Xả nhị sầu riêng là công đoạn rất mẫn cảm trong quá trình làm bông dưỡng trái sầu riêng. Tác động sai sót trong các khâu chăm sóc đều ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng trái sau này.
Hoàng Minh xin đưa ra một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trước và sau giai đoạn xả nhị để nuôi bông khỏe tăng khả năng đậu trái cũng như đối phó với hiện tượng rụng trái do đi đọt hay sốc mưa đầu mùa.
Trước giai đoạn xả nhị sầu riêng (dưỡng bông)
1. Dinh dưỡng cho sầu riêng
Khi mắt cua cho các nụ hoa tròn chưa nên vội mừng sớm, cần tập trung dưỡng bông mập khỏe, kiểm soát rụng bông để có được sự đậu trái ổn định. Muốn vậy cần có nhiều amino acid và các vitamin cũng như trung vi lượng đầy đủ.
Trái sầu riêng bị méo mó, biến dạng, không đều hộc là do quá trình thụ phấn diễn ra không hoàn toàn chỉnh.
Để sự thụ phấn đầy đủ cần 3 điều kiện sau:
- Hạt phấn khỏe, giàu sức sống
- Vòi nhụy cương lâu. Bởi sầu riêng nở hoa khi bao phấn tung hạt phấn thì bậu nhụy đã tàn lụi, nên sự tự thụ phấn rất kém.
- Màu sắc hoa thực sự hấp dẫn côn trùng như ong mật thụ phấn giúp
Để hoàn thành các yêu cầu trên, bạn sử dụng cặp đôi Ra Hoa và Canxibo Gel Sữa Vàng, không chỉ giúp trái đậu tròn đầy mà còn giúp cuống bông chắc chắn hơn.
Liều dùng: cặp đôi mỗi chai 500ml pha cho 400 lít nước phun lên bông và lá
Giúp cây sầu riêng lấy thêm cơi đọt:
Sầu riêng đi thêm 1 cơi đọt là yêu cầu tối thiểu để quản lý trái về sau tốt hơn.
Nên chọn phân có hàm lượng đạm cao như 16-16-8 hoặc 20-10-10 kết hợp humic và hữu cơ để kích thích cây ra đọt và phát triển lá non.
Tại sao cần có nền hữu cơ? Bởi việc này giúp cây tránh các hiện tượng sốc nước khi mưa đầu mùa lúc sầu đậu trái con
2. Tưới nước
Khi mắt cua sáng rõ, bạn tưới nước đều tránh ngắt quảng gây sốc nước cây rụng bông.
Lượng nước nên 100 -150 lít / cây; thời gian tưới 10-15 phút; tần suất tưới 2-3 ngày tưới 1 lần
Trong khoảng 4 ngày trước và sau xả nhị bạn cắt giảm lượng nước còn 2/3 khi bình thường.
3. Phòng ngừa sâu bệnh
* Bệnh thán thư
– Sử dụng thuốc có hoạt chất như hexaconazole, propineb, azoxystrobin để quản lý.
Hoàng Minh khuyến nghị Apollo theo liều lượng 1 lít/400 lít.
* Rầy xanh, Bọ cánh cứng
Sử dụng thuốc có hoạt chất: Imiadacloprid, thiamethoxam quản lý rầy xanh. Hoạt chất Buprofezin ức chế trứng.
Đối với bọ cánh cứng ăn lá và ăn bông, có thể dùng nhóm Fenobucarb hay emamectin benzoate….
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng Alexander 777 theo liều lượng 450 ml/ 400 lít.
* Nhện đỏ
– Sử dụng thuốc có hoạt chất: Propargite, Pyridaben, Profenofos, Fenpropathrin,…
– Hoàng Minh khuyến nghị Sạch Nhện, Dr Nhện theo liều lượng 1 chai pha cho 200 lít nước.
Làm gì khi hoa nở
Lượng nước tưới giảm còn 2/3 so với bình thường.
Không tác động phun xịt gì để thu hút côn trùng tới thụ phấn.
Những cánh hoa rơi xuống đất là điều kiện lý tưởng để bón chế phẩm Trichoderma-Tốt. Bởi dịch mật từ hoa là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho tập đoàn nấm trichoderma phát triển mạnh. Một khi các chủng nấm và xạ khuẩn có lợi phát triển sẽ ức chế tuyến trùng và các nấm hại cây như phytopthora, fusarium, Pythium.
Ngoài ra giúp hệ đất tơi xốp, thoáng khí; điều kiện lý tưởng tránh rễ cây bị ngộp oxy, hay sốc mưa, sốc nhiệt
Giai đoạn sau xả nhị sầu riêng (chăm sóc sầu riêng từ xả nhị đến đậu trái con 4 tuần tuổi)
1. Chống rụng sau xả nhị sầu riêng
Giai đoạn này sự rụng là không thể tránh khỏi. Bởi đó là sự đào thải sinh lý tự nhiên của cây trồng
Giai đoạn này nếu gặp tiết đọt mạnh hay có mưa thì rụng sẽ càng dữ dội hơn. Điều này bởi tầng rời hình thành.
Để tránh hình thành tầng rời, sử dụng cặp đôi An Tâm (Lớn Trái Hoàng Minh và Canxibo Gel Sữa Vàng) phun kĩ lên khu vực cuống trái.
Nếu rụng tự nhiên thì tần suất 10 ngày phun 1 lần; nếu rụng do ngoại cảnh thì tần suất 2-3 ngày phun 1 lần.
Sở dĩ cặp đôi An Tâm làm nhiệm vụ chống rụng hoàn hảo là do bên cạnh Boron và Canxi hàm lượng cao giúp cuống dai chắc chắn. Cặp đôi này còn bổ sung nguồn hocmon tự nhiên auxin và cytokinin nên kìm hãm hocmon ABA hay ethylene, do vậy chống hình thành tầng rời
2. Đối phó cây đi đọt
Trên thực tế nhiều vườn gặp tình trạng cây vừa xả nhị, đậu trái thì đi đọt nhất là khi nhận tín hiệu từ những cơn mưa đầu mùa. Nhiều vườn tìm cách hãm đốt đọt mà không phân tích rõ nguyên do. Thực tế năng lượng cho trái mới đậu tiêu tốn không nhiều so với các giai đoạn sau. Bạn không thể kìm hãm đọt suốt 4 tháng nuôi trái, như vậy cây sẽ không đủ bộ lá nuôi trái. Việc đốt hãm liên tục làm cây suy yếu, trái méo mó, lì gai, đỏ gai và sượng cơm.
Nếu giai đoạn mắt cua bạn chưa kéo thành công một cơi đọt và giai đoạn này cây đi đọt là vấn đề nan giải.
Việc chống rụng đã có cặp đôi An Tâm ở trên. Việc của bạn là rút ngắn thời gian cho bộ lá thành thục để làm nguồn cung cấp năng lượng cho trái thay vì cạnh tranh với trái.
Để giúp bộ lá mở nhanh thì sử dụng đạm cao kèm với vi lượng kẽm. Amino acid đóng vai trò là chất điều hòa giúp cây đỡ mất năng lượng.
Sau khi 2 cặp lá chân đã mở, bạn phun Magie kèm Chuyển Mầm (500ml/ 600 lít nước) để giúp bộ lá già nhanh.
Các thao tác này bạn nên phun lên tán lá không phun lên trái và duy trì tần suất 2-3 ngày 1 lần. Chăm sóc sầu riêng đòi hỏi kỹ thuật cần có tính kiên trì nhẫn nại.
3. Nước tưới
Bốn ngày sau xả nhị nhà vườn tưới nước lại bình thường và tăng dần lượng nước.
4. Tỉa trái sầu riêng
Sau khoảng 20-25 ngày sau đậu trái nhà vườn nên tỉa trái non lần đầu: tỉa trái bị méo mó, chùm hay cành có nhiều trái.
Không nên để trái ở những cành có kích thước nhỏ, khả năng nuôi trái kém và có thể làm chết cành.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại
Tương tự như giai đoạn trước xả nhị
Lưu ý để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã
Trên đây là những kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trước xả nhị đến trái đậu 4 tuần tuổi.
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn mang trái giúp trái lớn, tròn trái, xanh gai đầy học, chống sượng cơm cháy múi. Hoàng Minh sẽ hướng dẫn trong các bài viết tiếp theo.
ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh