TỔNG HỢP CÁC LOẠI SÂU HẠI CHANH DÂY PHỔ BIẾN (PHẦN 1)

Các loại sâu hại chanh dây làm giảm năng suất và chất lượng của quả, gây ảnh hướng tới hiệu quả kinh tế của nhà vườn. Cùng Hoàng Minh điểm mặt các tác nhân này và cách quản lý chúng hiệu quả nhé!

1. Sâu hại chanh dây – Nhện đỏ

1.1 Đặc điểm của nhện đỏ

  • Thành trùng là hình bầu dục, có 8 chân. Nhện đỏ cái dài khoảng 0,4 mm, nhện con khoảng 0,3 mm. Toàn thân có màu đỏ và phủ lông lưa thưa với các đốm đen ở 2 bên thân mình (có thể không có).
sâu hại chanh dây
Toàn thân màu đỏ và phủ lông lưa thưa
  • Trứng nhện đỏ rất nhỏ, có hình cầu hoặc hình củ hành. Trứng bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá. Chúng thường được gắn chặt vào mặt dưới của lá, là nơi có tơ do nhện tạo ra khi di chuyển. Trứng nhện đỏ thường nở sau khoảng 4 – 5 ngày.
  • Ấu trùng nhện đỏ khá giống thành trùng nhưng chỉ có 6 chân. Ấu trùng nở ra thành trùng cái sẽ thay da 3 lần còn nở ra thành trùng đực sẽ thay da 2 lần. Giai đoạn phát triển của ấu trùng là từ 5 – 10 ngày.

Nhìn chung, để hoàn thành 1 thế hệ, nhện đỏ có thể mất từ 20 – 40 ngày.

sâu hại chanh dây
Cần khoảng 20 – 40 ngày để hoàn thành 1 thế hệ nhện đỏ

1.2 Sự gây hại của nhện đỏ trên chanh dây

Nhện đỏ đa phần gây hại ở các lá chanh dây trưởng thành. Thanh trùng và ấu trùng ăn biểu bì, chích hút mô dịch của lá chanh dây làm cho cây có màu vàng. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá.

  • Mặt trên lá chanh dây bị vàng loang.
  • Mặt dưới lá chanh dây lấm tấm những vết trắng giống bụi cám. Nhìn kỹ sẽ thấy có lớp tơ rất mỏng.
  • Bệnh nặng khiến lá cây bị phồng rộp rồi cằn lại, vàng, thô cứng và khô đi.
sâu hại chanh dây
Nhện đỏ gây hại mặt trên và mặt dưới lá chanh dây

Ngoài ra, nhện đỏ cũng gây hại làm trái bị vết nám hoặc biến dạng, hoa thể bị thui, rụng.

Mật độ nhện đỏ cao sẽ tấn công lên phần ngọn cây khiến chồi bị teo tóp, lá phần dưới rụng khiến cây bị chết. Bên cạnh đó, loại sâu hại chanh dây này cũng là trung gian lan truyền virus sang cho cây.

sâu hại chanh dây
Mật độ nhện cao làm lá phần dưới rụng khiến cây bị chết

1.3 Quản lý nhện đỏ gây hại chanh dây

Để quản lý tác nhân nhện đỏ là sâu hại chanh dây, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng Dr Nhện hoặc Sạch Nhện. Đây đều là các sản phẩm thuốc BVTV có hoạt chất đặc trị nhện.

Bệnh cạnh đó, bà con có thể kết hợp áp dụng các phương pháp phòng trị nhện như sau:

  • Sử dụng nước áp lực cao để rửa trôi nhện. Đặc biệt trong mùa nóng là điều kiện mà nhện ưa thích, bà con cần duy trì tưới ẩm cho vườn.
  • Hạn chế trồng chanh dây xen canh với cây có múi.
  • Cắt bỏ những phần đọt, lá non bị nhện tấn công để chăm lứa đọt mới dễ hơn.
  • Thu gom và tiêu huỷ những lá, trái chanh dây bị nhện tấn công.

2. Sâu hại chanh dây – Bọ trĩ

2.1 Đặc điểm bọ trĩ

sâu hại chanh dây
Một thế hệ bọ trĩ
  • Thành trùng có kích thước rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0,8 – 1 mm. Nó có màu vàng đến vàng cam, cánh hẹp, có nhiều sợi lông nhỏ dài ở 2 bên rìa cánh.
  • Trứng rất nhỏ, có hình bầu dục và màu vàng nhạt.
  • Sâu non gồm:
    • Ấu trùng tuổi 1: Thân trong suốt, rất nhỏ. Chân dài, bụng nhọn, không có cánh. Râu đầu có 7 đốt, hình ống tròn.
    • Ấu trùng tuổi 2: Có kích thước tương tự thành trùng. Có râu dài 7 đốt, râu môi dưới 3 đốt và không có cánh. Lông trên thân dài hơn lông ở giai đoạn tuổi 1, đầu đã hoá cứng.
  • Nhộng:
    • Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, râu ngắn và mập. Hai mầm cánh lộ ra ngoài cơ thể.
    • Giai đoạn nhộng có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ màu đỏ. Mầm cánh dài hơn, râu đầu ngắn. Phần cuối bụng của nhộng cái nhọn hơn nhộng đực.

2.2 Bọ trĩ là sâu hại chanh dây

Bọ trĩ tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá non cây chanh dây. Nó chích hút làm lá có các đường hoặc mảng màu bạc, phiến lá bị biến dạng, mép lá cong lên.

sâu hại chanh dây
Bọ trĩ tập trung gây hại lá non, làm phiến lá biến dạng, mép lá cong lên

Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Chúng tấn công chanh dây mạnh nhất vào thời tiết nắng nóng khô hạn.

Bọ trĩ gây hại chanh dây còn làm rụng bông, khô bông. Chúng cũng chích hút trái non khiến trái bị sẹo sần sùi, biến dạng, thậm chí rụng sớm.

sâu hại chanh dây
Bọ trĩ làm rụng bông, trái sần sùi và biến dạng

Bên cạnh đó, bọ trĩ còn được xem là tác nhân trung gian lan truyền virus gây hoá bần, khảm lá loang lỗ,…

2.3 Quản lý sâu hại chanh dây là bọ trĩ

Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun thuốc BVTV Alexander luân phiên với Alphador. Bà con có thể kết hợp với Xích Thố Mã để tăng tính thẩm thấu và lưu dẫn khi áp lực dịch hại tăng cao.

Bên cạnh đó, bà con cần kết hợp:

  • Trồng xen chanh dây với các loại hoa, rau, gia vị để thu hút thiên địch như: vạn thọ, húng quế, thì là…
  • Duy trì độ ẩm của vườn bằng cách tưới phun sương. Vì bọ trĩ thường gây hại mạnh trong điều kiện nắng nóng và độ ẩm thấp.

3. Ruồi vàng đục quả chanh dây

sâu hại chanh dây
Ruồi vàng đục trái chanh dây

3.1 Đặc điểm của ruồi vàng

  • Thành trùng:

Ruồi vàng trưởng thành có cơ thể dài 6-9 mm, sải cánh rộng 1,3 mm. Đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm nhỏ màu đen.

Thân ruồi trưởng thành có màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, cánh trong. Hình dạng giống với ruồi nhà nhưng nhỏ hơn.

Thành trùng có thời gian sống từ 1 – 3 tháng và có thể bay rất xa.

  • Trứng: có hình hạt gạo, màu trắng sữa. Trứng sắp nở sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Dòi:

Dòi mới nở có kích thước dài khoảng 1,5 mm. Khi phát triển đầu đủ, dòi sẽ dài từ 6 – 8 mm, có màu vàng nhạt, miệng có móc.

Dòi hoá nhộng trong khoảng 7 – 12 ngày hoặc lâu hơn nếu gặp lạnh.

  • Nhộng có kích thước dài 5 – 7 mm, có hình trứng dài. Nhộng lúc đầu có màu vàng nâu, khi sắp vũ hoá sẽ có màu nâu đỏ.
sâu hại chanh dây
Ruồi vàng phát triển qua từng thế hệ

3.2 Ruồi vàng là một loại sâu hại chanh dây

Ruồi vàng cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái chanh dây và đẻ từng chùm trứng vào chỗ tiếp giáp giữa vỏ và thịt.

Khi dòi nở ra, tại miệng lỗ chọc ở vỏ trái sẽ bắt đầu ứa nước. Mép miệng lỗ chọc hơi nhô cao, sau đó phần vỏ xung quanh bị thúi. Dòi non đục ăn thịt của trái. Dòi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm thối và hư trái.

Ruồi vàng tấn công gây hại trên trái non sẽ làm trái nhăn nheo, biến dạng và rụng sớm.

sâu hại chanh dây
Trái chanh dây bị thối do dòi đục sâu, trái non bị tấn công nên nhăn nheo, biến dạng

3.3 Quản lý ruồi vàng đục quả gây hại chanh dây

Để quản lý loại sâu hại chanh dây là ruồi vàng đục quả, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng các sản phẩm sau:

  • Dr Nhện, Perthrin: diệt và xua đuổi ruồi trưởng thành.
  • Newgard: quản lý dòi.

Bà con cũng cần kết hợp các phương pháp phòng trị sâu hại chanh dây như:

  • Hạn chế trồng chanh dây xen canh với các loại dưa leo, bầu bí, khổ qua và các loại cây ăn trái khác.
  • Tiêu huỷ những trái rụng có dòi do ruồi đục.
  • Dùng lưới chắn.
  • Dùng bẫy để dẫn dụ và tiêu diệt ruồi vàng.

4. Bọ phấn trắng (Rầy lưng trắng)

4.1 Đặc điểm bọ phấn trắng

sâu hại chanh dây
Bọ phấn trắng qua từng giai đoạn
  • Thành trùng:

Bọ trưởng thành có kích thước nhỏ chỉ 1 mm, sải cánh rộng 1,5 mm. Cơ thể có màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, được phủ một lớp phấn bằng sáp.

Bọ phấn trắng có chân dài và mảnh. Khi đậu, cánh của bọ xếp lại phía sau bụng như mái lều che cơ thể.

  • Trứng:

Trứng có kích thước rất nhỏ với hình bầu dục, cuống dài từ 0,18 – 0,2 mm.

Trứng mới đẻ có màu trắng trong. Sau vài ngày sẽ chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành nâu xám.

  • Ấu trùng:

Ấu trùng tuổi 1 non có màu nhạt, hình ovan, kích thước dài 0,7 – 0,9 mm, rộng 0,5 – 0,6 mm. Ấu trùng mới nở có chân bò dưới mặt lá tìm chỗ thích hợp để ở cố đinh.

  • Nhộng:

Nhộng có hình bầu dục, màu trắng, miệng thoái hoá, râu và chân hơi ngắn.

Giai đoạn đầu, cả 2 mặt của nhộng có điểm màu cam. Điểm cam sẽ biến mất khi sắp vũ hoá.

Xác nhộng có màu trắng, không có tua sáp xung quanh nhưng có lông ở 2 bên sườn.

4.2 Sự gây hại của bọ phấn trắng

Bọ phấn trắng thường gây hại chủ yếu lúc sáng sớm và chiều mát. Cả ấu trùng và thành trùng thường sống và gây hại ở mặt dưới lá chanh dây. Chúng chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật khiến lá bị vàng và xoăn lại, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

sâu hại chanh dây
Bọ phấn trắng chích hút nhựa cây khiến lá bị vàng và xoăn lại

Bọ phấn trắng tiết dịch làm nguồn thức ăn cho nấm phát triển nên 2 mặt lá có lớp bồ hóng màu đen. Nghiêm trọng hơn, chúng có khả năng lan truyền virus cho cây chanh dây, làm trái biến dạng.

sâu hại chanh dây
Bọ phấn trắng truyền virus làm trái biến dạng

4.3 Quản lý bọ phấn trắng

Với loại sâu hại chanh dây này, bà con nên hạn chế trồng xen với các cây ký chủ như: bầu bí, khoai tây, cà chua, cà tím,… Đồng thời lưu ý cắt tỉa vườn thông thoáng.

Bên cạnh đó, Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun Alexander. Khi áp lực dịch hại cao thì nên phun kèm Xích Thố Mã.

Trên đây là một số loại sâu hại chanh dây thường gặp mà Hoàng Minh chia sẻ để bà con nhận biết và phòng trị. Mời bà con tiếp tục theo dõi phần 2 để biết thêm những loại sâu bệnh gây hại khác. Về liều dùng và thông tin thuốc BVTV, bà con vui lòng liên hệ để Hoàng Minh tư vấn chi tiết theo tình trạng vườn.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại sâu hại chanh dây phổ biến (Phần 2)

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *