QUY TRÌNH BÓN PHÂN VÀ CANH TÁC CHO KHOAI LANG

Lượng phân cần bón cho khoai lang.

Nhu cầu phân bón về khoai lang là không rõ ràng và phụ thuộc vào giống và điều kiện thổ nhưỡng.
Chúng tôi trích dẫn đề tài “Ngiên cứu xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp cho khoai lang” do viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện trong thời gian 3 năm (2009 -2011) dưới sự chủ trì của TS Nguyễn Xuân Lai.
Đề tài thực hiện 37 nghiệm thức NPK, 5 nghiệm thức phân đơn, 17 nghiệm thức hữu cơ trên mẫu ngẫu nhiên 3 lần lặp lại liên tục trong 2 năm 2009 -2010 trên 2 vùng đất khác nhau: đất thịt phù sa (Vĩnh Long) và đất cát ven biển (Trà Vinh) áp dụng cho giống khoai lang Nhật tím.
Để mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế  tối ưu, lượng phân bón được khuyến cáo cho 1 hecta như sau:

  • Đất thịt phù sa:  120 kgN + 70kg P205 – 80 kg K20 + 1,100 phân hữu cơ sinh học.
  • Đất cát ven biển: 100 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O /ha, kết hợp với 800 kg phân hữu cơ sinh học.

Các lần bón phân 

Lượng dinh dưỡng này được chia làm 5 đợt bón như sau:
+ Bón lót: Phân hữu cơ và phân lân bón lót 100 % sau khi làm đất và trước khi lên luống.

+ Bón thúc:
  • Lần 1: Ở 7 ngày sau trồng (NST) bón 20 % lượng N.
  • Lần 2 ở 15-20 NST: 40% lượng N và 30 % lượng K2O.
  • Lần 3: ở 40-45 NST 20% lượng N và 35 % lượng K2O.
  • Lần 4: ở 60-65 NST 20% lượng N và 35 % lượng K2O.
Tuy nhiên, để khả thi  nhân công và tiết kiệm chi  phí lao động, Công ty Hoàng Minh xin khuyến cáo làm 3 đợt bón phân cho khoai lang (Nguyễn Như Hà, 2006).
  • Bón lót: 100% phân hữu cơ sinh học + 100% Lân + 20% Đạm + 10% Kali.
  • Bón thúc 1: 15-30ngày sau trồng: 60% Đạm + 30% Kali.
  • Bón thúc2: 45-60ngày sau trồng: 20% Đạm + 60% Kali.
Lưu ý: 
  • Bổ sung Humic giai đoạn bón lót giúp rễ phát triển mạnh hơn.
  • Từ 30 ngày  phun  Kafuvic K76 và CanxiBo Gel Sữa Vàng giúp dây khỏe đồng thời củ phát triển đồng đều, màu sắc tươi và tránh hiện tượng múi khế.
  •  90 ngày trở đi, tùy điều kiện giá cả nông sản mà tác động xuống dây tập trung hay neo củ bằng cách linh hoạt nồng độ của Kafuvic K76.

Các kỹ thuật canh tác.

Trồng dặm hom chết: 5-10 ngày sau trồng.
Bấm ngọn: 20-25 ngày sau trồng giúp phân nhán, không cho thân chính mọc quá dài, vừa giúp cho cây tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để nuôi củ tốt hơn.
Nhấc dây: giúp dưỡng liệu chỉ tập trung ở củ gốc và luống khoai được thôn thoáng.

  • Thực hiện 2 lần vào lúc 30-45 ngày và 60-75 ngày sau khi trồng.
  • Chỉ nên giở dây để đứt các rễ phụ ở thân, không nên lật ngược dây lại
  • Nếu gặp trời nắng hạn nên hạn chế việc nhấc dây.

=> Tốn nhiều lao động nên có thể sử dụng Kafuvic K76 (có thể kết hợp với một số chất ức chế liều nhẹ) giúp vật chất tích lũy thân lá được đưa xuống củ.

Tưới nước

  • Vào mùa khô, trên diện tích rộng người ta dẫn thủy cho ngập giữa các hàng luống để tưới cho khoai lang.
  • Tuy nhiên, chỉ cần cho ngập khoảng 1/3-1/2 chiều cao luống, tránh làm cho luống bị ngập nước (nhất là khi dây đã phủ đất) hoặc để ngập quá lâu để làm sâu bệnh dễ phát triển và củ cũng hông bị méo mó hay nứt.
  • Mùa nắng dẫn thủy cho khoai lang ít nhất hai lần (trừ lúc đặt hom):

              Lần 1: 40-45 ngày sau khi trồng

Lần 2: 80-90 ngày sau khi trồng.

 

Nội dung về kỹ thuật bón phân và canh tác khoai lang được tối giản bằng đồ họa bên dưới!

Mọi chị tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoai: 02693.820.823    –    Fax: 02693.820.823
Website:goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email:Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *