỉnh ra đời.
- Để lá già nhanh và dày bóng hơn, bà con kết hợp phun Magie với Chuyển Mầm Hoàng Minh. Áp dụng phun khi cặp lá chân đã mở (cơi 4 lá) hoặc 2 cặp lá mở (cơi 6 lá trở lên).
Lưu ý: Từ giai đoạn đầu nhọn đến khi xả nhị đậu trái, bà con giảm lượng nước tưới xuống còn 1/3 so với bình thường. Ở thời điểm xả nhị, bà con không tác động phun xịt lên bông để tránh ảnh hưởng tới quá trình côn trùng tới thụ phấn. Khi sầu riêng đang ra hoa, những cánh hoa rơi xuống đất là điều kiện lý tưởng để bón chế phẩm Trichoderma – Tốt.

3. Giai đoạn dưỡng quả sau đậu trong trong quá trình phát triển bông sầu riêng (Đậu trái → Thu hoạch)
3.1 Chăm sóc quá trình phát triển bông sầu riêng ở giai đoạn Nòng nọc → Lon sữa

Quá trình phát triển bông sầu riêng, cây rớt hoa đến đậu trái con 2 tuần tuổi là thời điểm quả phát triển từ giai đoạn nòng nọc đến trứng gà. Lúc này, sự rụng trái là không thể tránh khỏi. Đây là sự đào thải sinh lý của cây, những quả khoẻ sẽ được giữ lại phát triển, tình trạng rụng này không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, từ giai đoạn trứng gà tới lon sữa là thời điểm nhạy cảm của sự rụng khi gặp các tác động như tiết đọt mạnh hay có mưa. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc cây cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái hoặc khi bổ sung một lượng nước đột ngột khiến cây bị sốc nước, cuống trái hình thành tầng rời gây rụng.

Cốt lõi của việc quản lý hiện tượng rụng chính là ngăn ngừa hình thành tầng rời. Ở 3 giai đoạn này, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng định kỳ cặp đôi An Tâm (gồm Lớn Trái Hoàng Minh và Canxibo Gel Sữa Vàng) để phun kỹ lên khu vực cuống trái. Nếu trái rụng tự nhiên thì phun 10 ngày/lần, nếu rụng do ngoại cảnh thì phun 2-3 ngày/lần.
Sau 7 tuần đậu trái non, bà con tiến hành bón phân 3 số 15 hoặc 3 số 16 để hỗ trợ trái phát triển.

3.2 Chăm sóc quá trình phát triển bông sầu riêng ở giai đoạn Lon sữa → Thu hoạch

Quá trình phát triển bông sầu riêng ở giai đoạn này, vấn đề rụng không còn là trở ngại. Bà con cần chú trọng đến chất lượng quả. Đây là giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng để tăng kích thước quả, hình thành và phát triển nhân.
Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun bổ sung cặp đôi Thịnh Vượng (gồm Lớn Trái Hoàng Minh và Kalibo Hoàng Minh). Cặp đôi Thịnh Vượng giúp bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng, vitamin cùng nguồn kháng sinh Chitosan giúp ngăn ngừa thối trái do nấm Phytophthora. Trái lớn căng 3 chiều đầy hộc, dẻo cơm và không bị sượng cháy múi.
Giai đoạn 100 ngày, bà con kết hợp phun Lớn Trái Hoàng Minh và K76 để trái sầu riêng đầy học và vô cơm nhanh hơn.
Về phân bón gốc cho giai đoạn trái lớn phát triển nhân, bà con bổ sung phân Kali sunfat cho cây với liều lượng 1kg/gốc.
Lưu ý: Trước thu hoạch 1 tuần, bà con nên tạo khô hạn vùng rễ để tăng chất lượng cho trái sầu riêng, dẻo cơm, tránh hiện tượng cơm bị mềm, ẩm ướt.

3.3 Quản lý đọt trong quá trình phát triển bông sầu riêng ở giai đoạn nuôi trái
Trong giai đoạn nuôi trái của quá trình phát triển bông sầu riêng, việc cây ra đọt non sẽ có tác động đến cây trồng. Tùy vào mỗi giai đoạn, sự tác động sẽ khác nhau như gây cạnh tranh dinh dưỡng khiến trái rụng, chất lượng trái giảm, sượng cơm,…
- Giai đoạn xả nhị → trứng gà: cây đi đọt làm rụng trái dữ dội.
- Giai đoạn trứng gà → lon sữa: Cây đi đọt gây ra hiện tượng giật hộc, méo trái.
- Từ giai đoạn lon sữa trở đi: cây đi đọt không cần lo ngại vấn đề rụng nhưng sẽ gây sượng cơm, lạt cơm cháy múi.
Do đó, bà con cần quản lý tốt cơi đọt trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng trái. Để có phương án quản lý hiệu quả nhất, bà con vui lòng tham khảo thêm bài Quá trình cơi đọt phát triển nhé!
Chăm sóc cây sầu riêng đúng cách sẽ mang lại một vụ mùa bội thu cho nhà vườn. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con tích luỹ thêm kiến thức về kỹ thuật chăm sóc từng giai đoạn trong quá trình phát triển bông sầu riêng. Kính chúc bà con một vụ mùa năng suất!
Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh