Tổng quan về cây sầu riêng

 

1. Cây sầu riêng (Durio zibethinus L.):

Cây sầu riêng là cây nhiệt đới họ Gạo (Bombacaceae), trong Chi Durio.

Người ta thường dùng những cụm từ sau để mô tả về sầu riêng: “vua của các loại trái cây”, “trái cây của các vị thần”, “đồ ăn ngon nhất trên trái đất”,…

Đối với một số người, sầu riêng có một mùi thơm dễ chịu, rất hấp dẫn. Người ta có thể hà hít nó trước khi thưởng thức và yêu mến nó đến mức đưa cả vào trong kiến trúc như Nhà hát trên vịnh mang tên “The Durian – Sầu riêng” (Singapore) hoặc như thủ đô Jakarta, Indonesia lấy “The Big Durian” làm biệt danh (nickname).

phan bon dau trau


Một nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Jia-Ziao Li đã tìm thấy rất nhiều các hợp chất (khoảng 50 hợp chất, trong đó có 8 không được phát hiện trước đó và 4 hoàn toàn xa lạ) dễ bay hơi trong đó có este, xeton và các hợp chất lưu huỳnh khác nhau. Tuy nhiên, không có một hợp chất chính nào quyết định mà thay vào đó là hỗn hợp các hợp chất khác nhau gây ra mùi đặc biệt đó. Mùi này có thể kéo dài trong vài ngày đã dẫn đến nó bị cấm trong các khách sạn và trên các phương tiện giao thông công cộng ở một số nước Đông Nam Á.
1,5Tuy nhiên, có những người lại cảm nhận một mùi đến khó tả: mùi hôi thối của sự phân hủy, mùi nước thải chưa xử lý. Tiểu thuyết gia Anthony Burgesswrites cho rằng ăn sầu riêng “giống như ăn caramen (bánh flan) mâm xôi trong nhà vệ sinh”. Theo nhà văn Richard Sterling: “… mùi của nó được mô tả rõ nhất là mùi phân lợn, nhựa thông và hành tây thối hoặc nói một cách mỹ miều là mùi chiếc tất trong phòng tập thể dục. Nó cũng có thể được cảm nhận là mùi của bãi rác”.1

Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nó được cho là có nguồn gốc từ Borneo* và Sumatra.6,7 Cũng có một số cuộc tranh luận về việc liệu sầu riêng có nguồn gốc từ Philippines, đặc biệt là khu vực Davao ở đảo Mindanao.

Vùng xanh dương được coi là xuất xứ của sầu riêng.

Ngoài Malaysia, Indonesia, thì sầu riêng hiện được trồng khá phổ biến ở Thái Lan, Philipines, Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ, Papua New Guinea, quần đảo Polynesia, Madagascar, miền nam Trung Quốc (đảo Hải Nam), miền bắc Australia và Singapore.

Ở Việt Nam, người ta chủ yếu trồng ở một số tỉnh phía Nam: Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Dương, Vĩnh Long và Cần Thơ. Nhưng cũng có một số diện tích ở vùng cao nguyên ở tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông,… có độ cao khoảng 600 đến 1.000 m.6,7

Sầu riêng với số lượng ít cũng thấy ở Jamaica, Honduras, Puerto Rico, Trinidad và Hawaii. Nó cũng đã được đưa vào Tahiti và Ponape**. 3

Mặc dù sầu riêng là không có nguồn gốc từ Thái Lan, nhưng nước này hiện là một trong những nhà xuất khẩu sầu riêng lớn nhất. Xếp sau là Malaysia, Indonesia và Philippines. Phần lớn lượng sầu riêng được xuất khẩu đi Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông, Singapore và Canada. Trong mùa thu hoạch, sầu riêng có thể được tìm thấy trong các siêu thị chủ đạo của Nhật Bản, trong khi ở phương Tây chúng được bán chủ yếu do khách hàng châu Á.

Sầu riêng được biết ở Đông Nam Á từ lâu nhưng phương Tây chỉ biết đến nó trong khoảng 600 năm gần đây. Những tài liệu về sầu riêng mà người châu Âu biết đến qua báo cáo của Niccolò Da Conti (người đi du lịch đến Đông Nam Á trong thế kỷ 15), của bác sỹ người Bồ Đào Nha Garcia de Orta mô tả sầu riêng trong “Colóquios dos Simples e Drogas da India” năm 1563, của nhà thực vật học người Đức Georg Eberhard Rumphius trong cuốn “Herbarium Amboinense” năm 1741.1,4

Sầu riêng là một trong những loại quả cung cấp nhiều năng lượng (147Kcal), khoáng chất và vitamin cần thiết cho con người.

Lượng dinh dưỡng (trong 100g) như sau: Năng lượng 147Kcal; Tinh bột 27.09g; Chất xơ 3.8g; Chất béo 5.33g; Protein 1.47g; Vitamin A 44IU; Thiamine B1 0.374mg; Riboflavin B2 0.2mg; Niacin B3 1.074mg; Vitamin B6 0.316mg; Folate B9 36µg; Viatmin C 19.7mg; Pantothenic acid B5 0.23mg; Canxi 6mg; Đồng 0.207mg; Sắt 0.43mg; Magie 30mg; Mangan 0.325mg; Phospho 39mg; Kali 436mg; Canxi 2mg; Kẽm 0.28mg; Nước 65g (Nguồn: USDA National Nutrient Database).

Các loại đường trong quả như fructose và sucrose dễ được cơ thể hấp thụ. Mặc dù có chứa một lượng tương đối cao các chất béo, nhưng đó là chất béo bão hòa và không tạo ra cholesterol. Sầu riêng rất giàu chất xơ có ích trong tiêu hóa và bảo vệ màng nhầy ruột kết bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với độc tố, từ đó loại bỏ các hóa chất gây ung thư từ ruột. Quả giàu vitamin C nên giúp cơ thể phát triển chống lại các tác nhân gây bệnh và sàng lọc các gốc tự do có hại. Nhóm B-complex vitamin trong quả là một nguồn hợp chất tuyệt vời cho sức khỏe. Hơn nữa, nó cũng chứa các khoáng chất như mangan, đồng, sắt và magiê. Mangan được cơ thể sử dụng trong các enzym chống oxy hóa, superoxide dismutase. Sắt là cần thiết cho hemoglobin của tế bào máu đỏ. Quả sầu riêng tươi rất giàu kali (một chất điện phân cần thiết bên trong tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp). Hàm lượng kali cao của trái cây cũng có thể giúp giảm mệt mỏi và giải tỏa căng thẳng tinh thần và lo lắng.

Sầu riêng cũng chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu, tryptophan (còn gọi là “thuốc ngủ tự nhiên”). Tryptophan trong con người sẽ chuyển hóa thành serotonin và melatonin (hai hóa chất thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc khởi đầu giấc ngủ và làm dịu kích thích thần kinh).

Sầu riêng có thể sử dụng tươi hoặc qua chế biến thành các loại sản phẩm khác nhau: bánh, kẹo, kem, sữa,… Lá non và chồi của sầu riêng được nấu chín như rau xanh. Người ta ăn các cánh hoa của hoa sầu riêng (tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia). Tại Thái Lan, sầu riêng thường được dùng ăn tươi với gạo nếp ngọt. Malaysia làm cả mứt có đường và muối từ sầu riêng.

Vỏ quả sấy khô được đốt để chế biến cá xông khói với một hương vị hấp dẫn. Đôi khi tro của vỏ quả được dùng để tẩy trắng lụa hoặc sử dụng làm các loại bánh đặc sản. Gỗ được sử dụng làm cột buồm và nội thất cho người Malaya. Thịt quả được coi như một loại thuốc giun. Trong cộng đồng người Malaya, nước sắc của lá và rễ được coi như một thứ giải nhiệt. Nước sắc của lá và hoa quả được áp dụng điều trị cho những vết sưng và bệnh ngoài da. Nước ép lá áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị sốt,…

Cư dân trên đảo Java (Indonesia) tin rằng sầu riêng có khả năng tăng cường ham muốn tình dục. Chính vì thế có câu: “sầu riêng rơi xuống thì sarong đi lên”. (Sarong là một loại trang phục dân tộc của cư dân ở một số nước Đông Nam Á).

***

Sầu riêng là một loại cây thân gỗ nhiệt đới điển hình. Tuy nhiên, nó cũng thích ứng với nhiệt độ thấp. Quá trình hình thành hoa sẽ thuận lợi nếu nhiệt độ 14 – 16°C trong vòng 5 – 7 ngày và mặc dù lá bị rụng nhưng có thể sống ở nhiệt độ ≤ 10ºC .6,8  Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của sầu riêng 24°C – 30°C.9 Nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ bị hạn chế nếu nhiệt độ trung bình hàng tháng là 22ºC.8

Sầu riêng cần độ ẩm không khí cao, khoảng 75 – 80%. Độ ẩm thấp sẽ là nguyên nhân gây ra cháy lá. Tuy nhiên, độ ẩm quá cao trong mùa mưa sẽ kích thích thối rễ và thối thân.Cây cần lượng mưa dồi dào.3,6,8,9 Nó phát triển tốt trên lãnh thổ có lượng mưa trung bình 1.600 đến 4.000 mm mỗi năm. Tuy nhiên, tổng lượng mưa trung bình phân bố suốt cả năm là khoảng 3.000 mm là thích hợp nhất.Sầu riêng không thể chịu đựng được nếu không mưa liên tục từ 3 tháng trở lên (trừ khi tưới đầy đủ).9

Các thời điểm quan trọng nhất đối với nước cho cây sầu riêng là ra hoa và đậu quả. Nhưng trong giai đoạn ra hoa, mưa có thể gây hại vì nó là nguyên nhân gây ra thối và rụng hoa. Trời mưa quá nhiều cũng tác động xấu đến quả. Ở những nơi khá gần với đường xích đạo (như Malaysia) sầu riêng cần 3 – 4 tuần có thời tiết khô hạn và vùng đất quanh rễ tương đối khô là cần thiết để kích thích ra hoa. Nếu không có khoảng thời gian đủ khô này khả năng mất mùa là cao.

Sầu riêng thích hợp đất sét pha có độ mùn cao, thoát nước tốt, pH khoảng 5.0 – 7.0. Đất sét nặng không thích hợp cho trồng loại cây này. Cây sầu riêng đòi hỏi một khí hậu nhiệt đới và sẽ không phát triển tốt ở những vùng trên 1000m so với mực nước biển. Độ cao thích hợp nhất là khoảng 300m.

Địa hình thuận lợi trồng sầu riêng tốt từ bằng phẳng đến đến hơi dốc (khoảng 10 – 15°). Hệ thống rễ của sầu riêng là rất nhạy cảm với nước đọng vì vậy hệ thống thoát nước tốt là điều cần thiết. Ở những vùng đất bằng thì cần thiết tạo luống sâu không để nước đọng trên bề mặt.

2. Đặc tính thực vật:

Trong số ba mươi loài của Durio thì có chín loài trong số họ đã được xác định là ăn được: D. zibethinus, D. dulcis, D. grandiflorus, D. graveolens, D. kutejensisD. lowianus, D. macrantha, D. oxleyanus và D. testudinarum.1,2

Thân

Cây thân gỗ, đường kính 1 – 2m, chiều cao có thể đạt 40 – 50m nếu mọc từ hạt giống. Với những cây này thường có phần thân mọc thẳng từ gốc với chiều cao 20 – 25m trước khi phân cành. Vỏ cây màu xám hoặc nâu đỏ, thường bị bong theo chu kỳ không xác định. Đối với những cây chiết, ghép thì chiều cao thông thường chỉ 8 – 10m, hiếm khi đạt 12 – 15m.


Lá dài khoảng 8 – 20cm, rộng 2,5 – 7,5 cm. Hình elip đến thuôn dài. Mặt trên là sáng bóng mịn, màu xanh lá cây hoặc vàng sáng. Mặt dưới màu sẫm, đôi khi màu nâu nhưng thường xuyên hơn với một vàng bóng. Lá non thường gấp cong lại theo gân giữa sau đó mới trải rộng ra khi trưởng thành.

Hoa

Hoa có kích thước lớn (50-70 mm dài), được hình thành trong cụm với 3 – 30 hoa trên thân và cành (tuy nhiên chỉ có 1 hoặc 2 quả phát triển từ mỗi cụm hoa đó). Hoa có một đài hoa và năm cánh có lông tơ (hiếm khi bốn hoặc sáu). Hoa lưỡng tính, có một nhụy và nhị trên cùng một hoa.

Phải mất khoảng 3 đến 4 tuần với thời tiết khô hạn là điều kiện cần thiết để kích thích ra hoa. Thời gian một tháng để hoa sầu riêng phát triển từ mầm hoa đến một hoa hoàn chỉnh. Hoa thường nở từ khoảng 15 – 17 giờ đến nửa đêm. Ban ngày hoa thường khép lại.

Sầu riêng có một hoặc hai giai đoạn ra hoa và đậu quả mỗi năm thay đổi tùy thuộc vào loài, giống và địa phương. Hoa có nguồn mật hoa dồi dào và một mùi nặng không dễ chịu như mùi thiu, chua chua lẫn với mùi bơ. Màu sắc của hoa phù hợp với màu sắc của múi trong quả: cánh hoa màu vàng thì tạo ra ruột vàng, cánh hoa màu trắng hoặc đỏ sẽ tạo ra ruột màu trắng hoặc đỏ.

Thụ phấn tự nhiên có thể chỉ vào ban đêm bởi những bông hoa nở vào cuối buổi chiều từ 17 giờ cho đến 6 giờ sáng hôm sau. Nhưng hoa bắt đầu tung phấn vào 19 giờ cùng với việc rơi rụng các bộ phận khác nhau của hoa sau đó và đến 23 giờ chỉ còn lại có nhụy hoa. Những đặc trưng trên của hoa sầu riêng rất thích ứng cho dơi, chim và những loài ong mật khổng lồ thụ phấn. Sầu riêng không thụ phấn nhờ gió.

Quả  

Quả sầu riêng hình thành từ bất kỳ vị trí nào của cây (thân, cành) trong khoảng 85 đến 150 ngày sau khi hoa thụ phấn. Có thể có hình bầu dục hoặc hình tròn. Vỏ ban đầu có màu xanh sau chuyển sang màu nâu. Trọng lượng từ 2 – 5kg và có thể lên đến 8kg. Nó có một vỏ cứng bên ngoài, bao phủ bằng lớp gai dầy đặc. Lớp vỏ dày này bảo vệ quả không bị hư hỏng khi rơi xuống từ một độ cao đáng kể.

Mỗi quả có năm ngăn chứa các múi (có giống chỉ có một ngăn) và có 1 – 7 hạt màu nâu đỏ. Hạt sầu riêng mất khả năng tồn tại một cách nhanh chóng, đặc biệt là nếu tiếp xúc thậm chí một thời gian ngắn dưới ánh sáng mặt trời. Ngay cả trong kho lạnh chúng chỉ có thể được lưu giữ trong 7 ngày.

Các múi quả khác nhau trong hương thơm, hương vị, kết cấu, độ dày và màu sắc (thường là kem màu vàng sang màu cam đậm, nhưng cũng hiếm khi ở một số giống trắng và thậm chí cả màu đỏ tươi) tùy theo giống.


Rễ
Quả thường rụng khi chín. Sau khi rơi quả vẫn còn chín trong khoảng 2 – 4 ngày sau đó. Nhưng chỉ sau 5 – 6 ngày chất lượng suy giảm rõ rệt.

Hệ thống rễ đơn giản. Cây sầu riêng bắt đầu mọc từ hạt giống sẽ có một rễ cái chính đi thẳng xuống từ thân cây và rễ phụ mọc ra từ nó. Hệ thống rễ sầu riêng là rất nông.

Bài viết liên quan

HƯỚNG DẪN CẮT TỈA CÀNH SẦU RIÊNG ĐÚNG KỸ THUẬT

Sầu riêng là cây trồng được nhiều bà con chọn lựa canh tác trong giai...

NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CẦN CHÚ Ý KHI VƯỜN SẦU RIÊNG VÀO MÙA MƯA

Vườn sầu riêng vào mùa mưa sẽ dễ gặp các tác nhân gây hại cũng...

HƯỚNG DẪN ĐUỔI SÓC CẮN PHÁ SẦU RIÊNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN

Trong nhiều năm gần đây, tình trạng sóc cắn phá sầu riêng đã gây thiệt...

THẤU HIỂU NỖI KHỔ NHÀ NÔNG: HOÀNG MINH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ SÂU ĐỤC THÂN SẦU RIÊNG

Sâu đục thân sầu riêng xuất hiện mạnh mẽ vào mùa mưa và chủ yếu tấn...

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Sầu riêng là cây ăn quả lâu năm, có hiệu quả sinh trưởng tốt nếu...

PHÂN BIỆT CÀNH VƯỢT, CÀNH QUẢ VÀ KỸ THUẬT CẮT TỈA CÀNH SẦU RIÊNG ĐÚNG CÁCH

Cây sầu riêng mang lại lợi ích kinh tế cao nên hiện được trồng khá...

CHỐNG RỤNG TRÁI SẦU RIÊNG THEO TỪNG NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ

Sầu riêng là cây trồng đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa...

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ ĐỌT SẦU RIÊNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Tình trạng đọt non phát triển trong giai đoạn nuôi trái, cạnh tranh dinh dưỡng...

PHẢN HỒI TỪ NHÀ VƯỜN SẦU RIÊNG NUÔI TRÁI THÀNH CÔNG NĂM THỨ 3 NHỜ BỘ F5 HOÀNG MINH

Phản hồi từ nhà vườn sầu riêng của chị Gia Linh tại Bình Phước. Đây...

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ ĐỌT NON TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

Cây sầu riêng đi đọt trong giai đoạn nuôi trái là mối quan tâm hàng...

NHỮNG HIỆN TƯỢNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG ĐÁNG ĐƯỢC QUAN TÂM

Sầu riêng gần như là loại trái cây đứng đầu cả về hương vị lẫn...

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN RỤNG TRÁI SẦU RIÊNG

Hiện tượng rụng trái non là nỗi lo ngại của nhiều nhà vườn mỗi vụ...

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BÔNG SẦU RIÊNG

Một vụ mùa sầu riêng bội thu là kì vọng của rất nhiều nhà vườn....

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỌT SẦU RIÊNG

Rất nhiều bà con quan ngại về quá trình phát triển của đọt sầu riêng...

Cách nhận biết và xử lý đốm rong trên sầu riêng

Đốm rong là bệnh thường gặp trên cây sầu riêng. Đặc biệt vào giai đoạn...

Thực nghiệm trị đốm mắt cua sầu riêng với Sparta và Titancup

Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình...

QUY TRÌNH CHĂM SÓC VƯỜN SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

Hoàng Minh xin chia sẻ cùng bà con về quy trình chăm sóc vườn sầu...

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG NUÔI TRÁI TRONG MÙA MƯA

Chăm sóc sầu riêng nuôi trái trong mùa mưa là vấn đề được nhiều bà...

NGUYÊN NHÂN HIỆN TƯỢNG SẦU RIÊNG ĐỌT YẾU, NGỌN CONG

Sầu riêng đọt yếu, ngọn cong là hiện tượng phổ biến trong quá trình trồng...

DẤU HIỆU SẦU RIÊNG THIẾU DINH DƯỠNG

Dấu hiệu sầu riêng thiếu dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bà...

KHẮC PHỤC CÂY SẦU RIÊNG BỊ VÀNG LÁ CÒI CỌC

Hãy cùng Hoàng Minh tìm hiểu để có cách phòng trừ và chăm sóc cây...

Báo cáo đầu tiên về nấm Phytopithium gây hại trên cây sầu riêng

Nấm Phytopithium gây hại trên sầu riêng như thế nào? Cây sầu riêng có là...

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SẦU RIÊNG RA ĐỌT NON GIAI ĐOẠN RA HOA, ĐẬU TRÁI

Ngoài những câu hỏi như: “Cây sắp xả nhị nhưng ra đọt non thì có...

XẢ NHỊ SẦU RIÊNG CẦN LƯU Ý GÌ?

Xả nhị sầu riêng là công đoạn rất mẫn cảm trong quá trình làm bông...

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NỞ HOA

Trong quá trình làm bông, dưỡng trái của cây sầu riêng, giai đoạn nở hoa...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!