TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN RỤNG TRÁI SẦU RIÊNG

Hiện tượng rụng trái non là nỗi lo ngại của nhiều nhà vườn mỗi vụ làm bông. Bởi làm trái đã khó, việc giữ được trái còn khó hơn nhiều lần. Hãy cùng Hoàng Minh tìm hiểu về những nguyên nhân làm rụng trái sầu riêng và cách chăm sóc trái hiệu quả nhé!

Trái sầu riêng sau đậu bị rụng do nhiều yếu tố tác động: Rụng sinh lí, cây đi đọt, thiếu nước, dinh dưỡng, thời tiết bất lợi,…

1. Rụng trái sầu riêng sinh lí

Đây là một cơ chế tự nhiên của cây sầu riêng khi bông đậu trái nhiều. Cây không đủ khả năng nuôi dưỡng, những trái phát triển kém sẽ bị đào thải.

rụng trái sầu riêng
Thời điểm cây dễ bị rụng sinh lý

Hiện tượng rụng trái sầu riêng sinh lí này thường xảy ra ở giai đoạn xả nhị đến rớt đuôi sầu riêng (xả nhị đến 2 tuần sau đậu). Tình trạng này không làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất của cây trồng.

Biện pháp quản lý:

Rụng trái sinh lý tuy không làm ảnh hưởng tới năng suất nhưng cần hạn chế tình trạng quả non rụng quá nhiều để thúc trái lớn nhanh. Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun định kì cặp đôi An Tâm (gồm Lớn Trái Hoàng MinhCanxibo Gel Sữa Vàng) định kì 15 ngày/ lần. Cung cấp cân đối dinh dưỡng thúc lớn trái và kiểm soát rụng trái con

2. Rụng trái sầu riêng do tác động của đọt

Sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự rụng trái sầu riêng. Hai giai đoạn nhạy cảm của sự rụng khi cây đang nuôi trái, cây đi đọt gây nên là:

  • Từ khi xả nhị – giai đoạn trứng gà: Đi đọt làm rụng trái non dữ dội.
  • Từ giai đoạn trứng gà đến lon sữa: Cây đi đọt sẽ gây hiện tượng giật hộc, rụng trái, méo trái.
rụng trái sầu riêng
Đi đọt khi cây đang nuôi trái

Lý giải cho hiện tượng cây đi đọt gây rụng trái sầu riêng là do cây trồng sẽ luôn luôn ưu tiên dinh dưỡng nuôi đọt phát triển trước. Cùng lúc đó cây mang quả sẽ không được đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để trái lớn. Khi đó, sự rụng chắc chắn sẽ xảy ra và đây là quy luật tất yếu để duy trì sự sống của cây.

Biện pháp quản lý:

Để quản lý cơi đọt sầu riêng hiệu quả, bà con có hai cách tác động thuận và nghịch. Bà con tùy vào điều kiện thực tế để lựa chọn phương pháp tối ưu.

  • Tác động thuận với mục đích cho cây ra nhiều đọt, đọt mập và khỏe. Thao tác này được áp dụng trong trường hợp quản lý đọt sau thu hoạch và thời điểm mắt cua nhú.
rụng trái sầu riêng
Quản lý đọt theo phương pháp tác động thuận
  • Tác động nghịch được áp dụng trong trường hợp cây đang xả nhị (đậu trái con) hoặc giai đoạn nuôi trái thì cây đi đọt. Việc đọt nhú ở thời điểm này sẽ làm trái rụng, ảnh hưởng tới chất lượng trái (trái bị sượng cơm, cháy múi).
rụng trái sầu riêng
Quản lý đọt theo phương pháp tác động nghịch

Ở giai đoạn 1, 2, 3: bà con phun Chuyển Mầm Hoàng Minh với mục đích ngăn chặn cây đi đọt.

Ở giai đoạn 4, 5, 6: bà con phun Chuyển Mầm Hoàng Minh có tác động làm cơi có lá non hẹp, bộ lá già nhanh hơn và hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với trái và giảm rụng trái con.

>>Xem thêm: Quản lý quá trình phát triển cơi đọt sầu riêng

3. Rụng trái sầu riêng do cây bị mất cân đối dinh dưỡng

Đối với mọi loại cây trồng, giai đoạn nuôi trái luôn là thời kì cần lượng dinh dưỡng lớn nhất. Ở thời điểm này, cây tiêu hao nhiều năng lượng để hỗ trợ sự phát triển trái. Bổ sung cân đối các nguyên tố dinh dưỡng là lựa chọn hàng đầu để tránh hiện tượng trái kém phát triển và rụng trái con.

Nguyên tố đặc biệt quan trọng để duy trì độ dai, chắc khỏe cuống và liên quan mật thiết đến sự rụng là canxi. Một nhân tố không nằm trong nhóm dinh dưỡng đa lượng thiết yếu N,P,K nhưng lại có vai trò quan trọng quyết định năng suất vụ trồng. Canxi có vai trò như một chất kết dính các tế bào, khi không đủ lượng mà cây cần, cuống trái sẽ kém chắc, tầng rời hình thành và sự rụng bắt đầu.

rụng trái sầu riêng
Tầng rời hình thành, sự rụng trái bắt đầu xảy ra

Tuy quan trọng nhưng nếu chỉ bổ sung mỗi Ca mà thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khác thì sẽ không đạt hiệu quả cao trong quá trình giữ trái, bởi các nguyên tố có sự tương hỗ lẫn nhau.

Biện pháp quản lý:

Để quản lý tốt trường hợp này, tránh rụng trái sầu riêng, Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun định kì cặp đôi An Tâm (gồm Lớn Trái Hoàng MinhCanxibo Gel Sữa Vàng) ngay từ giai đoạn trái xả nhị. Cặp đôi cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa trung vi lượng giúp thúc lớn trái. Ngoài ra cặp đôi không chỉ cung cấp nguồn Ca, Bo lớn cho cây mà còn bổ sung nguồn hocmon tự nhiên auxin và cytokinon nên kìm hãm hocmon ABA (ethylene), giúp ngăn chặn hình thành tầng rời và kiểm soát rụng trái.

rụng trái sầu riêng
Cặp đôi An Tâm giúp kiểm soát rụng trái

4. Rụng trái sầu riêng do sốc nước

Ở giai đoạn xả nhị, bà con giảm lượng nước tưới xuống 2/3 so với lượng tưới bình thường. Đến thời điểm đậu trái con, khi tiến hành bổ sung nước cho cây thì nhà vườn tưới sai cách, bổ sung lượng nước lớn đột ngột nên rễ sẽ bị sốc nước, làm rụng quả non. Đây là cơ chế phản vệ tự nhiên của cây.

Biện pháp quản lý:

Để hạn chế tình trạng này, sau khi xả nhị đậu trái ổn định, bà con tiến hành tưới tăng dần lượng nước, để rễ thích nghi dần với độ ẩm. Ngoài ra một hệ đất tơi xốp, thoáng khí là điều cần thiết lúc này. Hoàng Minh khuyến nghị bà con bổ sung Trichodema – Tot để cải thiện đặc tính đất, đồng thời bổ sung các nấm có lợi để tăng tính kháng cho rễ.

rụng trái sầu riêng
Trichodema – Tot cải thiện đặc tính đất và tăng tính kháng cho rễ

5. Rụng trái sầu riêng do sâu bệnh hại tấn công

Sâu bệnh hại là một nhân tố quan trọng quyết định sự rụng trái sầu riêng: rệp sáp, sâu đục quả, thối trái,…

5.1 Sâu đục trái gây rụng trái sầu riêng

Sâu đục trái có tên khoa học là Conogethes punctiferalis. Sâu gây hại trên mọi giai đoạn của trái (từ lúc trái non đến khi thu hoạch).

Bướm đẻ trứng trên vỏ hoặc cuống quả non. Khi sâu nở sẽ đục từ ngoài vỏ vào bên trong trái và đùn chất thải nâu đen ra ngoài lỗ đục.

Sâu đục tạo thành các vết thương hở là điều kiện cho nấm xâm nhập (Phytopthora,…) gây hại trên trái. Ở giai đoạn quả non, nếu bị sâu đục tấn công sẽ gây rụng trái non.

rụng trái sầu riêng
Sâu đục trái gây hại trên trái sầu riêng

5.2 Rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp gây hại cho sầu riêng có tên khoa học là Pseudococcus spp.

Rệp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng làm quả phát triển kém. Nếu không quản lý kịp thời, rệp gây hại nghiêm trọng làm cho trái non dễ bị rụng, sượng trái.

Chất thải của rệp sáp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Khi trái bị rệp tấn công sẽ làm giảm chất lượng, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.

rụng trái sầu riêng
Rệp sáp bám trên bề mặt trái non

Biện pháp quản lý:

Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng sản phẩm Alexander với cơ chế tác động diệt sâu hại tổng hợp qua 4 con đường: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi và lưu dẫn. Thuốc chứa bộ 3 hoạt chất tiên tiến nhất:

  • Fenobucard: dập dịch khi rầy có mật độ cao.
  • Thiamethoxam: nội hấp mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở.
  • Buprofezin: ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác, giảm khả năng sinh đẻ và nở trứng.

Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực, bà con cần kết hợp với Xích Thố Mã.

5.3 Rụng trái sầu riêng do thối trái

Bệnh thối trái sầu riêng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, sương mù nhiều, độ ẩm cao, do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

Trên trái lúc đầu là chấm đen sũng nước, sau lan rộng ra tạo nên mảng lớn dính ướt và hư thối. Trên vùng nhiễm bệnh xuất hiện các sợi tơ màu trắng. Nếu tấn công ở giai đoạn trái non sẽ làm hư và rụng trái.

rụng trái sầu riêng
Bệnh thối trái sầu riêng

Biện pháp quản lý:

  • Để quản lý bệnh thối trái sầu riêng, bà con sử dụng thuốc có hoạt chất Dimethomorph hoặc Fosetyl aluminium. Hoàng Minh khuyến nghị bà con dùng luân phiên Agofast, Libero để phòng trị bệnh hiệu quả.
  • Đối với bệnh thối trái, bà con cần xác định vị trí bệnh để có cách xử lý đúng:
Vị trí thối trái Nguồn bệnh Cách xử lý
Thối ở hông trái Nấm Phytophthora phát tán qua không khí và bám vào trái gây hại Tiến hành phun thuốc lên đều bề mặt trái trên vườn
Thối từ cuống trái Nấm phytophthora tấn công từ rễ theo mạch dẫn gây nứt thân xì mũ và thối trái – Tiến hành đào lộ từ cổ rễ ra 30cm, đổ thuốc để trị nấm
– Cạo sạch vết bệnh trên thân sau đó quét thuốc
Thối đuôi trái Nấm có thể di chuyển từ không khí hoặc từ mặt đất bị nước mưa bắn lên Tiến hành phun thuốc lên đều bề mặt trái trên vườn

Hiện tượng rụng trái sầu riêng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân cũng đều có cách biện pháp xử lý khác nhau. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con quản lý hiện tượng rụng trái hiệu quả. Chúc bà con một vụ mùa sầu riêng đạt năng suất cao.

Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.