Măng cụt là một trong những loại trái cây được ưa chuộng nhất hiện nay vì hương vị chua ngọt xen lẫn khiến người ăn được kích thích vị giác mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều bà con vẫn chưa thực sự hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt để mang lại hiệu quả năng suất cao. Hoàng Minh xin hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật này nhé!
1. Hiểu rõ điều kiện sinh thái và phát triển để chăm sóc cây măng cụt
Măng cụt là giống cây có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau. Trong đó, đất sét giàu hữu cơ với tầng canh dày, thoát nước tốt và gần với nguồn nước tưới là tốt nhất. Bên cạnh đó, một trong những thông tin mà bà con cầm nắm rõ để chăm sóc cây măng cụt đó là măng cụt không thích hợp với đất mặn hay nhiễm mặn.
Cây măng cụt phù hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và ẩm độ cao, cùng lượng mưa dồi dào. Cây măng cụt phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 – 35 độ C. Cây không ưa sáng nên cần được che bóng trong những năm trồng đầu tiên.

Với bộ rễ khá yếu thường chỉ nằm ở lớp đất mặt, cây măng cụt cần nhiều ánh sáng để phát triển và cao lớn. Thân cây thường có thể cao từ 7-13m, trong điều kiện thuận lợi có thể lên đến 25m.
Tuỳ vào phương pháp nhân giống do bà con lựa chọn mà cây măng cụt sẽ bắt đầu cho thu hoạch sau 6-8 năm. Măng cụt có hoa lưỡng tính, thường ra hoa rải rác từ tháng 1-3 và thu hoạch vào tháng 5-8.

2. Chăm sóc cây măng cụt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
Tuỳ vào phương pháp chăm sóc cây măng cụt, cây sẽ cho trái khi trồng được 8-10 tuổi hoặc có thể lâu hơn nữa. Muốn cây măng cụt cho trái sớm, bà con có thể trồng từ cây ghép. Thông thường, tầm 4-5 tuổi tuỳ vào cách thức chăm sóc cây măng cụt cũng đã cho trái.

Trong giai đoạn cây măng cụt chưa cho trái: bà con tiến hành bón phân 3-4kg/cây trong năm đầu tiên sau trồng và sau mỗi năm thì tăng dần lên 2-3kg/cây. Bà con có thể bón cho cây 2 lần trong năm là khi đầu và cuối mùa mưa.
Nếu bà con chủ động được nguồn nước tưới thì nên chia nhỏ số lần bón phân để cây hấp thụ được dinh dưỡng tốt nhất. Chia thành 4-6 lần trong năm tuỳ thuộc và độ tuổi và sức khoẻ của cây mà bà con căn lượng bón cho hợp lý. Và nên bón vào lúc cơi đọt đã già chuẩn bị đón cơi đọt mới.
3. Chăm sóc cây măng cụt trong giai đoạn kinh doanh
Giai đoạn kinh doanh tức là cây măng cụt đã cho trái ổn định, để chăm sóc cây măng cụt, bà con có thể chia làm 3 lần bón chính hàng năm như sau:
- Lần 1: Sau các công đoạn thu hoạch, tỉa cành và tạo tán, bà con tiến hành bón phân hữu cơ tầm 6-8kg/gốc. Sau mỗi lần bón phần, tưới nước giúp cây được tạo bộ lá khỏe mạnh và xum xuê trong thời gian ngắn nhất.
- Lần 2: Trước khi cây ra hoa tầm 30 – 40 ngày, bón phân tầm 4-6kg/gốc để thúc cây ra hoa. Bà con cũng có thể bổ sung thêm 1 –2kg Lân để giúp cây măng cụt tăng khả năng phân hóa mầm hoa.

- Lần 3: Sau khi cây đậu trái, trái to với đường kính tầm 1 – 2cm, tiến hành bón phân hữu cơ 6 – 8kg/gốc. Bà con kết hợp thêm Kali giúp trái măng cụt phát triển nhanh và có chất lượng cao.
Với 3 lần bón phân, bà con nên chia ra thành 2 đợt cách nhau tầm 30-40 ngày, mỗi đợt 3-4kg. Đây là cách chăm sóc cây măng cụt trong giai đoạn kinh doanh để cây hấp thụ phân một cách tốt nhất và tránh được tình trạng sốc rụng trái non.
Tuy nhiên, bà con cũng linh động điều chỉnh tăng giảm lượng phân bón tuỳ thuộc vào tán cây và tình trạng sinh trưởng của cây măng cụt. Nếu cây phát triển chậm thì bà con cũng cần tăng thêm lượng phân bón.
Giống như chăm sóc cây măng cụt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, bà con cũng nên chia nhỏ số lần bón phần nếu như chủ động được nguồn nước. Tuy nhiên, bà con vẫn nên tập trung phân bón cho 3 lần chính như trên để cây măng cụt hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
4. Tỉa cành tạo tán để chăm sóc cây măng cụt
Việc chăm sóc cây măng cụt cũng bao gồm khâu tỉa cành tạo tán để cây có sự thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và hạn chế nấm bệnh phát triển.
Trước tiên, bà con cần định hình tán của cây. Không giống nhiều loại cây ăn quả khác, cây măng cụt không nên cắt bỏ ngọn khi cây còn nhỏ mà chỉ nên loại bỏ những cành đan, cành vượt và những tán cây mọc quá nhiều.
Để cây được tạo tán cân đối, các cành mọc phân bố đều quanh thân cây, bà con cần chọn 4-5 cành cấp 1 từ khi cây còn nhỏ. Từ mặt đất lên, cành thứ nhất sẽ cách mặt đất 60-80cm, các cành khác sẽ cách nhau khoảng 25-30cm. Từ cành cấp 1, bà con có thể để 3-4 cành cấp 2.
Trong công tác chăm sóc cây măng cụt này, bà con cần lưu ý không nên để các tán cây giao nhau. Tán cây cần được tỉa gọn để đọt cây phát triển mạnh.
Việc tỉa cành nên được thực hiện cùng lúc với việc tạo tán:
- Tỉa cành khi chăm sóc cây măng cụt trong gia đoạn cây còn nhỏ, bà con nên tỉa những cành đan chéo, cành sâu bệnh và cành mọc dày,…
- Tỉa cành khi chăm sóc cây măng cụt trong giai đoạn kinh doanh, bà con nên tỉa cành vào cuối vụ. Cắt bỏ những cành già yếu, sâu bệnh, những cành bị oằn gãy do mang quả quá nặng… và giữa mùa mưa cũng cần phải cắt bỏ những cành vượt che lấp ánh sáng.
- Tỉa bỏ những cành mọc thấp hơn 60-80cm tính từ mặt đất để giảm bớt tác hại của bệnh chảy mủ gốc. Các cành mọc khít nhau cũng cần loại bỏ. Tỉa bỏ những cành sườn nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán, những cành mọc thẳng đứng, để giúp cây được thoáng, thụ phấn dễ dàng và quả phát triển tốt hơn. Thường xuyên loại bỏ những nhánh sâu bệnh, khô chết và dập gãy.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bà con trong công tác chăm sóc cây măng cụt. Chúc bà con áp dụng thành công và đạt năng suất thu hoạch vượt trội.
Bà con tham khảo thêm kỹ thuật chăm sóc các cây trồng khác TẠI ĐÂY.
Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0935 842 567
Website: goldsunvn.com
Email: Info@goldsunvn.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh