HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỆP SÁP ĐÚNG CÁCH

Tác nhân rệp sáp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bà con trồng cà phê mỗi khi chuẩn bị một vụ mùa mới. Và đặc biệt là thời điểm đậu trái con, chúng chích hút dinh dưỡng làm rụng trái nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng đến năng suất vụ mùa. Trong bài viết dưới đây, Hoàng Minh xin hướng dẫn bà con cách quản lý rệp sáp đúng cách.

1. Tìm hiểu đặc điểm gây hại để quản lý rệp sáp

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus spp., Pseudococcus spp., Ferrisia virgata. Rệp gây hại ở hầu hết các bộ phận cây cà phê như chồi, lá, chùm quả, cuống quả, và đặc biệt là rễ cà phê.

  • Ở giai đoạn trái non: rệp sáp chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng trái con.
  • Ở rễ: rệp sáp chích hút làm rễ kém phát triển, đồng thời tạo thành các vết thương hở là điều kiện cho các loài nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây bệnh cho cà phê (vàng lá, thối rễ,…).

Rệp tiết ra dịch ngọt là nguồn thức ăn cho kiến đến sống cộng sinh. Kiến mang rệp xuống đất và tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc và rễ cây. Ngoài ra, chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây và giảm giá trị sản phẩm.

quản lý rệp sáp
Rệp sáp gây hại ở chùm quả và rễ cà phê

2. Nguyên nhân quản lý rệp sáp rất khó

Việc quản lý rệp sáp thực sự khó là do các nguyên nhân sau:

  • Lớp sáp bao bọc xung quanh che chắn và bảo vệ cho rệp tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV.
  • Kích thước rệp nhỏ thường tấn công và ẩn nấp ở những vị trí khó quản lý như chùm quả non mới đậu,…
  • Trong quá trình phun quản lý, bà con phun chưa kỹ, chỉ phun lướt sơ qua. Đặc biệt là ở vị trí chùm quả, nơi rệp tấn công mạnh.
  • Bà con lựa chọn hoạt chất quản lý rệp sáp không hiệu quả, tính lưu dẫn và quản lý chưa cao.

3. Hoàng Minh hướng dẫn bà con quản lý rệp sáp hại cà phê

3.1 Bước 1: Quan sát và xác định tình trạng bệnh trên cây cà phê để quản lý rệp sáp

  • Ở giai đoạn đầu, rệp chưa xuất hiện nấm bồ hóng đen và kiến. Bà con quan sát ở chùm quả non sẽ thấy rệp trắng trên chùm quả. Vì mật độ ít nên bà con cần chú ý quan sát kỹ.
  • Khi mật độ rệp tấn công cao, bề mặt lá cành phủ 1 lớp nấm màu đen. Chùm quả xuất hiện rệp chích hút bao trắng rất dễ phát hiện.

3.2 Bước 2: Chuẩn bị thuốc phun để quản lý rệp sáp

Hoàng Minh tiến hành thực nghiệm quản lý rệp sáp với 2 lần phun như sau:

Chai Alexander pha cho 400 lít nước và Xích Thố Mã pha cho 400 lít nước.

Nếu phun bình nhỏ, bà con pha thuốc theo tỷ lệ Alexander 22ml/20l, Xích Thố Mã 5ml/20l.

quản lý rệp sáp
Pha thuốc Alexander và Xích Thố Mã theo tỉ lệ

Sau 7 ngày, bà con tiến hành phun nhắc lại lần 2 để quản lý rệp sáp.

Chai Alphador pha cho 400 lít nước và Xích Thố Mã pha cho 400 lít nước.

Nếu phun bình nhỏ, bà con pha thuốc theo tỷ lệ Alphador 24ml/20l, Xích Thố Mã 5ml/20l.

3.3 Bước 3: Tiến hành phun thuốc quản lý rệp sáp

  • Thời điểm phun:

Thời điểm để phun thuốc tốt nhất trong ngày là vào lúc trời râm mát, sáng sớm hoặc chiều tối.

Bà con hạn chế phun thuốc khi trời nắng nóng trên 35 độ C, hoặc khi cây đang suy kiệt. Nắng gắt sẽ làm giảm hiệu lực thuốc, sâu hại trốn vào kẻ lá tránh nắng và tránh thuốc, phun sẽ gây lãng phí thuốc.

  • Cách phun:

Để đảm bảo an toàn, bà con không nên phun thuốc ngược chiều gió. Bởi nếu đứng ngược gió, thuốc tạt vào mặt sẽ rất nguy hiểm.

Bà con phun kỹ và đều cả trong và ngoài tán cây cà phê. Đặc biệt là ở chùm quả, nơi mật độ rệp gây hại mạnh.

quản lý rệp sáp
Bà con phun kỹ và đều cả trong và ngoài tán cây cà phê

3.4 Bước 4: Đánh giá hiệu quả thực nghiệm quản lý rệp sáp trên cà phê

Sau 14 ngày với 2 lần quản lý rệp sáp cùng bộ 3 Alexander, AlphadorXích Thố Mã, cho kết quả quản lý rệp tối ưu. Rệp khô và chết dần, lớp sáp bên ngoài không bị dính tay và bong dần ra khỏi chùm quả.

Mời bà con cùng quản sát kết quả thực nghiệm.

quản lý rệp sáp
Kết quả thực nghiệm quản lý rệp sáp với bộ 3 sản phẩm

Ở cùng một thời điểm, kiểm tra vườn cà phê không được quản lý rệp sáp với bộ 3 trên thì thấy: rệp bám chặt bao quanh chùm quả kết hợp với sự phát triển của nấm bồ hóng.

quản lý rệp sáp
Mật độ rệp phát triển khi vườn cà phê không được xử lý thuốc

Như vậy, theo hiệu quả tối ưu của thực nghiệm trên, bà con đã biết cách quản lý rệp sáp đúng cách để tránh gây ảnh hưởng năng suất vụ mùa cao. Chúc bà con một vụ mùa cà phê thật năng suất. Về thông tin các sản phẩm, bà con vui lòng liên hệ để Hoàng Minh tư vấn chi tiết theo tình trạng vườn.

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *