Mùa mưa là thời điểm cây cà phê được nhận lượng nước dồi dào, thúc đẩy cành, chồi và trái cà phê phát triển nhanh. Đây cũng là thời điểm mà bà con hay gặp hiện tượng rụng trái cà phê. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây thất thu và giảm sản lượng thu hoạch. Hoàng Minh xin chia sẻ nguyên nhân gây bệnh và biện pháp giải quyết để bà con kịp thời xử lý nhé.
Hiện tượng rụng trái cà phê đến từ nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Nhiều bà con thường nhầm lẫn nên không biết hoặc áp dụng sai biện pháp khiến việc xử lý không đạt hiệu quả cao.
1. Rụng trái cà phê do nguyên nhân sinh lý
Cây cà phê ra hoa và kết trái trong mùa khô. Khi vào mùa mưa, cây nhận được nguồn nước và dinh dưỡng nên quả bắt đầu phát triển mạnh với đặc điểm nhiều quả trên chùm. Khi trái lớn sẽ chen chúc lẫn nhau và những trái chậm lớn, nhỏ sẽ rụng. Đồng thời nếu thời điểm này, cây không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi trái phát triển thì sự rụng sẽ xảy ra.
Bên cạnh đó, mùa mưa cũng là thời điểm mà cây cà phê cần dinh dưỡng để phát triển cành, chồi. Nếu thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này hoặc phân chia lượng dinh dưỡng để cành phát triển dư thừa cũng gây ra tình trạng rụng trái cà phê nhiều và hàng loạt.
3. Rụng trái cà phê do nguyên nhân bệnh lý
3.1 Rụng trái cà phê do bệnh khô cành khô quả
Nấm Collectotrichum coffeanum gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê mà bà con thường gọi là bệnh thán thư. Đây là tác nhân chính gây ra hiện tượng rụng trái cà phê.
Bệnh gây hại biểu hiện trên đoạn cành có trái vàng dần sau đó khô đen và rụng. Nấm thường tấn công và hoạt động mạnh mẽ ở giai đoạn đầu mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao. Rụng trái cà phê do khô cành, khô quả là chỉ rụng ở những cành bị bệnh. Những cành không bị nấm tấn công thì trái vẫn phát triển bình thường.
3.2 Rụng trái cà phê do bệnh nấm hồng
Bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Nấm tấn công trên chùm quả, trên cành, ở gần nơi phân cành.
Biểu hiện bệnh đầu tiên ở trên quả hay cành có xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn, sau đó chuyển dần sang màu hồng và tạo ra vết bệnh màu phớt hồng. Vết bệnh nhẵn sau dầy lên dần và màu hồng ngày càng rõ. Trên mặt có lớp bột màu hồng nhạt mịn chính là các bào tử của nấm.
Vết bệnh phát triển chạy dọc theo cành và dần dần bọc hết chu vi cành. Điều này khiến lá bị vàng, quả bị rụng non và cành chết khô.
3.3 Rụng trái cà phê do sâu hại
Rệp sáp tấn công gây hại cây cà phê chủ yếu ở giữa các chùm quả. Rệp chích hút cuống quả và quả non làm trái khô, rụng dần.
Chất thải của rệp tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, phủ trên lá và chùm quả, cành làm giảm khả năng quang hợp và tích lũy dinh dưỡng nuôi trái của cây, khiến quả chậm lớn và kém phát triển.
3.4 Biện pháp xử lý rụng trái cà phê do bệnh lý
Với hiện tượng rụng trái cà phê do bệnh lý, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng các sản phẩm:
- Sparta (pha cho 200 lít).
- Apollo (pha cho 400 lít).
- Alexander 777 (pha cho 400 lít).
- Kết hợp cùng Xích Thố Mã để tăng cao hiệu lực thuốc.
Bà con nên phun thuốc sớm để quản sự sản sinh và phát triển của các tác nhân gây hại vườn cà phê. Tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vụ mùa.
Như vậy, bà con đã biết cách phân biệt từng nguyên nhân gây rụng trái cà phê để xử lý cho hiệu quả. Chúc bà con một vụ mùa cà phê đạt năng suất cao. Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm cũng kỹ thuật trồng cây, bà con vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh
Bài viết liên quan