BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP HẠI CÀ PHÊ

Rệp sáp hại cà phê là loại sâu bệnh có sức tấn công lớn, có thể lan tràn thành dịch. Nếu không được xử lý kịp thời, đối tượng này có thể khiến cây sinh trưởng kém, làm giảm năng suất và chất lượng của vườn cà phê.

1. Triệu chứng của rệp sáp hại cà phê

Rệp sáp hại cà phê còn gọi là rệp vảy. Nó tấn công gây hại bằng cách chích hút dinh dưỡng từ các các bộ phận của cây như chồi, lá, chùm quả, cuống quả, đặc biệt là rễ cà phê.

Rệp chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng trái con, tấn công gây hại làm rễ kém phát triển và tạo thành các vết thương hở. Đây là điều kiện cho các loài nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây ra các bệnh cho cây cà phê như vàng lá, thối rễ,…

Bên cạnh đó, dịch ngọt do rệp sáp tiết ra còn nguồn thức ăn cho kiến đến sống cộng sinh. Kiến mang rệp xuống đất và tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc và rễ cây cà phê. Ngoài ra, chất bài tiết của rệp cũng là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.

rệp sáp hại cà phê
Rệp sáp gây hại trên cây cà phê

2. Điều kiện rệp sáp hại cà phê phát triển

Rệp sáp hại cà phê thường xuất hiện vào thời kỳ cây nở hoa đến khi hết vụ thu hái. Tuy nhiên, rệp vẫn sống sau khi thu hoạch cà phê. Chúng còn đẻ trứng trong những cụm hoa chưa nở ở đầu cành.

Rệp sáp gây hại quanh năm, trong đó:

  • Rệp sáp hại chồi non, chùm trái: phát triển mạnh nhất vào mùa khô và đầu mùa mưa. Đặc biệt là sau những cơn mưa đầu mùa khô. Tần suất tấn công của rệp giảm xuống dần khi mưa nhiều và độ ẩm không khí cao.
  • Rệp sáp hại cà phê ở rễ: phát triển gây hại mạnh trong mùa mưa khi độ ẩm đất cao.

3. Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Đối với tác nhân rệp sáp hại cà phê, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng Alexander theo tỷ lệ 480 ml pha cho 400 lít. Đây là sản phẩm có cơ chế tác động diệt rệp sáp qua 4 con đường: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi và lưu dẫn. Ngoài ra, Alexander còn có khả năng làm ung trứng giúp phòng trị triệt để và phòng trị kéo dài tác nhân rệp sáp. Để tăng hiệu lực thuốc, bà con kết hợp phun thêm Xích Thố Mã theo tỷ lệ 100 ml pha cho 400 lít.

Sau phun 5 – 7 ngày bà con tiến hành kiểm tra cây cà phê bị tấn công sẽ thấy rệp khô lại. Khi bấm vào không có dịch tiết ra, rệp sáp hại cà phê chuyển từ màu xanh sang nâu nhạt. Khi đó, tỷ lệ nấm bồ hóng đen và kiến cũng giảm xuống, không làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây cà phê.

rệp sáp hại cà phê
Hiệu quả xử lý rệp sáp trên cà phê với Alexander và Xích Thố Mã

Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp thực hiện các biện pháp canh tác để hạn chế rệp sáp hại cà phê như:

  • Cắt tỉa cành thông thoáng, làm sạch cỏ vườn sau khi thu hoạch để hạn chế sự lây lan bệnh do kiến.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê nhất là những lúc khô hạn.

Rệp sáp hại cà phê là một trong những tác nhân gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch của nhà vườn. Mong rằng với những chia sẻ trên, bà con sẽ biết phòng trừ rệp sáp hại cà phê một cách hiệu quả. Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *