Các loại nấm trong đất gây hại cho cây trồng mà bà con ở Tây Nguyên thường gặp là gì? Trong trồng trọt bệnh hại cây trồng là điều mà nhiều bà con lo ngại ảnh hưởng tới năng suất vụ mùa đặc biệt là các loại nấm tồn tại trong đất, nấm tấn công và hại bộ rễ, làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Bài viết dưới đây Hoàng Minh sẽ chia sẽ cho bà con về các loại nấm hại trong đất.
Một số loại nấm trong đất gây hại cho cây trồng: Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctoni,.. Bệnh gây ra các triệu chứng như còi cọc, vàng lá, héo và chết cây.
1. Nấm trong đất gây hại cho cây trồng – Pythium
Nấm Pythium tồn tại trong đất, nấm thuộc lớp Oomycetes trong Giới Chromista. Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25 – 28 0C, nhiệt độ thấp nhất là 5 – 10 0C, cao nhất là 35 0C.
Các loài Pythium gây cháy lá và chết cây con, gây thối rễ con của cây trưởng thành. Chúng cũng gây thối củ khoai tây, cà rốt, gừng.
Thối củ mềm thân trên gừng
Bệnh phổ biến trên cây gừng, tấn công gây hại suốt thời kỳ sinh trưởng. Vết bệnh ban đầu là các vệt úa nước màu nâu, xuất hiện ở cùng cổ rễ. Sau đó vết bệnh phình ra liên kết với nhau làm cho thân bị thối và xẹp
Bệnh xuất hiện trước ở các lá già, ban đầu là những vết cháy vàng ở chóp lá, sau đó lan xuống mép lá (trong khi phần còn lại vẫn xanh) và lan xuống bẹ lá làm lá rũ xuống. Bệnh xuất hiện dần lên lá non với biểu hiện tương tự cho đến khi toàn bộ cây bị khô chết. Củ bị bệnh có màu nâu, ngâm nước, mềm. và thối rữa, và phân hủy dần dần. Tuy nhiên không có dịch sữa đặc trưng như bệnh do khuẩn.

2. Nấm trong đất gây hại cho cây trồng – Phytophthora
Phytophthora là một chi Oomycetes gây hại cho cây. Nấm gây hại lớn đối với năng suất vụ mùa.
Nấm Phytophthora tấn công trên các bộ phân của cây rễ, gốc, thân, cành gây một số bệnh điển hình trên cây trồng: Bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mũ, bệnh thối trái trên cây sầu riêng, bệnh chết nhanh trên tiêu.
Bệnh nứt thân xì mủ
- Nấm xâm nhập vào cây gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ, có màu nâu, chảy nhựa. Cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có mầu nâu sẫm dọc theo thân, cành.
- Khi cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển lây lan xung quanh thân chính làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.
- Cây sầu riêng bị bệnh sẽ không thể phát triển bình thường vết bệnh gây đứt gãy mạch dẫn làm gián đoạn quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nếu bị nặng cây sẽ chết.

Vàng lá thối rễ
- Tác nhân gây bệnh: Vàng lá thối rễ do nấm Fusarium sp., Phytopthora sp., hoặc Pythium sp. gây ra. Nấm xâm nhập và phát triển thông qua các vết thưởng hở do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra
- Khi bệnh mới xuất hiện. Bộ lá trên cây hơi ngả vàng, lá có biểu hiện rủ xuống, bệnh phát triển mạnh làm cây toàn bộ lá biến vàng và rụng. Nếu cây đang mang quả chất lượng quả bị kém và rụng sớm.
- Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nhánh cây chết khô, rụng toàn bộ lá. Bộ rễ bị thối lan dần từ rễ nhỏ vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết cây.

Bệnh thối trái sầu riêng
- Trên trái lúc đầu là chấm đen sũng nước sau lan rộng ra tạo nên mảng lớn dính ướt và hư thối. Trên vùng nhiễm bệnh xuất hiện các sợi tơ màu trắng
- Nếu thối bên hông trái, chứng tỏ nấm Phytophthora phát tán qua không khí và bám vào trái gây hại.
- Nếu thối ở cuống trái ăn xuống thì nấm xuất hiện từ dưới rễ và đi theo mạch dẫn đi lên. Nó sẽ đi kèm với biểu hiện nứt thân xì mủ.
- Nếu vết thối bắt đầu từ đuôi trái, do nước mưa đọng lại phía dưới làm điều kiện nấm phát triển. Nấm có thể di chuyển từ không khí hoặc từ mặt đất bị nước mưa bắn lên.

Bệnh chết nhanh hồ tiêu
Bệnh gây hại trên tất cả giai đoạn sinh trưởng và bộ phận của cây như rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả. Nhưng tập trung gây hại chủ yếu ở phần thân ngầm trong đất và gần mặt đất.Cây tiêu bị bệnh chết nhanh có triệu chứng héo nhanh từ đọt xuống, lá vẫn còn xanh, Sau đó lá chuyển vàng, rụng. Phần thân ngầm và rễ bị thối. Thời gian từ khi biểu hiện bệnh đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh khoảng 10 – 15 ngày.

3. Nấm trong đất gây hại cho cây trồng – Fusarium
Nấm fusarium tồn tại trong đất và gây nhiều bệnh hại cho cây trồng. Chúng phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 25 -28 độ C. Một số bệnh phổ biến do nấm fusarium tấn công trên cây trồng:
Bệnh phình, nứt thân cây chanh dây
Phần gốc thân bị bệnh phình to, trên bề mặt chỗ bị phình thường có các vết hằn màu nâu đậm.
Cắt ngang chỗ phình thấy mạch dẫn bị thâm nâu. Phần thân bị phình về sau sẽ nứt vỡ, trên bề mặt có lớp nấm trắng và nhiều các chấm màu đỏ, vết phình và nứt thân có thể phát triển lên khá cao.
Hiện tượng phình gốc thân thường dễ bị nhầm với các hiện tượng rối loạn sinh lý cây.
Bệnh nứt thân, nổ thân cà phê
Trên thân, cành cây xuất hiện các vết bệnh màu nâu đen, có thể bị nứt và thối.
Vết bệnh trên thân thường bị thối nhũn, rất dễ bóc rời khỏi phần thân gỗ, mạch gỗ bị khô làm tắc đường vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
Vết bệnh có thể phát hiện ở bất cứ vị trí nào trên thân cây.
Cây cà phê bị bệnh thối nứt thân thường phát triển kém, lá héo rũ nhanh rồi chết khô

Bệnh chết dây khoai lang (héo tím)
Khi nấm Fusarium tấn công trên vườn lá có biểu hiện tím, các lá già vàng dần và héo, phần thân sát mặt đất xuất hiện những vết nâu đen chạy dọc trên dây trường hợp nấm tấn công nặng gây nứt dây khoai, phần thân dưới đất bị thối. Khi tách đôi thân mạch dẫn bên trong hóa nâu.
Các vết thương làm tắc nghẽn các mạch dẫn khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trở nên khó khăn, làm cây sinh trưởng kém.
Bệnh sẽ làm dây héo từ dưới lên trên bắt đầu từ những lá già thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.

4. Nấm trong đất gây hại cho cây trồng – Rhizoctonia
Nấm Rhizoctonia là một nhóm nấm lớn tồn tại và phát triển trong đất gây các triệu chứng bệnh lở cổ rễ (thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con)
Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.
Đối với cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây dễ bị đỗ ngã, nhưng lá vẫn còn xanh, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Đối với cây lớn: Nấm xâm nhiễm ở thân đặc biệt phần gốc thân, vỏ thân bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Hoàng Minh hướng dẫn nhà vườn phòng và trừ nấm trong đất gây hại cho cây trồng hiệu quả.
Bộ giải pháp phòng và trị nấm hiệu quả, tùy và áp lực bệnh bà con cho dùng luân phiên hoặc trọn bộ để phòng và trị bệnh hiệu quả.
- Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Propiconazole diệt nấm nhanh chóng. Tebuconazole ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm..
- Libero là thuốc trị bệnh hỗn hợp, phổ rộng, có hiệu lực phòng trừ cao, khả năng bám dính tốt trên bề mặt thân lá, không gây hiện tượng kháng thuốc. Đặc trị bệnh các nhóm nấm phytophthora, pythium gây thối thân thối rễ chất dây.
Lưu ý: Để thuốc phát huy tốt tác dụng kết hợp Xích Thố Mã giúp tăng bám dính và lưu dẫn thuốc đồng thời giảm bốc hơi khi trời nắng và tránh rửa trôi thuốc khi trời mưa.
Tùy vào vị trí bệnh có cách sử dụng thuốc khác nhau
- Đối với nấm tấn công gây tổn thương bộ rễ nhà vườn tiến hành đào từ gốc ra khoảng 30 cm và lộ phần cổ rễ cây. Đổ thuốc với tần suất 5 ngày/lần. Sau khi phục hồi được bộ rễ sầu riêng tiến hành bổ sung sản phẩm Trichoderma- Tot giúp hệ đất tơi xốp thoáng khí, ức chế các nấm hại rễ trong đất (Pythium, fusarium, phytophthora), tăng cường tính kháng cho hệ rễ.
- Đối với bệnh trên thân cành (Nứt thân, xì mũ) Tiến hành cạo sạch vết bệnh phun kỹ thuốc vào vết bệnh đã xử lý sạch.
- Đối với nấm tấn công trên quả, nấm từ rễ theo mạch dẫn hại quả: điển hình như phytophthora gây thối từ cuống trái xuống quả sầu riêng. Kết hợp phun thuốc quả và trị nấm rễ, thân.
Trên đây là tổng hợp của Hoàng Minh về một số loại nấm trong đất gây hại cho cây trồng mà bà con ở Tây Nguyên thường gặp. Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh