TỔNG HỢP NHỮNG LOẠI BỆNH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG PHỔ BIẾN (PHẦN 2)

Tiếp nối phần 1 tổng hợp những loại bệnh hại trên cây thanh long, Hoàng Minh xin tiếp tục chia sẻ thêm một số bệnh hại phổ biến để bà con phòng trị nhằm đạt hiệu quả năng suất thu hoạch.

5. Bệnh thối rễ chết cành – bệnh hại trên cây thanh long

5.1 Triệu chứng bệnh thối rễ chết cành xuất hiện trên cây thanh long

Loại bệnh hại trên cây thanh long phổ biến không thể không nhắc tới bệnh thối rễ chết cành do các tác nhân chính là: Nấm Phytophthora sp., Fusarium sp., tuyến trùng Pratylenchus sp. và Meloidogyne sp. gây ra.

Các bào tử nấm bệnh thường tồn lưu trong tàn dư thực vật ở vườn thanh long và tuyến trùng nằm trong đất. Ở điều kiện thuận lợi, chúng phát triển và gây hại cho rễ cây thanh long. Đặc biệt, những tác nhân này sẽ lây nhiễm bệnh qua các vết thương hở trên rễ cây khi rễ bị tổn thương trong quá trình canh tác.

Khi xuất hiện bệnh hại trên cây thanh long này, bà con thường bắt gặp những triệu chứng sau:

  • Cây thanh long phát triển kém, cành héo kiểu mất nước và sau đó cụp xuống.
  • Lúc mới nhiễm bệnh, ban đầu triệu chứng chỉ là một vài cành bị héo, sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo vàng, cành khô. Khi bệnh nặng, cây thanh long có thể chết.
  • Phần rễ cây sẽ bị thối từ rễ nhỏ rồi lan dần vào trong rễ lớn.
  • Vỏ rễ bị thối có màu nâu, bên trong rễ có các sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi cây nhiễm bệnh, rễ bị thối sẽ mất khả năng hấp thu nước và dưỡng chất.
  • Khi cây nhiễm bệnh nặng, gần như toàn bộ hệ thống rễ đều thối đen và cây cũng nhanh chóng chết đi.
bệnh hại trên cây thanh long
Triệu chứng chết cành trên cây thanh long

5.2 Biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ chết cành – bệnh hại trên cây thanh long

Khi cây thanh long bị các tác nhân tấn công gây ra bệnh thối rễ chết cành, bà con kết hợp sử dụng bộ sản phẩm Agofast + Libero để quản lý bệnh hiệu quả. Theo đó:

  • Agofast là thuốc đặc trị các bệnh chết nhanh như thối rễ,…
  • Libero với khả năng bám dính tốt trên bề mặt thân lá, là thuốc có hiệu lực phòng trừ cao các bệnh do nấm gây ra trên cây trồng như: thối rễ, tuột lá,…

6. Bệnh thối bẹ – bệnh hại trên cây thanh long

6.1 Triệu chứng của bệnh thối bẹ – bệnh hại hại trên cây thanh long

Tác nhân gây ra bệnh thối bẹ – bệnh hại trên cây thanh long này chính là vi khuẩn Erwinia sp.

Vết bệnh thối bẹ trên cây thanh long ban đầu có màu vàng, về sau lan rộng và mọng nước rồi làm thối phần thịt trên cành. Cuối cùng chỉ còn lại xương cành.

Vi khuẩn thường tấn công gây hại ở vị trí chóp non của cành cây thanh long. Bệnh thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao từ 30-34 độ C.

bệnh hại trên cây thanh long
Vết bệnh thối bẹ trên cành thanh long

6.2 Biện pháp phòng trừ bệnh thối bẹ gây hại trên cây thanh long

Với bệnh hại trên cây thanh long là bệnh thối bẹ, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng kết hợp sản phẩm Senly + Agofast để quản lý vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Trong đó:

  • Senly có hiệu lực phòng trừ cao với các bệnh hại do nấm và vi khuẩn gây ra.
  • Agofast là thuốc đặc trị các bệnh chết nhanh như thối bẹ.

Bên cạnh đó, bà con áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

  • Chọn cây thanh long giống có nguồn gốc rõ ràng và sạch bệnh.
  • Tỉa bỏ và tiêu huỷ toàn bộ những cành mang bệnh.
  • Tạo rãnh thoát nước tốt cho vườn vào mùa mưa, đồng thời tưới đủ nước vào mùa khô.
  • Bổ sung cân đối các loại phân, đặc biệt phân hữu cơ hoai mục.

7. Bệnh thán thư – bệnh hại trên cây thanh long

7.1 Triệu chứng bệnh thán thư – một trong những bệnh hại trên cây thanh long

Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại trên cây thanh long do tác nhân nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh thường tấn công nhiều bộ phân trên cây thanh long từ hoa, canh đến trái và phát triển mạnh mẽ ở điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

Cây thanh long bị bệnh thán thư sẽ có các triệu chứng là:

  • Trên hoa thanh long: vết bệnh là những đốm đen nhỏ, khi bị nấm bệnh tấn công gây hại, hoa sẽ khô đen và rụng.
  • Trên cành thanh long: nấm bệnh thường tấn công từ mép cành rồi lan dần vào bên trong. Vết bệnh trên cành là những vòng tròn đồng tâm màu nâu đậm, giữa tâm có màu nâu đỏ.
  • Trên trái thanh long: vết bệnh có hình thù và màu sắc giống với trên cành, nhưng có dạng lõm xuống.
bệnh hại trên cây thanh long
Vết bệnh thán thư trên trái thanh long có dạng lõm xuống

7.2 Biện pháp phòng trị bệnh thán thư – bệnh hại trên cây thanh long

Để phòng trị bệnh hại trên cây thanh long là bệnh thán thư, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng bộ sản phẩm Titan CupSparta. Bên cạnh đó, bà con kết hợp quản lý phòng bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Đắp mô cao và tạo rãnh thoát nước, tránh cho vườn thành long bị ngập úng.
  • Rút râu sau khi hoa thanh long nở từ 2-3 ngày.
  • Tỉa cành và tiêu huỷ toàn bộ những cành thanh long mang nguồn bệnh, hoặc cành già không còn khả năng cho trái. Mục đích nhằm tạo độ thông thoáng, hạn chế nấm bệnh lây lan trong vườn.
  • Bón phân hợp lý và cân đối, đặc biệt ưu tiên phân hữu cơ hoai mục giúp cây sinh trưởng tốt, khả năng chống chịu và kháng bệnh cao.

Như vậy, qua 2 phần tổng hợp, bà con đã nhận dạng và biết cách xử lý hầu hết các loại bệnh hại trên cây thanh long phổ biến. Về liều dùng và sản phẩm thuốc BVTV, bà con vui lòng liên hệ để Hoàng Minh tư vấn chi tiết theo tình trạng vườn.

Xem thêm: Tổng hợp những loại bệnh hại trên cây thanh long phổ biển (Phần 1)

Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 0935 842 567

Website: goldsunvn.com

Email: Info@goldsunvn.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *