THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Thán thư xoài là một căn bệnh cây trồng khiến nhiều bà con lo lắng. Sau đây Nông nghiệp Hoàng Minh xin chia sẻ cùng quý bà con nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng bệnh như sau:

1. Nguyên nhân và thời gian gây bệnh

– Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra bệnh thán thư xoài.

– Bệnh thán thư gây hại trên xoài ở hầu hết các tháng trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc gây hại mạnh nhất vào các tháng 3, 4 tiếp đến là các tháng 2, 5, 7, 8. Còn ở phía Nam bệnh thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa. Bệnh sẽ giảm dần và ít gây hại vào các tháng 11 và 12 hàng năm.

2. Nhận biết triệu chứng bệnh

Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây. Tuy nhiên, tuỳ theo từng bộ phận gây hại mà bệnh có các biểu hiện triệu chứng khác nhau:

– Trên lá: giai đoạn lá non là lúc lá mẫn cảm nhất với bệnh. Đầu tiên xuất hiện các đốm đen nhỏ rải rác. Sau đó lớn dần tạo thành những mảng lớn hình tròn hoặc góc cạnh màu nâu tối. Khi vết bệnh già có màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng đi. Nếu bị nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá xoài bị vặn vẹo, xoắn cong.

– Trên hoa: Cũng như lá, bào tử nấm xâm nhập các gié non tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục và nhánh hoa. Sau đó lớn dần làm cho các hoa không nở, không thụ phấn được. Bệnh càng phát triển mạnh làm rụng hoa, các gié hoa, cành hoa bị thối đen, khô héo và chết.

– Trên quả: Bệnh tấn công làm cuống trái bị thối đen và rụng. Ở giai đoạn quả non bệnh thường xuất hiện ở hõm của cuống quả. Các vết đốm nâu lan rộng làm cho quả không lớn được hoặc gây dị hình méo mó. Bệnh nặng có thể gây rụng quả hàng loạt

– Nhiệt độ và ẩm độ là hai trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh thán thư trên cây xoài. Trong tháng 3-4 ẩm độ cao (trên 80%), trời ấm (nhiệt độ 25-26 độ C) điều kiện để nấm bệnh phát triển mạnh . Giai đoạn này bà con cần hết sức đề phòng

3. Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh thu gom cành lá khô, trái rụng trong vườn tránh giữ lại nguồn bệnh trong vườn
  • Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng sao cho ánh nắng có thể xâm nhập vào bên dưới tán cây. Ngăn ngừa sự phát triển của nấm, đồng thời khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.
  • 45 – 50 ngày sau xử lý ra hoa hay khi trái to cỡ quả trứng, nên bao trái để ngừa bệnh thán thư và các loại côn trùng gây hại khác.

Cách phòng và trị bệnh thán thư hại xoài

Sử dụng thuốc gốc đồng (Supercook 85WP) hoặc Chlorothalonil (Cythala 75WP) hoặc Propineb (Aconeb 70WP)

Có 3 thời điểm phun thuốc phòng và trừ hiệu quả nhất đối với bệnh thán thư hại xoài:

  • Lần 1: trước khi hoa nở 5 ngày để chủ động ngăn ngừa nấm tấn công giai đoạn hoa nở làm thối hoa, rụng hoa và rụng quả non.
  • Lần 2: sau khi hoa nở được khoảng 30-50% ( 20 ngày sau xử lý lần 1) để bảo vệ các gié hoa còn lại và các quả non vừa đậu.
  • Lần 3: trước khi thu hoạch 15 ngày phòng bệnh gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả sáng hơn, bóng đẹp hơn và hạn chế bệnh gây thối cuống quả

Cần luân phiên thuốc để hạn chế nấm kháng thuốc, nên kèm với Dầu Khoáng  để gia tăng hiệu quả trừ bệnh của thuốc. Để ngừa bệnh thán thư và giúp trái sạch, đẹp, sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào nước nóng 51 – 53 độ C trong 10 phút, sau đó lau khô, bao trái bằng giấy sạch, rồi tồn trữ trong sọt, hộpMọi chị tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoai: 02693.820.823    –    Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email:Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiephoangminh1 – Nông nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *