Hiện nay tình trạng mưa lớn kéo dài tạo điều kiện cho rất nhiều đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng, đặc biệt là tác nhân Phytophthora – mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sự phát triển của cây trồng trong giai đoạn này. Trong bài viết dưới đây, Hoàng Minh sẽ hướng dẫn bà con quản lý Phytophthora gây hại hiệu quả.
I. Phytophthora là gì?
Phytophthora bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp theo nghĩa đen có nghĩa là “Kẻ hủy diệt thực vật” và là một trong ba loại bệnh hại nghiêm trọng đến sức khỏe cây trồng.
Về mặt hình thái, Phytophthora giống với nấm sợi vì vậy trước đây được phân loại vào giới Fungi. Tuy nhiên, về mặt phát sinh loài, Phytophthora thuộc về ngành Oomycota là các sinh vật giống nấm.
1. Điều kiện phát triển của Phytophthora
Phytopthora có mật độ thấp và ít gây hại trong mùa khô, nhưng bắt đầu bùng phát và gây hại nặng trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của Phytophthora là từ 20ºC đến 25ºC, tuy nhiên chúng cũng có thể phát triển trong đất mát tới 13ºC đến 15ºC.
Phytophthora cần nước để hoàn thành vòng đời và chỉ cần bốn giờ nước đọng để nảy mầm, chúng thường tấn công rễ cây trong đất thoát nước kém hoặc kỵ khí vì vậy rất khó để quản lý trong môi trường đất ẩm ướt.
2. Đặc điểm gây hại của Phytophthora
Đặc điểm chung trên cây trồng khi Phytophthora gây hại là thối rễ, nứt thân hoặc xì mủ, thối nâu quả, rụng lá và chết dần trên cây. Sau đây, Hoàng Minh sẽ phân tích kỹ hơn về đặc điểm gây hại trên từng đặc điểm hình thái và bộ phận của cây trồng.
2.1. Biểu hiện Phytophthora trên từng giai đoạn phát triển của cây
* Cây con
Ở giai đoạn cây con, Phytophthora thường gây hại khi cây con đã nhô lên khỏi mặt đất. Hệ thống rễ bị thối hư hoặc xuất hiện các tổn thương hoại tử, thân cây bị nhiễm bệnh có màu nâu đen và mềm. Đối với hạt giống khi bị tấn công hạt sẽ không nảy mầm được.
* Cây trưởng thành
Đối với cây lớn ít bị ảnh hưởng và chết nhanh như cây con bởi chúng có hệ rễ khỏe và lan rộng, khi bị hư một phần nếu phát hiện quản lý kịp thời thì cây vẫn có khả năng phục hồi phát triển khỏe.
2.2. Biểu hiện Phytopthora gây hại trên các bộ phận của cây
- Trên rễ: Vườn trồng cây vùng đất thấp, ẩm độ cao hệ thống thoát nước kém nguồn bệnh có sẵn trong đất dễ dàng xâm nhập vào gây thối rễ, rễ non bị thối có màu nâu đen, vỏ rễ bị thối đen hoặc tuột ra khỏi rễ, cây phát triển chậm.
Thối rễ chanh dây |
- Trên thân, cành: Nấm ở vùng rễ sẽ theo mạch dẫn gây hại lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa (xì mủ) trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt sẫm màu. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.
Biểu hiện Phytophthora gây hại trên thân cây |
- Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển nâu đen và rụng.
- Trên quả: Vết bệnh ban đầu là một vài chấm nhỏ màu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống hoặc ở vị trí đuôi hay hông quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả.
Vết bệnh trên quả
Khi bị nặng vết bệnh bị nứt và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả hư, rụng trái.
2.3. Biểu hiện Phytophthora trên từng loại cây trồng
Bệnh do Phytophthora sp. đối với từng cây trồng sẽ có tên gọi khác nhau: Bệnh thối rễ, nứt thân, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm,…
- Sầu riêng bị vàng lá thối rễ, thối quả, nứt thân xì mủ.
- Tiêu: Chết nhanh tiêu
- Thối trái chanh dây, thối rễ.
3. Con đường lan truyền bệnh
Phytophthora có thành tế bào được cấu tạo bởi Cellulose, thành dày cho phép chúng tồn tại nhiều tháng, thậm chí nhiều năm ở đất khô khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa ẩm, ngập úng các du động bào tử có thể lan truyền qua nước trong đất và trên bề mặt cây tiếp xúc gây hại cho rễ của các cây xung quanh.
Ngoài ra bào tử bệnh còn tồn tại trên thân, cành, quả bị gây hại khi gặp gió to, nước mưa, nước tưới hoặc qua các hoạt động canh tác của nhà vườn làm lây lan bào tử bệnh sang cây khác hoặc các vị trí khác trên cây.
4. Biện pháp quản lý
- Phytophthora ưa môi trường ẩm ướt khi thiết kế vườn trồng cần có hệ thống thoát nước tốt, tránh bị ngập úng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Đối với cây con khi bệnh xuất hiện tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh ngay tránh lây lan diện rộng.
- Đối với Phytophthora gây hại phần rễ, bà con loại bỏ đất xung quanh gốc cây, đào từ gốc ra khoảng 30 cm và lộ phần cổ rễ, sau đó loại bỏ lớp vỏ nào bị rỉ nước hoặc sẫm có tác dụng giúp hệ rễ khô hoàn toàn, làm chậm sự lây lan của phytophthora. Sau đó tiến hành đổ gốc Caste quản lý bào tử gây bệnh.
- Đối với Phytophthora gây hại trên thân cành tiến hành cạo sạch phần bị thối, sậm màu tiến hành phun xử lý với Caste.
- Đối với Phytophthora gây hại trên trái cắt loại bỏ phần trái hư sau đó tiến hành phun thuốc phòng nấm lan rộng.
Riêng đối với cây sầu riêng tùy vào vị trí gây hại trên quả sẽ có xử lý khác nhau:
+ Nếu thối bên hông trái, đuôi trái chứng tỏ nấm Phytophthora từ không khí hoặc từ mặt đất bị nước mưa bắn lên. Tiến hành phun lên trái.
+ Nếu thối ở cuống trái ăn xuống thì nấm xuất hiện từ dưới rễ và đi theo mạch dẫn đi lên. Nó sẽ đi kèm với biểu hiện nứt thân xì mủ. Cần quản lý vùng rễ kết hợp tiêm vào thân.
Hoàng Minh khuyến nghị nhà vườn quản lý Phytophthora với Caste bởi sản phẩm có sự kết hợp của 2 hoạt chất tiên tiến, quản lý nấm tối ưu giúp ngăn chặn phán tán và làm suy yếu sự tấn công của nấm.
- Pyraclostrobin có tác dụng bảo vệ và điều trị. Ức chế năng lượng sinh ra trong quá trình hô hấp của nấm bệnh, xâm nhập tốt thấm sâu qua lớp sáp nhanh và diệt nấm toàn thân (dẫn truyền mạnh tới mọi vị trí trong cây). Nó còn đóng vai trò là chất kích thích sinh trưởng giúp kìm hãm ethylene.
- Dimethomorph ức chế nảy mầm của bào tử nấm nhờ vậy ngăn chặn phân tán và suy yếu sự tấn công của nấm. Ngoài ra xâm nhập thấm sâu vào mô thực vật và tiêu diệt sợi nấm.
Sau khi phục hồi được bộ rễ tiến hành bổ sung bộ đôi Demeter, Trichoderma- Tot giúp hệ đất tơi sốp thoáng khí, ức chế các nấm hại rễ trong đất (Pythium, fusarium, phytophthora), rễ ra khỏe, tăng cường tính kháng bệnh.
Bà con có bất kì thắc mắc nào trong quá trình canh tác xin vui lòng liên hệ Nông nghiệp Hoàng Minh qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé!
Được viết Ks. Linh.
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0935 842 567
Website: goldsunvn.com
Email: Info@goldsunvn.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh