Tiếp nối Phần 1 tổng hợp những bệnh hại trên vườn khoai lang, Hoàng Minh xin tiếp tục chia sẻ thêm một số bệnh hại phổ biến khác để bà con phòng trị nhằm đạt hiệu quả cao trong việc chăm sóc vườn nhé.
4. Héo xanh khoai lang – bệnh hại trên vườn khoai lang
Một bệnh hại trên vườn khoai lang nữa là bệnh héo xanh khoai lang do vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Pseudomonas solanacearum) gây ra. Vi khuẩn lây nhiễm trên vườn từ nguồn giống bị bệnh hoặc từ tàn dư bệnh ở các vụ mùa trước còn tồn tại trong đất.
4.1 Triệu chứng héo xanh khoai lang
Ở dây khoai lang non khi nhiễm bệnh: lá héo rũ và chết dây nhanh. Nếu gặp thời tiết bất lợi như mưa, độ ẩm cao thì bệnh bùng phát và lây lan nhanh chóng.
Trên thân: ban đầu vết bệnh là những đốm sũng nước vàng nhạt, sau đó nhanh chóng chuyển sang nâu đen. Bộ lá héo rũ đột ngột nhưng không đổi màu. Khác với một bệnh hại trên vườn khoai lang khác là bệnh thối nhũn do khuẩn Dikeya sp gây hại, bệnh héo xanh có phần vỏ dưới gốc xù xì nhưng gốc vẫn cứng cáp.

Khi chẻ thân thấy mạch dẫn bên trong bị hóa nâu hoặc đen. Ngâm đoạn thân này trong nước lọc thì thấy có dòng trắng sữa tuôn ra (là đặc trưng của bệnh do vi khuẩn gây hại).
Bệnh héo xanh có thể lây qua củ, những củ khoai mới bị bệnh thường không có biểu hiện mềm nhũn mà đến khi củ lớn sau 2 tháng trở lên mới có triệu chứng hư hại.
4.2 Biện pháp quản lý héo xanh khoai lang – bệnh hại trên vườn khoai lang
Với bệnh hại trên vườn khoai lang là bệnh héo xanh, Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun định kì bộ giải pháp phòng trị khuẩn: Senly, Agofast, Xích Thố Mã.
Bà con lưu ý: Bệnh héo xanh do khuẩn có tốc độ lây lan nhanh và khó quản lý. Bà con nên phun trị bệnh 1-2 lần cách nhau 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu. Cần định kì phun phòng bệnh từ sớm để tránh bệnh bùng phát trên vườn.
Hiệu quả sử dụng bộ giải pháp quản lý khuẩn Hoàng Minh:


5. Tuyến trùng khoai lang – Bệnh hại trên vườn khoai lang
5.1 Triệu chứng tuyến trùng khoai lang
Khoảng 1 tháng khi rễ đỏ hình thành, bà con quan sát trên tia rễ sẽ thấy xuất hiện những vết u sưng nhỏ có đường kính từ 2-3 mm. Khiến khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ giảm, lá vàng, loang lỗ, cây còi cọc, chậm lớn. Sau dần, cây khoai sẽ héo rũ dần và chết khi có sự xuất hiện của nấm Fusarium gây hại. Nấm bệnh thường cộng sinh với tuyến trùng như răng với môi.

Rễ củ hình thành các nốt u sưng, vết nứt đen, lõm và co thắt. Củ biến dạng, phình to ra như hình trái thận.

5.2 Biện pháp quản lý tuyến trùng khoai lang – bệnh hại trên vườn khoai lang
Đối với tuyến trùng khoai lang, biện pháp tối ưu là phòng bệnh ngay từ bước đầu khi vừa bắt đầu xuống giống. Bà con cần lưu ý khâu chọn giống khoai và xử lý đất là hai yếu tố quan trọng, là chìa khóa ban đầu để kiểm soát tốt dịch hại.
Khi vườn khoai đã xuất hiện các dấu hiệu của tuyến trùng xâm nhập và gây hại không trị dứt điểm được, bà con cần tiến hành các biện pháp ngăn ngừa để tránh lây lan bùng phát.
– Dưỡng củ định kì với K76 chứa chitosan nguồn kháng sinh vừa nuôi củ vừa ngăn ngừa tuyến trùng.
– Kết hợp sử dụng Sparta ngăn ngừa nấm Fusarium cộng sinh gây hại.
– Chạy nhỏ giọt Titan Cup nhằm ức chế tuyến trùng lây lan trên vườn.
6. Bệnh ghẻ khoai lang – Bệnh hại trên vườn khoai lang
Bệnh ghẻ ngọn là một loại bệnh hại trên vườn khoai lang do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra. Trong điều kiện tự nhiên, nấm bệnh phát triển ở phần dưới biểu bì lá và thân.
6.1 Triệu chứng bệnh ghẻ khoai lang
– Trên thân và cuống lá: Vết bệnh ban đầu có màu trắng xám sau đó chuyển sang màu nâu nhạt. Kích thước vết bệnh nhỏ có hình tròn hoặc bầu dục dài, về sau bề mặt vết bệnh sần sùi có màu nâu xám hoặc nâu tối. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành vệt hoặc từng đám trên thân và cuống lá.

– Trên lá: Mặt dưới lá của vết bệnh thường tụ lại thành đám nhỏ, có màu nâu nhỏ trên những gân chính. Khi vết bệnh phát triển mạnh, gân lá bị co lại làm cho toàn bộ lá bị co lại và cong quẹo, khiến cho khả năng quang hợp giảm đi, tích lũy dinh dưỡng nuôi củ kém, làm củ chậm lớn, làm hư, thối củ.

6.2 Biện pháp quản lý bệnh ghẻ khoai lang – Bệnh hại trên vườn khoai lang
Hoàng Minh khuyến nghị bà con thực hiện các biện pháp quản lý bệnh ghé khoai lang – bệnh hại trên vườn khoai lang như sau:
– Chọn nguồn giống khoai (dây và củ) sạch bệnh.
– Luân canh trồng khoai lang với cây trồng khác họ.
– Chọn giống khoai chống chịu bệnh để hạn chế sự phát triển của bệnh hại trên vườn khoai lang.
– Thu gom tiêu hủy những thân lá dây khoai sau khi thu hoạch.
– Lên luống trồng khoai cao ráo.
– Sử dụng luân phiên bộ giải pháp Titan Cup, Sparta hoặc Cythala để quản lý bệnh tối ưu.
Như vậy, qua 2 phần tổng hợp, bà con đã nhận dạng và biết cách xử lý hầu hết các loại bệnh hại trên cây thanh long phổ biến. Về liều dùng và sản phẩm thuốc BVTV, bà con vui lòng liên hệ để Hoàng Minh tư vấn chi tiết theo tình trạng vườn.
Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0935 842 567
Website: goldsunvn.com
Email: Info@goldsunvn.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh