Thanh long vốn được ưa chuộng nhiều cả trong và ngoài nước nên được nhiều bà con lựa chọn làm loại cây phát triển kinh tế. Quá trình trồng trọt và chăm sóc, không hiếm nhà vườn gặp phải các bệnh hại trên cây thanh long khiến chất lượng mùa vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoàng Minh xin được tổng hợp các bệnh hại phổ biến để bà con biết cách phòng trị hiệu quả.
1. Bệnh đốm đen – bệnh hại trên cây thanh long
1.1 Triệu chứng bệnh đốm đen trên cây thanh long
Nấm Bipolaris sp. là tác nhân tấn công gây ra bệnh đốm đen – bệnh hại trên cây thanh long. Ban đầu, nấm tấn công khiến vết bệnh xâm nhiễm từ vị trí rìa tai nụ hoa rồi lan dần vào trong. Thoạt đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen sau đó phát triển thành dạng elip thuôn dài và có vết lõm ở giữa.
Khi bệnh hại trên cây thanh long này xuất hiện ở vị trí đỉnh bông sẽ khiến bông không nở được và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng vụ mùa.

1.2 Đặc điểm gây hại của bệnh đốm đen trên cây thanh long
Cũng như những loại bệnh hại trên cây thanh long có mầm bệnh từ nấm khác, bệnh đốm đen phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt, ẩm độ không khí cao từ 80-90% và nhiệt độ tầm 20-30 độ C.
Bào tử nấm bệnh Bipolaris sp. thường xuất hiện trên bông thanh long bị bệnh hoặc trong tàn dư, xác bã thực vật trong vườn.
1.3 Biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen – bệnh hại trên cây thanh long
Với bệnh hại trên cây thanh long là bệnh đốm đen, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng sản phẩm Star Top 325SC để xử lý bệnh hiệu quả.
Star Top 325SC là sản phẩm thuốc trừ bệnh nội hấp và lưu dẫn mạnh giúp tiêu diệt tế bào nấm bệnh hiệu quả bằng cách:
- Ngăn cản sự hình thành năng lượng ATP – năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của nấm bệnh.
- Ức chế thành phần cấu trúc nên màng tế bào Ergosterol.
- Chặn đứng sự vận chuyển điện tử sinh năng lượng ở ty thể giúp ngăn cản sự hô hấp của nấm.
Bên cạnh đó, bà con kết hợp thực hiện các biện pháp canh tác như:
- Thường xuyên thăm nom vườn để sớm phát hiện nguồn bệnh hại trên cây thanh long.
- Vệ sinh vườn thanh long định kỳ.
- Cắt bỏ và tiêu huỷ toàn bộ những cành, nhánh và cây bị bệnh trong vườn.
- Rút râu sau khi hoa nở khoảng tầm 2-4 ngày.
- Bón phân cân đối, nên chọn bón các loại phân hữu cơ và Trichodema – Tot.
2. Bệnh đốm nâu – bệnh hại trên cây thanh long
2.1 Triệu chứng của bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long
Bệnh đốm nâu là một trong những bệnh hại trên cây thanh long phổ biến. Bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Khi tấn công gây hại trên cây thanh long, bào tử nấm sẽ nảy mầm trên bề mặt trái, thân và cành thanh long sau đó xâm nhập vào trong các mô và gây hoại tử.

- Triệu chứng bệnh đốm nâu trên thân, cành thanh long: Với triệu chứng bệnh hại trên cây thanh long này, ban đầu sẽ là các vết lõm màu trắng, sau đó nổi lên thành đốm tròn màu nâu. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh sẽ liên kết với nhau khiến cho cành thanh long trở nên sần sùi và thối khô từng mảng.
- Triệu chứng bệnh đốm nâu trên trái thanh long: Trên trái thanh long cũng xuất hiện những vết bệnh giống như ở thân và cành. Những đốm nâu cũng khiến cho vỏ trái trở nên sần sùi và thối khô từng mảng. Khi bệnh nặng có thể gây nám trái, làm giảm giá trị kinh tế nghiêm trọng.
2.2 Đặc điểm gây hại của bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Tương tự như bệnh đốm đen, bệnh đốm nâu cũng là bệnh hại trên cây thanh long phát triển và lây lan mạnh khi thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Những vườn thanh long rậm rạp cũng là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh này phát triển và gây hại nặng.
Bào tử nấm lây bệnh đốm nâu chủ yếu qua hom giống, cành và trái thanh long bị bệnh. Ngoài ra, bào tử nấm còn bay trong gió và đi theo các dòng nước chảy như nước mưa, nước tưới và qua các dụng cụ làm vườn, cắt tỉa vườn.
2.3 Biện pháp quản lý bệnh đốm nâu – bệnh hại trên cây thanh long hiệu quả
Hoàng Minh hướng dẫn bà con quản lý bệnh đốm nâu – bệnh hại trên cây thanh long hiệu quả bằng Titan Cup và Cythala. Bên cạnh đó, nên áp dụng các biện pháp canh tác gồm:
- Tiến hành cắt tỉa bớt các cành già để tạo sự thông thoáng, giảm độ ẩm, giảm khả năng lây lan bệnh với những vườn thanh long trên 4 năm tuổi.
- Cắt bỏ và tiêu huỷ toàn bộ những cành, trái nhiễm bệnh.
- Tăng cường bón bổ sung các loại phân lân, kali, phân hữu cơ hoai mục và các loại phân trung vi lượng để tăng sức đề kháng cho cây. Bà con lưu ý không nên bón phân đạm và phun chất kích thích sinh trưởng khi cây thanh long đang bị bệnh.
- Không tưới nước cho vườn thanh long vào buổi chiều tối nhằm tránh tạo điều kiện thuận lợi cho các bào tử nấm bệnh phát sinh, nảy mầm.
- Không mang các cành, trái bị bệnh sang vườn khác để tránh lây lan nguồn bệnh đốm nâu.
- Vào cuối mùa khô, bà con nên cắt ngắn từ 2-3 cm ở đầu phần cành non để thoát nước đọng trên cành. Việc làm này giúp cành già nhanh nhằm hạn chế được sự gây hại của nấm bệnh.
- Cắt tỉa toàn bộ chồi non trong mùa mưa và phun thuốc có chứa gốc đồng lên vết cắt ngay sau khi cắt tỉa.
- Thường xuyên thăm nom, kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

3. Bệnh nám cành – bệnh hại trên cây thanh long
3.1 Triệu chứng cây thanh long bị bệnh nám cành
Một bệnh hại trên cây thanh long phổ biến nữa là bệnh nám cành do nấm Macssonina agaves gây ra.
Bệnh nám cành xuất hiện trên cây thanh long là lớp bột mỏng màu xám xanh phủ trên cành. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm ảnh hưởng tới năng suất vụ mùa thanh long.

3.2 Biện pháp phòng trừ bệnh nám cành – bệnh hại trên cây thanh long
Hoàng Minh khuyến nghị bà con xử lý bệnh nám cành – bệnh hại trên cây thanh long này với Titan Cup. Titan Cup là sản phẩm thuốc gốc đồng hữu cơ, giúp ức chế nấm bệnh với phổ tác dụng rộng và nội hấp nhanh.
Bên cạnh đó, bà con kết hợp áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn giống thanh long sạch bệnh và nguồn gốc rõ ràng.
- Cắt tỉa, loại bỏ thường xuyên những cành không còn khả năng mang trái để tạo độ thông thoáng.
- Kiểm tra và chăm sóc, dọn dẹp vườn thường xuyên, đồng thời tiêu huỷ các tàn dư thực vật.
- Đào rãnh cho vườn thanh long thoát nước tốt, nhất là vào mùa mưa để tránh tình trạng ngập úng nước.
4. Bệnh thối đầu trái – bệnh hại trên cây thanh long
4.1 Triệu chứng bệnh thối đầu trái trên cây thanh long
Bệnh thối đầu trái – bệnh hại trên cây thanh long này do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Erwinia chrysanthemi. Vi khuẩn xâm nhập làm thối trái hoặc trái chín sớm ở vị trí bị thối.
Bệnh thối đầu trái thường ảnh hưởng nghiệm trọng với loại thanh long ruột đỏ, chủ yếu là giai đoạn sau khi rút râu.

4.2 Biện pháp phòng trừ bệnh thối đầu trái – bệnh hại trên cây thanh long
Với bệnh hại trên cây thanh long là bệnh thối đầu trái này, Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng kết hợp sản phẩm Senly + Agofast để quản lý vi khuẩn hiệu quả. Trong đó:
- Senly có hiệu lực phòng trừ cao với các bệnh hại do nấm và vi khuẩn gây ra.
- Agofast là thuốc đặc trị các bệnh chết nhanh như thối đầu trái.
Bên cạnh đó, bà con nên:
- Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc vườn đồng thời vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa và tiêu huỷ những trái bị thối đầu.
- Bà con không tưới nước lên trái khi trái còn nhỏ và vào lúc trời nắng nóng.
Trên đây là một số bệnh hại trên cây thanh long phổ biến mà Hoàng Minh chia sẻ để bà con nhận biết và phòng trị. Mời bà con theo dõi tiếp phần 2 để biết thêm những loại bệnh hại phổ biến khác.
Về liều dùng và sản phẩm thuốc BVTV, bà con vui lòng liên hệ để Hoàng Minh tư vấn chi tiết theo tình trạng vườn:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0935 842 567
Website: goldsunvn.com
Email: Info@goldsunvn.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh