Cây hồ tiêu mang lại giá trị kinh tế cao đã góp phần làm tăng nhanh diện tích trồng tiêu trên cả nước. Nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn những rủi ro, vườn ít ổn định, dễ bùng phát các hiện tượng sâu bệnh nguy hiểm. Hoàng Minh xin chia sẻ cho bà con về các loại sâu hại phổ biến trên hồ tiêu cùng biện pháp phòng trừ, quản lý hiệu quả nhé!
1. Giới thiệu các loại sâu hại phổ biến trên hồ tiêu
1.1 Rệp muội – Sâu hại phổ biến trên hồ tiêu
Đặc điểm phát triển hình thái
Rệp muội là một trong những loại sâu hại phổ biến trên hồ tiêu. Rệp trưởng thành có màu xanh, nâu bóng hoặc đen. Chúng dài khoảng 2-3mm, có cánh hoặc không, râu đầu ngắn.
Rệp con có màu nhạt hơn và thường thay đổi.

Đặc điểm gây hại
Rệp muội thường tập trung xuất hiện chích hút và gây hại ở các bộ phận non của cây tiêu: đọt non, lá non. Khiến những bộ phận này bị thâm đen, biến dạng.
Khi tấn công gây hại, loại sâu hại phổ biến trên hồ tiêu này thường tiết ra mật đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ rệp muội, bà con thực hiện các biện pháp:
- Phun phòng và trị rệp định kỳ để tránh rệp bùng phát lây lan mạnh.
- Tưới nước đầy đủ cho cây hồ tiêu vào mùa khô.
- Phun nước rửa trôi các phần chồi, lá non bị rệp muội gây hại nhẹ.
- Bón phân cân đối và hợp lý, không bón thừa đạm.
- Bảo vệ và tạo điều kiện để các loài thiên địch phát triển: Bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh…
1.2 Rệp sáp – Sâu hại phổ biến trên hồ tiêu
Đặc điểm phát triển hình thái
Rệp sáp là một sâu hại phổ biến trên hồ tiêu, là loài côn trùng chích hút. Cơ thể rệp sáp có hình bầu dục hơi tròn, dàu khoảng 2,5-3,5mm, rộng rầm 1,8-2mm. Xung quanh thân tể là 18 cặp tua ngắn, trong đó cặp thứ 17 dài hơn các cặp còn lại.
Đặc điểm gây hại
Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây tiêu từ thân, lá, quả đến rễ. Trong đó, rệp sáp hại rễ tiêu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá, chết cây tại các vườn tiêu trên cả nước. Rệp sáp chích hút thân ngầm và rễ tạo ra vết thương để nấm xâm nhập làm thối rễ, khiến cây tiêu chết nhanh hơn.
Bên cạnh đó, chúng còn tấn công chích hút dinh dưỡng từ gié bông, gié trái, đọt non, kẽ cành và mặt dưới của lá tiêu. Khiến các bộ phận này không phát triển được và khô héo đi.
Ở các bộ phận bị gây hại nặng sẽ xuất hiện nấm muội đen làm cây tiêu quang hợp kém, ảnh hưởng đến số lượng quả và chất lượng hạt tiêu. Rệp sáp tấn công mạnh khiến cây tiêu kém phát triển, lá vàng và rụng, quả non rụng, lép.

Đặc điểm lây lan
Sâu hại phổ biến trên hồ tiêu này lây lan qua nhiều con đường như: mưa, nước tưới, dụng cụ chăm sóc, nhưng chủ yếu nhờ các loài kiến. Rệp sáp tiết ra chất thải có lượng đường cao là thức ăn thu hút nhiều loài kiến. Kiến ăn dịch thải và mang rệp đi khắp nơi.
Biện pháp phòng trừ:
Bà con phòng trừ rệp sáp hại vườn tiêu bằng cách:
- Chăm sóc vệ sinh vườn tiêu, cắt bỏ những cành tiêu mọc sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp qua kiến.
- Theo dõi vườn thường xuyên để phát hiện rệp sáp kịp thời.
- Cắt bỏ những cành nhánh tiêu bị rệp sáp gây hại nặng.
- Hạn chế trồng tiêu trên những vùng đất từng bị rệp sáp tấn công gây hại nặng.
1.3 Sâu đục thân – Sâu hại phổ biến trên hồ tiêu
Đặc điểm phát triển hình thái
Sâu đục thân gây hại phổ biến trên hồ tiêu gồm xén tóc và bọ đầu dài.
- Xén tóc:
Sâu xén tóc trưởng thành dài 10,5-11,5mm. Đầu có màu nâu sẫm, thâm có màu nâu đất, râu ngắn hơn nhiều so với chiều dài thân.
Con cái thường đẻ trứng vào các vết nứt của cây, và trung bình có thể đẻ tới 300 trứng/năm.
Giai đoạn ấu trùng có màu trắng đục, không chân.

- Bọ đầu dài (Lophobaris Piperis):
Bọ đầu dài trưởng thành có cánh cứng màu nâu đậm, dài 1,5-2 mm, đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Trên lưng và cánh có nhiều lõm nhỏ.
Bọ đầu dài cái đẻ trứng vào các nách chồi, sau nở ra ấu trùng.
Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu, cơ thể hơi cong.
Đặc điểm gây hại
Sâu đục thân là sâu hại phổ biến trên hồ tiêu rất nghiêm trọng.
- Sâu xén tóc hại hồ tiêu:
Cả con trưởng thành và ấu trùng đều gây hại cho tiêu nặng nhất là giai đoạn ấu trùng, đục một hoặc nhiều cành trên cây hồ tiêu, do vậy có thể làm lá vàng, héo, khô cành hoặc khô cả cây.
– Con trưởng thành có thể cắn cả chùm bông, chùm quả. Dẫn đến hiện tượng rụng bông.
– Giai đoạn ấu trùng, nhộng hoặc sâu non chưa đủ cứng cáp, thường tấn công và đục bên trong thân cành. Thân, cành cây hồ tiêu bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt có sâu đục vào.

- Bọ đầu dài trưởng thành và sâu non đều gây hại cho hồ tiêu:
Bọ trưởng thành đẻ trứng ở thân, cành tiêu chúng cắn phá ở cuống chùm bông, chùm trái non làm rụng bông, rụng trái.
Con trưởng thành đẻ trứng vào đốt thân sẽ làm phần mô xung quanh chuyển màu và biến thành màu đen sau vài giờ.

Trứng nở sâu non đục các đốt thân, đốt cành rồi đục vào trong tạo đường hầm làm thân, cành dễ gãy ngang hoặc bị héo chết. Chẻ dọc thân sẽ thấy sâu non trong thân.

Biện pháp phòng trừ
Với tác nhân sâu hại phổ biến trên hồ tiêu này, bà con phòng trừ như sau:
- Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện và cắt bỏ kịp thời những thân cành bị hại. Nhằm tiêu huỷ các ấu trùng, nhộng, sâu trưởng thành đồng thời đốt các bộ phận bị sâu đục thân tấn công để hạn chế sự lây lan.
- Vệ sinh sạch vườn tiêu để loại bỏ các ổ sâu bệnh.
2. Hướng dẫn quản lý các loại sâu hại phổ biến trên hồ tiêu
2.1 Quản lý sâu hại phổ biến trên hồ tiêu là các loại rầy rệp
Với sâu hại phổ biến trên hồ tiêu là các loại rầy rệp (rệp muội, rệp sáp, rệp sáp giả vằn,…), bên cạnh các biện pháp phòng trừ, Hoàng Minh khuyến nghị bà con kết hợp sử dụng sản phẩm Alexander 777 hoặc Alphador để đạt hiệu quả tối ưu:
- Alexander 777 đặc trị rầy rệp gồm 3 hoạt chất với 3 tác động, sẽ giúp bà con quản lý tác nhân rệp muội hiệu quả:
- Fenobucard: Tác động tiếp xúc, vị độc, thích hợp dập dịch rầy với mật độ cao.
- Thiamethoxam: Tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh giúp tiêu diệt cả rệp trưởng thành, rệp con lẫn trứng mới nở.
- Buprofezin: Tác động ức chế sự hình thành kitin khiến rệp chết trong giai đoạn lột xác.
- Alphador là sản phẩm thuốc trừ sâu hỗn hợp có tác dụng lưu dẫn tiếp xúc, vị độc và thấm sâu.
Bà con có thể kết hợp phun với Xích Thố Mã để làm mềm lớp sáp và phát huy hiệu lực thuốc tối ưu.
2.2 Quản lý sâu hại phổ biến trên hồ tiêu là sâu đục thân và các loại sâu khác
Với các loại sâu hại trên hồ tiêu, đặc biệt là tác nhân sâu đục thân gây hại phổ biến, Hoàng Minh khuyến nghị bà con kết hợp biện pháp phòng trừ cùng sử dụng sản phẩm Super Kill để tăng hiệu quả quản lý cao.
Super Kill là thuốc trừ sâu gốc lân có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm nhanh, diệt mạnh và hiệu lực kéo dài.
Bà con dùng xilanh bơm dung dịch thuốc vào vết đục trên cây tiêu để tăng hiệu quả trị sâu bệnh hại tối ưu. Để thuốc phát huy hết công lực, bà con kết hợp thêm Xích Thố Mã nhé.
Qua đây, bà con đã nắm rõ và biết cách phòng trừ, quản lý hiệu quả các loại sâu hại phổ biến trên hồ tiêu. Thăm nom và vệ sinh vườn thường xuyên giúp bà con phát hiện kịp thời các tác nhân để xử lý hiệu quả. Chúc bà con một mùa tiêu năng suất.
Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0935 842 567
Website: goldsunvn.com
Email: Info@goldsunvn.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh