HƯỚNG DẪN ỨNG PHÓ BỆNH KHẢM LÁ SẮN (KHOAI MÌ)

Khảm lá là bệnh phổ biến trên cây sắn (khoai mì) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình canh tác. Bệnh đe doạ gây thiếu hụt nguyên liệu sắn khi lây lan mạnh tại nhiều vùng. Nhằm hạn chế bệnh khảm lá sắn lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, Hoàng Minh xin hướng dẫn bà con cách ứng phó khi vườn gặp bệnh.

1. Tác nhân gây ra bệnh khảm lá sắn và cơ chế lan truyền bệnh

1.1 Bệnh khảm lá sắn do tác nhân virus gây nên

Bệnh khảm lá sắn hay khảm lá khoai mì, là bệnh do virus Sri Lanka Cassava Mosaic gây ra.

Bệnh có cơ chế lây lan nhanh là qua hom giống nhiễm bệnh hoặc qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng.

khảm lá sắn
Bệnh khảm lá trên cây sắn (khoai mì)

1.2 Cơ chế lan truyền bệnh khảm lá sắn

Virus Sri Lanka Cassava Mosaic gây bệnh khảm lá sắn lan truyền qua 2 con đường:

  • Qua hom giống nhiễm bệnh: Virus tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi bà con lấy thân sắn làm giống cho vụ sau, virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống. Khiến cho lá bị xoăn ngay khi cây vừa mọc mầm.
  • Qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng: Bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh khảm lá sắn và hút luôn cả virus vào cơ thể. Khi chích hút tiếp trên cây sắn khoẻ mạnh sẽ truyền virus sang làm cây nhiễm bệnh.Bọ phấn trắng dù là giai đoạn ấu trùng hay thành trùng đều chích hút nhựa cây sắn làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền virus gây bệnh khảm lá sắn.

Nếu bệnh không được xử lý kịp thời, cả 2 cơ chế trên đều lây lan bệnh khảm lá sắn rất nhanh, và gây hại nghiêm trọng cho các vườn sắn.

2. Triệu chứng bệnh khảm lá sắn

Bệnh khảm lá sắn có biểu hiện dễ nhận biết là những khảm vàng loang lổ trên lá.

  • Ở mức độ gây hại nhẹ, lá sắn không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ.
  • Ở mức độ gây hại nặng, lá sắn xoăn, cong queo và nhăn nhúm.

Nếu hom giống từ cây sắn đã nhiễm virus gây bệnh khảm lá sắn thì cây có triệu chứng bệnh ngay khi cây mới mọc mầm. Lá sắn quăn queo dị dạng, giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng kém và giảm năng suất.

khảm lá sắn
Lá sắn quăn queo dị dạng

3. Hoàng Minh hướng dẫn ứng phó bệnh khảm lá sắn

khảm lá sắn
Hoàng Minh hướng dẫn ứng phó bệnh khảm lá sắn

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc bảo vệ thực vật nào có thể xử lý triệt để bệnh bệnh khảm lá sắn. Hoàng Minh xin chia sẻ với bà con cách ứng phó xử lý và biện pháp ngừa bệnh khảm lá sắn như sau:

Alexander 777 là sản phẩm đặc trị bọ phấn trắng, Alphador 50EC có tính lưu dẫn mạnh. Bà con kết hợp với Xích Thố Mã để tăng tính lưu dẫn và nâng cao hiệu quả thuốc.

  • Với cây sắn nhiễm bệnh đang trong quá trình tích luỹ củ, bà con sử dụng CanxiBo Gel Sữa Vàng kết hợp với K76.CanxiBo Gel Sữa Vàng có công dụng mở lá, giúp cây sắn phục hồi quang hợp, duy trì trạng thái phát triển.Phun định kỳ K76 giúp nuôi củ nhằm đảm bảo năng suất.
  • Với cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá nặng, bà con xử lý bằng cách nhổ bỏ và tiêu huỷ để tránh lây bệnh sang những cây khoẻ. Bà con tiêu huỷ bằng cách thu gom cây bệnh để đốt hoặc đào hố chôn.
  • Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng hom giống sạch bệnh, giống được khuyến khích dùng và được xử lý đất kỹ, luân canh cây trồng thường xuyên.

Bệnh khảm lá sắn hiện vẫn chưa có thuốc trị và dễ lây lan trên diện rộng. Bà con cần kịp thời xử lý để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vụ mùa. Mong rằng qua chia sẻ của Hoàng Minh, bà con đã biết cách phòng ngừa và ứng phó xử lý khi gặp bệnh.

Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:

Về Nông Nghiệp Hoàng Minh

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 0935 842 567

Website: goldsunvn.com

Email: Info@goldsunvn.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *