Na là một loại trái cây ngon và đang được nhiều người ưa chuộng. Để vườn na đạt năng suất cao, các nhà vườn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây na. Ngoài ra, nhà vườn cũng cần hiểu rõ các loại sâu bệnh hại trên cây na để có cách điều trị kịp thời. Hiện nay, có 5 loại sâu bệnh hại trên cây na xuất hiện phổ biến là: rệp sáp phấn, sâu đục quả, bọ vòi voi, bệnh thán thư và bệnh thối rễ.
1. Rệp sáp phấn
Rệp sáp phấn là một loại sâu bệnh hại trên cây na, gây hại trên lá và quả.
Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn. Rệp sáp phấn tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được.
Nếu rệp sáp phấn tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng. Còn nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất đi giá trị thương phẩm. Khi chích hút quả na, rệp sáp phấn tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém.
Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na và gây hại nặng vào mùa nắng.

Biện pháp phòng trị:
- Sau khi thu hoạch, bà con tỉa xén cành làm cho vườn na thật thông thoáng, đồng thời loại bỏ những cành đã bị nhiễm rệp sáp phấn.
- Khi mật độ rệp cao, bà con có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như SuperKill, Alexander nồng độ 450ml – 480ml với 200 lít nước.
- Nên kết hợp pha với Xích Thố Mã để giúp thuốc thấm sâu nhanh và tăng hiệu lực thuốc tốt hơn.

2. Sâu đục quả
Sâu đục quả là một loại sâu bệnh hại trên cây na.
Thành trùng của sâu đục quả là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả na. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả sẽ có nhiều sâu phá hại.

Biện pháp phòng trị:
Khi na có quả, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời và loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn.
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng Superkill phun kỹ vào quả, không cần phun tràn lan cả vườn để hạn chế lượng thuốc sâu sử dụng, đồng thời duy trì được quần thể thiên địch trong vườn. Bà con cũng cần bảo đảm thời gian cách ly như quy định.
Sâu đục quả rất khó trị, bà con cần kết hợp dùng với Xích Thố Mã – là chất giúp thuốc thấm sâu và lưu dẫn mạnh hơn.

3. Bọ vòi voi
Bọ vòi voi là một loại sâu bệnh hại trên cây na.
Bọ vòi voi trưởng thành là một loài bọ cánh cứng có màu nâu lợt, đầu kéo dài ra trước tựa như cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi. Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thanh trùng và ấu trùng của bọ vòi voi đều ăn, đục phá cánh hoa. Bọ vòi voi tấn công hoa mới nở, làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào cây. Mỗi hoa có thể có từ 5-10 con bọ vòi voi.

Biện pháp phòng trị:
Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thông thường sẽ ít có hiệu quả với chúng.
Bà con phải sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua đuổi con bọ vòi voi trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng bọ vòi voi.
Hoàng Minh khuyến nghị bà con có thể sử dụng các loại thuốc sau Superkill, Perthrin theo liều lượng khuyến cáo. Nên kết hợp với Xích Thố Mã để hiệu lực quản lý tốt hơn.

4. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư là một loại sâu bệnh hại trên cây na, là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây na.
Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Biện pháp phòng trị:
Bà con phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, bà con có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:
Apollo: Pha 1 lít với 400 lít nước.
Sparta: Pha 240ml với 300 lít nước.
Kết hợp với Xích Thố Mã để tăng hiệu lực thuốc.
5. Bệnh thối rễ:
Bệnh thối rễ là một loại sâu bệnh hại trên cây na.
Bệnh thối rễ do nấm Fusarium solani, pythium, phytophthora gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Cây bị hại nặng lâu ngày thì bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

Biện pháp phòng trị :
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng bộ 3 trị thối rễ gồm: Sparta, Agofast, Libero. Bà con pha theo tỷ lệ khuyến cáo, đào lộ vùng cổ rễ rồi tưới dung dịch thuốc vào.
Trong giai đoạn trị bệnh, bà con không bón bất cứ phân gì, chỉ phun Davie qua lá để lá đỡ suy kiệt. Khi ngọn non bắn trở lại, tức lúc đó rễ đã khỏe, bà con sử dụng hữu cơ hoai mục kết hợp Humic để bón cho bộ rễ ổn định.
Bà con lưu ý không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa và thường xuyên bón Trichoderma-Tot để phòng trị bệnh thối rễ trên cây na hiệu quả.
Trên đây, Hoàng Minh đã chia sẻ cho bà con về cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây na, giúp bà con phát hiện để điều trị kịp thời. Chúc bà con một vụ mùa năng suất. Bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể về kỹ thuật cây trồng, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại, xin vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Minh qua các thông tin dưới đây:
Về Nông Nghiệp Hoàng Minh
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh