Chanh dây tuy có sức đề kháng mạnh, dễ trồng nhưng nhà vườn vẫn gặp phải các loại sâu bệnh gây hại. Tiếp nối phần 1 tổng hợp các loại sâu hại chanh dây, Hoàng Minh xin chia sẻ thêm các loại sâu bệnh phổ biến để bà con phòng trị nhé!
5. Bọ xít

5.1 Đặc điểm của bọ xít
- Thành trùng:
Bọ xít trưởng thành sống lâu từ 1 – 2 tháng. Nó có hình ngũ giác, có màu xanh lục sáng, kích thước dài khoảng 12mm.
Hai bên góc vai có 2 chấm đen nhỏ. Râu đầu 5 đốt trong đó, 2 đốt cuối màu đỏ nâu và to hơn các đốt chân râu. Bàn chân có 3 đốt và phủ nhiều lông tơ.
- Trứng:
Trứng bọ xít có hình trụ tròn. Trứng mới đẻ có màu trắng trong, sau chuyển sang màu vàng sáng, trước khi nở là màu đỏ.
Trứng được đẻ xếp khối thành nhiều hàng trên bề mặt trái hoặc lá gần trái và sẽ nở trong vòng 5-7 ngày.
- Ấu trùng:
Ấu trùng có 5 tuổi và phát triển từ 18 – 28 ngày. Kích thước và màu sắc thay đổi theo từng tuổi:
- Tuổi 1: sống tập trung.
- Tuổi 2: bắt đầu phân tán và có màu đỏ nâu.
- Tuổi 3: chuyển sang màu xanh lục.
- Tuổi 4 và 5: có màu xanh lục với mầm cánh phát triển.

5.2 Bọ xít gây hại như thế nào?
Bọ xít chích lá làm xuất hiện các nốt sần màu vàng trên thịt lá. Những nốt sần hoại tử tạo thành từng mảng thủng lốm đốm trên bề mặt.
Nếu bọ xít tấn công vào phần cuống đọt non thì đọt sẽ bị khô đen hoặc cháy quéo.
Thành trùng và ấu trùng dùng vòi chích hút khiến bề mặt trái bị rổ, lõm xuống. Bọ xít gây hại ở mật độ cao sẽ tạo nên mảng thẩm ướt trên bề mặt trái.
Những trái bị tấn công sẽ bị biến dạng, bên trong hư hại và rụng. Những trái không bị rụng dễ bị nấm ghẻ tấn công ở các vết chích, tạo nên các vết sần sùi trên mặt trái.
Nếu bọ tấn công ở mật độ cao, bà con sẽ ngửi thấy mùi hôi khó chịu khi vào vườn chanh.

5.3 Quản lý bọ xít hại chanh dây
Với tác nhân bọ xít, bà con cần phòng trị bằng cách cắt tỉa vườn thông thoáng. Sử dụng các thuốc phun có tín xua đuổi như: Alexander, Perthrin và Sạch Nhện.
Khi mật độ tấn công thấp, bà con có thể dùng vợt để bắt bọ một cách thủ công.
6. Sâu hại chanh dây – Rệp sáp

6.1 Đặc điểm rệp sáp

- Thành trùng:
Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục , thuôn dài.
Rệp cái không có cánh, thân dài khoảng 2,5 – 4 mm, chiều ngang khoảng 0,7 – 3mm, thân có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra thì thân có màu vàng nhạt.
Rệp đực có cánh nhưng nhỏ hơn rệp cái và không có sáp. Mắt rệp đực đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn, miệng thoái hoá và chỉ giữ nhiệm vụ giao phối.
- Trứng:
Trứng có hình bầu dục nhỏ, màu trắng trong. Trứng rệp được đẻ thành bọc, bên ngoài bọc có lớp sáp bông bao phủ.
- Ấu trùng: có 3 tuổi.
Tuổi 1 và 2: có màu vàng hơi hồng.
Cuối tuổi 2: tua sáp bắt đầu hình thành. Ấu trùng đực có cơ thể dài hẹp, tối màu. Sau đó, ấu trùng tiết lớp lông sáp làm kén và lột xác thành pha nhộng.
Cuối tuổi 3: Ấu trùng cái với hình dạng giống rệp cái trưởng thành nhưng nhỏ hơn về kích thước.
6.2 Rệp sáp gây hại
Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây chanh dây, chủ yếu là tán lá và trái.

Rệp tấn công rễ làm rễ còi cọc, không vận chuyển được nước và muối khoáng khiến lá cây có biểu hiện lá vàng héo.
Rệp gây hại trên kẽ lá, đọt non và cuống trái làm biến dạng hư hại, thậm chí bị rụng.
Rệp sản sinh dịch ngọt, tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển và thu hút kiến.
6.3 Quản lý rệp sáp tấn công chanh dây
Bà con cần cắt tỉa vườn thông thoáng và tiêu huỷ các đọt non bị tấn công gây hại.
Có thể hun khói và dùng vòi nước áp lực cao để rửa trôi ổ rệp.
Bên cạnh đó, bà con kết hợp phun Alexander và Superkill. Bà con có thể dùng Dầu khoáng DS hoặc Xích Thố Mã để làm bong lớp sáp.
7. Sâu vẽ bùa – sâu hại chanh dây
7.1 Đặc điểm sâu vẽ bùa

- Thành trùng:
Thành trùng của sâu vẽ bùa là ruồi. Ruồi trưởng thành dài đến 1,7 mm có 2 màu chủ đạo là đen và vàng. Khu trán, đốt râu thứ 3 và phiến mai có màu vàng, ngực giữa và bụng có màu đen.
Ruồi cái lớn hơn ruồi đực. Bụng ruồi cái có thêm máng đẻ trứng dài và nhọn.
- Trứng:
Trứng được đẻ ở dưới bề mặt lá, có hình bầu dục, kích thước xấp xỉ 0,25 x 0,12 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng sữa, sau đó chuyển dần sang màu trắng đục.
- Sâu non:
Sâu non còn gọi là dòi, không có chân, không có nang và có 3 tuổi. Dòi có kích thước dài khoảng 2,25 mm.
Tuổi 1: có màu trắng trong.
Tuổi 2: có màu vàng nhạt.
Tuổi 3: có màu vàng rơm.
Sâu non có móc miệng hình chữ Y rất linh hoạt. Sau khi khoét 1 khe phía cuối đường đục ở mặt trên lá sẽ rơi xuống đất ở độ sâu chỉ vài cm để hoá nhộng.
- Nhộng: có hình bầu dục hơi dẹt, màu nâu đỏ. Nhộng có kích thước dài khoảng 1,5mm và rộng khoảng 0,75mm.
7.2 Sự gây hại của sâu vẽ bùa

Cả ruồi và sâu non đều gây hại cho chanh dây. Chúng tấn công cả thân lá và trái, trong đó nặng nhất là giai đoạn sâu non.
Ruồi trưởng thành cắn mép lá hút nhựa cây, khoan lỗ để đẻ trứng tạo nên các dịch lỏng chảy ra.
Sâu non đục lá ăn nhu mô để lại 2 lớp biểu bì tạo thành các đường đục ngoằn nghoèo ở dưới lớp biểu bì mặt trên lá. Các đường đục dày đặc làm lá chanh dây bị biến dạng uốn cong lên, thậm chí cuộn lại và khô cháy.
7.3 Quản lý sâu vẽ bùa gây hại chanh dây
Bà con nên tránh các cây trồng ký chủ như: bầu bí, dưa leo, cà chua, dưa hấu. Đồng thời, loại bỏ hoa xuyến chi trong vườn và treo bẫy ruồi màu vàng.
Bên cạnh đó, Hoàng Minh khuyến nghị bà con phun thuốc BVTV như: Dr Nhện, Sạch Nhện, Newgard.
8. Sâu đục thân – sâu hại chanh dây

8.1 Đặc điểm sâu đục thân
Sâu đục thân hại chanh dây là ấu trùng của bọ cánh cứng xén tóc. Con trưởng thành cắn xước ngọn non, còn sâu non thì đục phá ngoằn nghèo trong thân, thường ít gặp hơn.
- Trưởng thành:
Sâu trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc xanh đen. Thân dài 20 – 30 mm và được phủ bằng lớp lông trắng.
- Trứng được đẻ thành ổ từ 400 -2000 trứng và có màu vàng.
- Ấu trùng: Sâu non đẫy sức dài 30 – 50mm có màu hồng đỏ, có nhiều lông cứng, đầu màu đen.
- Nhộng có kích thước dài 15 – 34mm.

8.2 Sâu đục thân gây hại ra sao?
Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây, phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2.
Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi lột xác 1 lần, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở. Do đó, sâu non có thể phá hại rất nhiều cành. Sâu di chuyển và đùn phân ra bên ngoài nên rất dễ phát hiện.
Sâu đục làm thân cành gãy ngang hoặc héo rũ, trái teo tóp chín héo. Sâu phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-28C.

8.3 Quản lý sâu đục thân chanh dây
Để quản lý sâu đục thân là một loại sâu hại chanh dây này, Hoàng Minh khuyến nghị các sản phẩm thuốc phun là
- Superkill: dùng để diệt ấu trùng.
- Ranadi: để ung trứng.
Bà con cần cắt tỉa vườn thông thoáng, bón phân cân đối để tránh cho vườn chanh bị rậm rạp quá mức. Bên cạnh đó, hãy tiêu huỷ những cành bị sâu đục phá và dùng móc sắt để bắt sâu thủ công.
Như vậy, qua 2 phần tổng hợp, bà con đã nhận dạng và biết cách xử lý hầu hết các loại sâu hại chanh dây trong nhà vườn. Về liều dùng và thông tin thuốc BVTV, cũng như các thắc mắc về kỹ thuật trồng cây, bà con vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh