Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm chính là lợi thể để bà con nông dân trồng cây khoai mì và phát triển. Nhưng đó cũng là điều kiện tốt cho nấm phát triển và tấn công gây hại mùa màng. Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì là một trong những bệnh phổ biến nhất. Hoàng Minh xin hướng dẫn bà con cách nhận biết và xử lý hiệu quả.
1. Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì do tác nhân nào gây hại?
Bệnh lở cổ rễ khoai mỳ còn có một số tên gọi theo biểu hiện bệnh khác như bệnh thối gốc, héo rũ, héo khô hoặc héo cây con.
Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì do tác nhân nấm Rhizoctonia gây ra. Sợi nấm có màu trắng. Hạch nấm lúc đầu có màu trắng, sau có màu nâu vàng hoặc nâu đen. Hạch nấm hình cầu với bề mặt trơn láng, có kích thước chỉ 1-2mm. Đây chính là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì.

2. Triệu chứng và đặc điểm phát triển bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì
2.1 Đặc điểm phát triển bệnh
Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì phát triển và tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Đặc biệt thường gây hại nặng ở giai đoạn cây non.
Bệnh có mầm mống từ trong khu đất canh tác cũ đã phát bệnh và có độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là từ 25 – 30 độ C.

2.2 Triệu chứng bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì
Cây khoai mì bị nấm tấn công gây hại thường có các dấu hiệu bệnh chung mà bà con có thể dễ dàng nhận diện. Đó là các sợi nấm và các hạch nấm phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, rồi phát triển dần lên thân và quanh gốc. Phần rễ bị thối thường sẽ có màu nâu đỏ.
Ở từng giai đoạn, bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì có biểu hiện như sau:
- Ở cây non: cổ thân khoai mì bị úng và teo tóp lại. Cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn xanh tươi, sau đó mới héo dần. Bệnh tấn công mạnh sau gieo 5 – 10 ngày.
- Ở cây trưởng thành: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị tổn thương dẫn đến thối nâu hoặc nâu đen. Viền vùng thối không đều đặn, có màu nâu đỏ. Phần nhiễm bệnh hơi lõm vào, thân nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Bệnh kéo dài khiến cây bị gãy, cây chậm phát triển, thậm chí chết cây.

3. Hướng dẫn bà con quản lý bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì
Với vườn khoai mì bị nấm tấn công gây bệnh lở cổ rễ, Hoàng Minh xin hướng dẫn bà con biện pháp trị bệnh với bộ sản phẩm gồm: Sparta, Xích Thố Mã và Libero 80WP. Bà con tiến hành phun thuốc kỹ hoặc đổ gốc tùy theo tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, bà con kết hợp quản lý, chăm sóc vườn như:
- Vệ sinh đất canh tác, chọn vị trí cao ráo và thoát nước tốt.
- Nhổ bỏ những cây bị bệnh và tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
- Chọn giống mì tốt trước khi xuống giống.
Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai mì khá phổ biến và có thể gây chết cây nếu bà con không quản lý kịp thời. Mong rằng những chia sẻ trên sẻ giúp bà con trị bệnh hiệu quả và đảm bảo năng suất thu hoạch.
Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0935 842 567
Website: goldsunvn.com
Email: Info@goldsunvn.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh