HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ BỌ GIÁP HẠI CHUỐI ĐÚNG CÁCH

Chuối là cây trồng mang lại năng suất cao dù ít đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc. Nhưng sự xuất hiện của một số đối tượng sâu bệnh như bọ giáp hại chuối là tác nhân phổ biến khiến cho cây chuối giảm chất lượng thành phẩm nếu không được xử lý kịp thời. Hoàng Minh xin hướng dẫn bà con quản lý tác nhân này đúng cách.

1. Đặc điểm sinh thái bọ giáp hại chuối

Bọ giáp hại chuối có tên khoa học là Basilepta Robusta, là loại bọ cánh cứng nhỏ gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng trên cây chuối. Chúng có thể sống ở vùng có nhiệt độ cao và có thể được tìm thấy ở tầng thực vật và hệ sinh thái đất.

Bọ giáp hại chuối trưởng thành có thân hình bầu dục dài khoảng 8-10mm. Cánh bọ màu nâu sẫm hoặc xanh đen óng ánh, bụng màu đen bóng còn đầu và ngực có màu hung nâu.

bọ giáp hại chuối
Bọ giáp gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng trên cây chuối

2. Đặc điểm gây hại của bọ giáp hại chuối

Bọ giáp trưởng thành gây hại trên chuối bằng cách tập trung gặm ăn chất diệp lục trên các bộ phận non của cây chuối như phần thịt lá, vỏ của bẹ lá, đọt chuối và đặc biệt là vỏ của quả chuối non mới trổ.

Ban ngày, chúng thường giả chết, trốn kỹ trong các lá nõn và bẹ của hoa chuối rất khó để phát hiện. Khi đêm đến, bọ giáp mới bắt đầu hoạt động mạnh mẽ.

Bọ giáp hại chuối tấn công khiến cây chuối còi cọc, tạo nên các vết sẹo sần sùi trên bề mặt lá và quả. Những vết xước trên quả chuối non, khi lớn sẽ thành vết sẹo hoặc những vết ghẻ màu nâu trên trái.

Bọ giáp hại chuối thường tấn công chủ yếu giống chuối tiêu. Đặc biệt là trong giai đoạn chuối phát triển thân lá, trỗ hoa, ra buồng gây thiệt hại đáng kể cho nhiều hộ trồng chuối.

Quả chuối bị bọ giáp gây hại vẫn chín và ăn được bình thường nhưng xấu mã, làm giảm giá trị thành phẩm chuối khi bán ra, khó xuất khẩu.

bọ giáp hại chuối
Vết sẹo do bọ giáp gây hại trên lá chuối

3. Hoàng Minh hướng dẫn bà con quản lý bọ giáp hại chuối đúng cách

3.1 Xử lý bọ giáp hại chuối

Để xử lý tác nhân bọ giáp hại chuối, Hoàng Minh khuyến nghị nhà vườn sử dụng sản phẩm Alexander 777 với hiệu lực thuốc cao. Alexander 777 chứa hoạt chất với 3 tác động:

  • Fenobucard cho tác động tiếp xúc, vị độc giúp đánh dập dịch bọ với mật độ cao.
  • Thiamethoxam với tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh giúp tiêu diệt bọ trưởng thành lẫn sâu non.
  • Buprofezin giúp ức chế sự hình thành chất kitin trong thời kỳ lột xác của sâu bệnh. Hiệu lực kéo dài trên 20 ngày giúp diệt trứng và ức chế sự sinh nở.

Bà con có thể kết hợp thêm Xích Thố Mã để tăng hiệu quả thuốc cao hơn.

bọ giáp hại chuối
Alexander chứa hoạt chất với 3 tác động giúp tiêu diệt bọ giáp

3.2 Biện pháp phòng trừ bọ giáp hại chuối

Với tình hình thời tiết phức tạp, bọ giáp hại chuối sẽ tiếp tục tấn công gây hại mạnh mẽ. Do đó, bà con cần chủ động phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất, chất lượng thành phẩm chuối.

  • Chọn giống chuối sạch không bị sâu bệnh. Ưu tiên chuối cấy mô và tuyệt đối không dùng cây chuối giống từ vườn đã bị bọ giáp gây hại.
  • Chăm chỉ kiểm tra vườn chuối để phát hiện bệnh sớm. Vệ sinh, tiêu huỷ cỏ dại, lá khô và tàn dư thực vật.
  • Vào mùa hè, bọ giáp sinh sản mạnh, nên thường xuyên xào xới vườn để tiêu diệt trứng với bọ non.
  • Luân canh trồng với những cây họ đậu hoặc cây trồng khác để thay đổi môi trường, cắt đứt nguồn dinh dưỡng của bọ giáp hại chuối.
  • Trồng thêm các cây hoa trên bờ để làm bẫy thu hút các loài thiên địch đến sinh sống (hoa hướng dương, hoa cúc,…).
  • Khi bắp hoa chuối mới trỗ, bà con dùng túi nylon bao bọc và dùng dây mềm buộc lại trên đầu túi và có thể để đến khi thu hoạch chuối. Ưu tiên sử dụng túi nylon màu xanh để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Với vườn chuối đã già cỗi bị bọ giáp gây hại nặng thì nên phá bỏ đi và trồng các loại cây khác họ thay thế, trong đó cây họ đậu là tốt nhất. Khi phá bỏ vườn, bà con cần phun thuốc, vệ sinh và tiêu huỷ tàn dư để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang các vườn khác.
bọ giáp hại chuối
Thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện và phòng trị kịp thời

Bọ giáp hại chuối tấn công tuy quả vẫn chín và ăn được nhưng xấu mã nên giảm giá thành. Do đó, bà con cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời. Chúc bà con bảo vệ vườn chuối thành công.

Về các loại sâu hại trên cây chuối, bà con tham khảo thêm Ở ĐÂY.

Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 0935 842 567

Website: goldsunvn.com

Email: Info@goldsunvn.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh
?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *