Dịch sâu keo – loài sâu hại mới vừa phát hiện tại Việt Nam nhưng đã bùng phát thành dịch hại nghiêm trọng; sự lây lan tàn phá nhanh chóng. Đây là một loại sâu bệnh tuy không mới, nhưng với mật độ phát triển nhanh chóng. Có thể gây hạt cây trồng, bà con khó ứng phó kịp thời. Sau đây Nông Nghiệp Hoàng Minh xin chia sẻ cùng quý bà con thông tin về bệnh dịch sâu keo. Cũng như cách phòng trị hiệu quả.
Đây là loài sâu hại mới vừa mới phát hiện tại Việt Nam nhưng đã bùng phát thành dịch hại nghiêm trọng; sự lây lan tàn phá nhanh chóng
Vòng đời được hoàn thành trong khoảng 30 ngày vào mùa hè, nhưng 60 ngày vào mùa xuân và mùa thu và 80 – 90 ngày trong mùa đông. Số lượng thế hệ xảy ra trong một khu vực thay đổi theo sự xuất hiện của những con trưởng thành phân tán. Loài này không có khả năng gây bệnh trên cây trồng.
1. Dịch sâu keo phân bố ở đâu
Loài sâu keo mùa Thu đã được phát hiện gây hại tại các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ (bắc Mỹ, trung Mỹ và nam Mỹ) và một số quốc gia tại châu Âu. Trong đó tại châu Á loài sâu hại này đã xuất hiện và gây hại tại Ấn Độ, Banglades, Srilanka, Myanmar, Thái Lan, Yemen và Trung Quốc.
2. Dịch sâu keo thuộc ký chủ nào
Sâu keo mùa Thu (Spodoptera frugiperda) là loài sâu hại đa thực, chúng có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo như: ngô, lúa, kê, đậu phộng và mía. Ngoài ra cũng đã được phát hiện gây hại trên các loại rau, cây bông.
3. Sâu keo có đặc điểm hình thái
a.Trứng
Trứng được đẻ thành bọc, mỗi bọc 150-200 trứng, quả trứng có hình cầu, đường kính 0,75mm. Có lớp tơ mịn màu vàng nhạt bao phủ bên ngoài. Giai đoạn trứng từ 2 – 3 ngày.
b. Ấu trùng
Ấu trùng có màu xanh nhạt đến nâu sẫm, ấu trùng có 6 tuổi, ở giai đoạn tuổi 6 ấu trùng dài 3-4 cm. Khi nở, chúng có màu xanh với các vạch và đốm màu đen, và khi chúng lớn lên, chúng vẫn giữ được màu xanh lá cây hoặc trở thành màu nâu và có các vạch đen và đường xoắn ốc màu đen. Ấu trùng lớn được đặc trưng bởi hình chữ “Y” ngược có màu vàng trên đầu. Đôi khi chúng ăn thịt đồng loại lẫn nhau.
Hình 2. Ấu trùng của sâu Spodoptera frugiperda
c. Nhộng
Nhộng thường diễn ra trong đất, ở độ sâu 2 đến 8 cm (John L., 2017). Nhộng có chiều dài 1,3-1,7 cm (tùy theo con đực và con cái) và có mầu nâu sáng bóng. Thời gian của giai đoạn nhộng là khoảng 8 – 9 ngày trong mùa hè.
d. Sâu trưởng thành
Sâu trưởng thành thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), họ Ngài đêm (Noctuidae), có chiều dài sải cánh từ 32 – 40 mm. Ở con đực, phần trước thường có màu xám và nâu với các đốm trắng hình tam giác ở đầu và gần trung tâm của cánh; con cái có màu nâu xám đồng đến nâu và nhạt màu hơn con đực. Cánh sau có màu trắng ánh bạc với đường viền sậm màu ở rìa cánh. Con trưởng thành hoạt động mạnh về đêm. Thời gian sống của con trưởng thành từ 7 – 21 ngày (trung bình khoảng 10 ngày).
4. Dịch sâu keo nguy hại thế nào
Sâu non có khả năng gây hại trên lá, các bộ phận non của cây, trái. Sâu non tuổi 1 – 2 gặm bề mặt lá, rồi ăn khuyết từng miếng nhỏ, từ tuổi 3 trở đi gây hại nặng nhất, chúng cắn lủng lá tạo thành những cái lỗ và ăn từ mép lá vào trong, nhìn vẻ bề ngoài “rách rưới”. Nếu mật số cao chúng có thể làm rụng lá hoàn toàn, mật số từ 0,2 đến 0,8 ấu trùng trên mỗi cây trong giai đoạn muộn có thể làm giảm năng suất từ 5 đến 20%.
Tài liệu tham khảo dịch sâu keo:
– Công văn số 351/BVTV-TV của Cục Bảo vệ thực vật về việc điều tra và theo dõi sâu keo mùa Thu. Ngày 19/02/2019.
– Công văn số 17/GĐKDTV/CV của Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật – Cục Bảo vệ thực vật Về việc hướng dẫn thu thập mẫu định loại Sâu keo mùa Thu. Ngày 22/02/2019.
– John L. Capinera (2017). http://entnemdept.ufl.edu/creatures/field/fall_armyworm.htm
– Website: https://www.cabi.org/isc/datasheet/29810.