TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÀ PHÊ – Phần 2

Mời quý bà con cùng Hoàng Minh tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng trị một số bệnh trên cà phê để phát hiện và xử lý kịp thời nhé. Với giá cà phê đang tăng cao ở thời điểm hiện tại, bà con trồng cà phê rất phấn khởi và có niềm tin trong vụ mùa này. Tuy nhiên để cà phê đạt năng suất và chất lượng, bà con nên chú ý đối phó với một số bệnh trên cà phê. 

10. Bệnh trên cà phê Warty berry (Botrytis cinerea)

Triệu chứng

Các triệu chứng trên hoa và chùm hoa có màu xám, có lông tơ có thể nhìn thấy trên nụ hoa và nụ cà phê. Hoa bị nhiễm bệnh sẽ trở nên đen, héo và tàn. Trên quả, vết bệnh ban đầu là các đốm tròn nhỏ, xuất hiện ở đài hoa, về sau bệnh nặng dần sẽ gây thối mềm. Quả bị nhiễm bệnh sẽ bao phủ một lớp bào tử màu xám mờ đặc trưng. Các lá già và thân cây cũng có thể nhiễm bệnh, bệnh trên cà phê gây triệu chứng thối mềm, ngậm nước có màu xám nâu. Các triệu chứng quan sát bao gồm chết rũ, thối thân, đốm lá và thối rễ.

Đặc điểm phát sinh gây hại

Thời tiết ẩm ướt, với lượng mưa thường xuyên và nhiệt độ mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Các triệu chứng xuất hiên đầu tiên trên lá hoặc các bộ phận của cây đã bị thương trong quá trình chăm sóc cây trồng. Lá dưới thấp gần mặt đất cũng rất dễ bị nhiễm bệnh. Tưới nước quá nhiều hoặc tán cây rậm rạp có thể làm tăng mức độ bệnh trên cà phê.

Biện pháp phòng trừ

  • Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng. Tránh bón thừa phân đạm, vì nó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
  • Tạo sự thoáng khí cho vườn, hạn chế độ ẩm cao.
  • Sử dụng các loại nấm đối kháng như 1 tác nhân kiểm soát sinh học
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorothalonil (Cythala, 1 gói pha cho 40 lít nước) 

11. Bệnh thối rễ (Armillaria mellea)

Triệu chứng 

Trên tán lá: các triệu chứng trên tán lá xuất hiện khi cổ rễ bị tấn công và một số lớn rễ bị phá hủy. Khi cây bị bệnh nặng gây ra các triệu chứng chính là giảm sự phát triển của chồi, lá trở nên úa vàng và thưa thớt, tán lá không phát triển. Lá có thể héo, rụng sớm và có màu bất thường. Sau đó, tán lá chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu và rũ xuống. Cây bị héo đột ngột, đôi khi không có triệu chứng nào trước đó. Cây bị chết có thể xuất hiện lúc giai đoạn siết nước hoặc khi bắt đầu đậu quả. Theo Rhoad, cây sẽ phản ứng với mầm bệnh bằng cách ra hoa và ra quả bất thường.

Trên thân gốc: sợi nấm từ rễ hoặc cổ rễ sẽ tấn công lên thân cây với độ dài vài dm hoặc hơn. Các sợi nấm này có thể phát hiện bằng cách tước vỏ cây của gốc cây. Trong một số trường hợp, nấm sẽ phá hủy vỏ cây và có thể quan sát sợi nấm ở bên ngoài. Những cây bị nấm tấn công sẽ có các vết nứt hoặc có dịch chảy ra từ gốc thân cây. Các vết nứt dọc thường xuyên xảy ra trên các cây nhiệt đới như ca cao, cà phê. Nếu vết bệnh có hình tam giác có nghĩa là vết bệnh đã ngừng lại, vết chai xuất hiện xung quanh rìa bị tổn thương

Trên rễ: rễ bị nấm tấn công sẽ có màu nâu, mềm và thường bị nứt rễ. Với loài A. mellea các sợi nấm màu đỏ có thể xuất hiện qua các vết bệnh. Triệu chứng chính của loài này là các sợi nấm màu trắng, dày đôi khi tạo thành hệ sợi nấm

Bệnh trên cà phê - bệnh thối rễ
Bệnh trên cà phê – bệnh thối rễ

Đặc điểm phát sinh gây hại:

Cây bị suy yếu hoặc khỏe mạnh đều có thể bị nhiễm hoặc trên đất bị phá rừng, côn trùng hoặc các loại dịch hại tấn công cây trồng đều tạo điều kiện để nấm bệnh tấn công

Biện pháp phòng trừ

  • Lựa chọn địa điểm trồng thích hợp, thu dọn sạch tàn dư thực vật, rễ của các cây trồng vụ trước.
  • Có thể đốt để tiêu hủy các cây bị bệnh. Những cây bị bệnh nhẹ có thể tiến hành tiêm hoặc tưới gốc cây.

12. Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)

Triệu chứng

Bệnh trên cà phê do chủng nấm có tên khoa học là Corticium salmonicolor gây ra. 

Nấm thường phát triển thuận lợi trên cây cà phê ở những nơi ẩm ướt, ít được chiếu sáng (quả, cuống quả, vị trí tiếp giáp các quả trong chùm, mặt dưới cành,..)

Ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ có kích thước 0.5 -1 mm màu trắng sau bệnh lan rộng liên kết thành các mảng đen trên bề mặt phủ lớn phấn màu hồng là bào tử của nấm corticium salmonnicolor. Bệnh phát triển mạnh gây chết, khô cành, quả.

Đặc điểm phát sinh gây hại:  

Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa khoảng tháng 6-7 khi độ ẩm không khí cao (trên 85%).

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Validamycin,…

Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng Apollo là thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh bằng cơ chế hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh chóng, hiệu quả và kéo dài.

13. Bệnh nứt thân, thối cổ rễ (Fusarium stilboides)

Triệu chứng

  • Bệnh nứt thân cà phê còn được gọi là bệnh thối thân, bệnh do nấm Fusarium stillboides  gây hại, xuất hiện trên mọi lứa tuổi của cây cà phê.
  • Bệnh phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cây cà phê nhưng thường tập trung ở nửa thân đổ xuống phần gốc. Vết bệnh có màu nâu đen, thối nhũn, rất dễ bóc rời khỏi phần thân gỗ, mạch gỗ bị khô làm tắc đường vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
  • Cây cà phê bị bệnh thối nứt thân thường phát triển kém, phần lá của cây sẽ không còn tươi, khô héo, bệnh phát triển mạnh gây rụng lá và chết cây từ ngọn.

Thời điểm gây hại:

Bệnh trên cà phê gây hại nặng vào thời điểm mùa mưa. Đây là giai đoạn thời tiết thuận lợi để nấm phát triển nhanh và mạnh.

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng thuốc có hoạt chất: Propiconazole, Tebuconazole, Cuprous Oxide, Copper Citrate,…
  • Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Diệt nấm nhanh chóng và ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm. Cạo sạch phần bị nhiễm bệnh và trực tiếp xử lý vết bệnh bằng sản phẩm Sparta.

14. Bệnh trên cà phê Ceratocystis (Ceratocystis fimbriata)

Triệu chứng:

  • Nấm C. fimbriata gây hại chủ yếu trên mạch xylem. Bệnh thường xâm nhập vào cây qua các vết thương, ngoài ra bệnh cũng xâm nhiễm vào cây qua đường rễ. Sợi nấm và bào tử từ vết thương rồi di chuyển vào mạch xylem sau đó xâm nhập vào tế bào dẫn nước hoặc tế bào nhu mô. Mach dẫn bị nấm tấn công sẽ có màu từ nâu đỏ sẫm, tím, nâu đậm hoặc đen trên mạch xylem. Vết bệnh này có thể kéo dài từ rễ lên thân và các cành cây.
  • Trên bề mặt cây bị bệnh sẽ có hiện tượng đóng vảy nơi khu vực mạch xylem đổi màu, đôi khi các vết bệnh này có thể tiết ra nhựa, nếu cây bị nặng sẽ bị héo. Lá bị héo thường trở nên khô và quăn lại khá đột ngột nhưng  vẫn còn dính vào cây vài tuần.
  • Sự lây nhiễm của bệnh trên cà phê có thể là kết quả của  sự xuất hiện của một số loài sâu hại như các loài sâu Xyleborus và Hypocryphalus, rệp sáp có thể xuất hiện ở vỏ hoặc gốc cây cũng là môi giới truyền bềnh cho cây trồng.

Đặc điểm phát sinh gây hại:

Bào tử nấm có thể phát tán nhờ bám vào cơ thể của sâu hại, các loài côn trùng bị thu hút bởi cây bị bệnh. Các vết thương có thể do tự nhiên, côn trùng hoặc do quá trình chăm sóc của con người. Nấm phát triển tốt từ 18 – 280C. Khi gặp điều kiện bất lợi nấm sẽ chuyển sang dạng sợi nấm trong vật chủ hoặc dưới dạng bào tử trong đất.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn giống cây trồng sạch bệnh, kháng bệnh
  • Vệ sinh vườn thường xuyên, khử trùng dụng cụ chăm sóc cây trồng
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có hoạt chất Mancozed, Anzoxystrobin + Difenoconazole 

15. Bệnh héo cây (Rhizoctona solani, Fusarium spieces,  Pythium spieces)

Triệu chứng

Bệnh thường tấn công cây giai đoạn vườn ươm, các loài nấm thường tấn công cỗ rễ của cây, nơi vết bệnh bị thắt lại, thối đen. Đó là kết quả của nấm tấn công vào thân cây, chúng làm gián đoạn sự lưu thông của mạch dẫn. Bệnh nặng sẽ làm thân đổ sập. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi vết bệnh có màu nâu, xám, đôi khi hơi đỏ

Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh trên cà phê thường phát sinh trong môi trường điện kiện ẩm độ cao, nhất là vào các tháng mùa mưa, ruộng bị úng nước. Các ruộng có pH chua cũng là điều kiện để nấm tồn tại và gây hại cây trồng

Biện pháp phòng trừ

  • Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư thực vật
  • Làm mương thoát nước, tránh để ruộng bị úng nước
  • Bổ sung các sản phẩm Trichoderma để đối kháng với các loài nấm gây bệnh
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng Mancozed để phòng trừ (1 gói dùng cho 40 lít)  hoặc Apollo (1 chai 400 lít), để điều trị bệnh dùng Sparta (1 chai pha cho 200 – 300 lít nước)

Xử lý bệnh khô cành khô quả do nấm

16. Tuyến trùng hại cà phê (Meloidogyne spieces, Meloidogyne spp.), (Pratylenchus spp.), (Radopholus similis)

Triệu chứng

  • Tuyến trùng hại cà phê có tên khoa học là Meloidogyne spp (gây các nốt u sung) và Pratylenchus spp (gây các vết thương trên rễ), là động vật không xương sống, có kích thước nhỏ hơn 1mm không quan sát được bằng mắt thường. 
  • Tuyến trùng thường xuất hiện ở những vườn cà phê tái canh. Chúng tấn công chích, hút trực tiếp ở rễ cây cà phê khiến rễ phình to thành các nốt u sần. 
  • Bộ rễ kém phát triển không thực hiện được nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc, cành lá xuất hiện các biểu hiện thiếu dinh dưỡng. 
  • Tuyến trùng tạo thành các vết thương là điều kiện cho các loại nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây hại cho cây gây bệnh trên cà phê như vàng lá, thối rễ.

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng thuốc có hoạt chất: Copper Citrate, Copper Hydroxide, Cuprous Oxide,…
  • Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Titan Cup là thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh, ức chế nấm, khuẩn và tuyến trùng.
Titan Cup hiệu quả tẩy rêu trên cây trồng
Titan Cup hiệu quả tẩy rêu trên cây trồng

17. Bệnh Rosellinia (Rosellinia sp.)

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện từng cây hoặc nhiều cây xung quanh. Bệnh Rosellinia gây bệnh rễ với các triệu chứng giống với một số tác nhân khác như Armillaria spp., Phytophthora spp. hoặc Rosellini pepo. Bệnh này thường xâm nhập cơ hội do côn trùng hoặc tuyến trùng tấn công trước, do đó cây thường bị bội nhiễm nhiều nguyên nhân.

Nấm tấn công vào rễ sẽ thấy lớp sợi nấm có màu đen bám chặt vào rễ. Nấm có thể tấn công lên bộ phận gần mặt đất trong điều kiện ẩm ướt. Các lá bị vàng rồi rụng , sau đó hoại tử lá, triệu chứng này giúp phân biệt bệnh do nấm Rosellinia  với bệnh héo Ceratocystis làm cháy lá tương đối nhanh, lá con dính vào cành trên cây sắp chết hoặc chết sau một thời gian. Nếu bệnh do nấm Fusarium spp.  và Ceratocytis fimbriata, cây bị bệnh do nấm R. bunodes sẽ không gây chết cây

Đặc điểm phát sinh gây hại

Đây là loài nấm hiên diện trên nhiều loại đất với hình thức hoại sinh. Bệnh thường tấn công và phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, đất chua và có tỷ lệ hữu cơ cao, có nhiều tàn dư thực vật

Biện pháp phòng trừ

  • Thực hiện vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, nếu cây bị bệnh cần tiến hành nhỏ bỏ cả gốc và thân cây
  • Tạo sự thông thoáng cho vườn, tỉa cành các cây che bóng
  • Đảm bảo độ pH và đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng
  • Khi phát hiện cây bệnh cần tiến hành khoang vùng, xử lý các cây bị bệnh
  • Bổ sung các loại nấm có lợi cho đất để hạn chế bệnh xâm nhiễm
  • Sử dụng Mancozed hoặc thuốc gốc đồng để trị bệnh

18. Bệnh cháy lá (Xylella fastidiosa subsp. Pauca)

Triệu chứng

Trên lá non bệnh gây cháy ở rìa mép lá và đỉnh các lá bánh tẻ. Lá bị bệnh rụng sớm, chồi không phát triển được, còi cọc, đỉnh lá nhỏ và úa vàng. Bệnh nặng có thể làm chết cây hoặc cây bị còi cọc không phát triển được. Kích thước và năng suất quả bị giảm. Cành bên không có lá và quả trừ 1 chùm lá ở đầu cành. Ngoài ra, bệnh còn là trung gian phát sinh bệnh “ crespera”. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm mép lá bị quăn lại, lá úa vàng và biến dạng, không đối xứng, cây còi cọc, các lóng nắng lại, cành hết chết

Đặc điểm phát sinh gây hại

 Bệnh khuẩn X.fastidiosa được lan truyền bởi côn trùng thuộc bộ Hemiptera, chúng chích hút mạch dẫn của cây. Các loài côn trùng chích hút vào cây bệnh khi chích vào cây khỏe sẽ lan truyền mầm bệnh, thường các bệnh vi khuẩn hay virus cần thời gian ủ bệnh trong cơ thể côn trùng mới có thể lây lan mầm bệnh, nhưng đối với X. fastidiosa không cần thời gian ủ bệnh, 1 con rầy trưởng thành khi mang mầm bệnh thì có thể truyền bệnh cho cây suốt vòng đời

Tác nhận gây bệnh cháy lá trên cà phê
Tác nhận gây bệnh cháy lá trên cà phê

Biện pháp phòng trừ

  • Vệ sinh đồng ruộng, để hạn chế nơi trú ẩn của côn trùng môi giới truyền bênh
  • Tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh bằng Alexander (1 chai pha cho 400 lít)
  • Tiêu hủy tàn dư thực vật. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu thuốc đặc trị bệnh.

Ngoài ra, để tăng hiệu lực của thuốc nên dùng Xích thố mã. Thuốc làm giảm sự bốc hơi khi trời nắng nóng, tăng độ hấp thu của thuốc, hạn chế bị rửa trôi khi trời mưa, làm căng bề mặt lá cây và độ phân tán của thuốc, loang trải rộng, tăng diện tích tiếp xúc và tăng khả năng thấm sâu. Xích thố mã có thể hỗn hợp với hầu hết các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh và kích thích sinh trưởng.

Trên đây là tổng hợp của Hoàng Minh về một số bệnh trên cà phê thường gặp. Bà con có thể đọc thêm TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÀ PHÊ – Phần 1 để tìm hiểu đầy đủ và cụ thể hơn nhé. Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Bài viết liên quan

HƯỚNG DẪN TỈA CÀNH, TẠO TÁN CÀ PHÊ HIỆU QUẢ (PHẦN 2)

Tiếp nối Phần 1 hướng dẫn tỉa cành, tạo tán cà phê hiệu quả, Hoàng...

HƯỚNG DẪN TỈA CÀNH, TẠO TÁN CÀ PHÊ HIỆU QUẢ (PHẦN 1)

Tỉa cành, tạo tán cà phê được xem như một biện pháp kỹ thuật bắt...

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÀ PHÊ RA HOA ĐỒNG LOẠT

Giai đoạn cà phê ra hoa đồng loạt gặp những cơn mưa trái mùa rất...

6 CÁCH CHĂM SÓC BỘ RỄ CÀ PHÊ KHOẺ MẠNH NHẰM ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Chăm sóc bộ rễ cà phê đúng cách mang lại hiệu quả năng suất cao,...

HƯỚNG DẪN CẮT TỈA CÀNH CÀ PHÊ LẦN 2 ĐÚNG CÁCH

Có 2 đợt cắt tỉa cành cà phê trong quá trình chăm sóc giúp cây...

NGUYÊN NHÂN RỤNG TRÁI CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Mùa mưa là thời điểm cây cà phê được nhận lượng nước dồi dào, thúc...

THỰC NGHIỆM QUẢN LÝ RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÀ PHÊ

Rệp sáp là tác nhân có sức tấn công lớn, có thể lan tràn thành...

HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI CÀ PHÊ

Sâu đục thân hại cà phê là một loại bọ thuộc họ xén tóc. Tác...

Thực nghiệm bộ xử lý rụng quả cà phê

Vào mùa mưa tại Tây Nguyên, nhiều vườn cà phê ghi nhận hiện tượng rụng...

Thực nghiệm xử lý sâu bệnh trên cà phê

Sâu bệnh hại ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê, làm giảm...

Bệnh nứt thân trên cây cà phê và hướng dẫn xử lý bệnh

Đối với nhà vườn trồng cây cà phê, quả bắt đầu phát triển mạnh khi...

Xử lý sâu bệnh hại trên cà phê

Việc phát hiện và xử lý sâu bệnh hại trên cà phê là vô cùng...

MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ GÂY HẠI VƯỜN QUANH NĂM

Vườn cà phê nhà bà con có đang bị mọt đục quả gây thiệt hại...

XỬ LÝ RỤNG TRÁI CÀ PHÊ CÙNG HOÀNG MINH

Chống rụng trái cà phê đang là chủ đề được hầu hết bà con trồng...

BỆNH ĐỐM MẮT CUA VÀ BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÀ PHÊ

Bệnh đốm mắt cua và bệnh gỉ sắt là 2 loại bệnh hại khá phổ...

03 LÝ DO DẪN ĐẾN CÂY CÀ PHÊ THIẾU HỤT MAGIE

Đất trồng cây cà phê thiếu hụt magie do đâu? Ngoài những loại cây sầu...

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÀ PHÊ – Phần 2

Mời quý bà con cùng Hoàng Minh tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng...

TRIỆU CHỨNG THIẾU DINH DƯỠNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây cà phê thường được biểu hiện rõ trên...

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH

Chăm sóc cà phê sau thu hoạch là vô cùng quan trọng và cấp thiết....

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CÀ PHÊ RA HOA SỚM

Tây nguyên được mệnh danh là thủ phủ cà phê của cả nước vì nơi...

KỸ THUẬT QUẢN LÝ DỊCH HẠI SÙNG ĐẤT VE SẦU TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ, HỒ TIÊU

Sáng  ngày 10/06/2017 Công ty nông nghiệp Hoàng Minh phối hợp với Đại Lý Nguyễn...

XỬ LÝ CÀ PHÊ RA HOA ĐỒNG LOẠT

Xử lý cà phê ra hoa đồng loạt do nhiều nguyên nhân tác động về...

CHĂM SÓC, BÓN PHÂN CHO CÀ PHÊ TRONG MÙA MƯA

Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh...

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH

Chăm sóc cà phê sau thu hoạch là vô cùng quan trọng và cấp thiết....

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÀ PHÊ

NGUYÊN NHÂN – Do nấm Hemileia vastatrix chuyên ký sinh trên cây cà phê gây ra. Hiện...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!