CÁC LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY TIÊU

Hồ tiêu là một trong các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, điều này đã góp phần làm tăng nhanh diện tích trồng tiêu trên cả nước. Tuy nhiên, việc tăng nhanh diện tích đã tiềm ẩn những rủi ro và biểu hiện thực tế đó là tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các hiện tượng sâu bệnh nguy hiểm. Hôm nay Hoàng Minh sẽ chia sẻ các loại sâu hại thường gặp trên cây tiêu để bà con biết cách phòng tránh nhé.

I. Sâu hại trên tiêu

  1. Rệp sáp

Rệp sáp là loài gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng chúng có tên khoa học là Planococcus spp., Pseudococcus spp., Ferrisia virgata

Rệp gây hại hầu hết ở các bộ phận cây hồ tiêu (đọt non, cuống lá, chuỗi hạt, rễ) Đặc biệt gây hại nặng ở rễ. Rệp tấn công bằng cách chích hút nhựa ở các bộ phận của cây, làm cây sinh trưởng kém, dây tiêu còi cọc, lá vàng, chùm quả héo có thể dẫn đến rụng quả.

Nếu không quả lý kịp thời, mật độ rệp sáp cao tấn công chích hút dinh dưỡng từ rễ, ảnh hưởng tới sự phát triển rễ, Ngoài ra rệp để lại vết thưởng hở trên rễ là môi trường thuận lợi cho nấm Fusarium, Pythium gây ra bệnh chết chậm trên tiêu


Rệp tiết ra dịch ngọt là nguồn thức ăn cho kiến đến sống cộng sinh, kiến mang rệp xuống đất và tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc và rễ cây. Ngoài ra chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm quang hợp. 

  1. Rệp vảy

Rệp vảy phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết thất thường, mưa kết hợp với độ ẩm không khí cao, tập trung ở mặt dưới lá tạo thành những đốm li ti màu hồng đỏ và rất dễ nhầm lẫn với tảo đỏ.


Rệp vảy chích hút dinh dưỡng của cây làm giảm khả năng quang hợp, lá bị rụt lại, thịt lá mất màu làm giảm chất lượng và năng suất tiêu.

Thời điểm gây hại

Rệp gây hại trong giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa. Khi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa trái mùa, nắng mưa xen kẽ) là điều kiện tốt cho rệp phát triển.

3. Rầy thánh giá

Rầy thánh giá hay còn gọi là bọ xít lưới có tên khoa học là Diconocoris hewetti.

Rầy thánh giá tập trung ở mặt dưới lá tiêu và tấn công các bộ phận trên hồ tiêu lá, cuống hoa, trái. Chúng chích hút dinh dưỡng lá non, chuỗi hoa, quả non ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu trái và năng suất cây tiêu.


Thời điểm gây hại:
Rầy thánh giá tấn công là 1 trong những nguyên nhân gây rụng gié trên cây hồ tiêu, Trên gié bị rụng xuất hiện triệu chứng thối hoặc sũng nước.

Rầy thánh gia tập trung phá hại vào đầu và cuối mùa mưa. Gây hại nhiều nhất vào thời kì ra bông đậu trái non.

4.  Bọ xít muỗi

Bọ xít muỗi có tên khoa học: Helopeltis sp. Gây hại trên nhiều bộ phận của cây tiêu đặc biệt là ở các bộ phận non.

Bọ xít muỗi tấn công gây hại chích hút chất dinh dưỡng trên lá non, hoa, chuỗi bông, trái non. Trên lá tại vết chích của bọ xít muỗi xuất hiện những đốm đen, làm lá biến dạng cong queo, bông khô rụng.

Mật độ bọ xít muỗi cao chích hút làm lá và bông bị khô, trái non rụng, ngoài ra vết chích do bọ xít muỗi gây hại còn tạo điều kiện cho nấm Collectotrichum gloeosporioides xâm nhập gây bệnh thán thư trên tiêu.

Mật độ bọ xít muỗi cao chích hút làm lá và bông bị khô, trái non rụng

Thời điểm gây hại: Gây hại mạnh vào giai đoạn đầu mùa mưa, đặc biệt giai đoạn cây đâm chồi, ra lá non và ra hoa kết quả.

Biện pháp phòng trừ

Sử dụng thuốc có hoạt chất: Buprofezin, Fenobucard, Thiamethoxam, Dimethoate, Quinalphos, Imidacloprid, Alpha cypermethrin,…

Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Alexander hoặc Alphadol trị rầy rệp tối ưu:

+ Sản phẩm Alphadol là thuốc trừ sâu hỗn hợp có tác dụng lưu dẫn tiếp xúc, vị độc và thấm sâu mạnh.

+ Sản phẩm Alexander sản phẩm trị rầy rệp bao gồm 3 hoạt chất với 3 tác động

Hoạt chất Fenobucard: Có tác động tiếp xúc, vị độc, thích hợp cho việc dập dịch khi rầy có mật độ cao.

Hoạt chất Thiamethoxam: Tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở.
Hoạt chất Buprofezin: Có tác động ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác.

Lưu ý: Để làm mềm lớp sáp và phát huy hiệu lực thuốc tối ưu cần kết hợp với Xích Thố Mã.

II. Bệnh hại trên tiêu

  1. Bệnh chết nhanh hồ tiêu

Bệnh do nấm Phytophthora spp. gây hại. Bệnh gây hại trên tất cả giai đoạn sinh trưởng và bộ phận của cây như rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả. Nhưng tập trung gây hại chủ yếu ở phần thân ngầm trong đất và gần mặt đất.

Cây tiêu bị bệnh chết nhanh có triệu chứng héo nhanh từ đọt xuống, lá vẫn còn xanh, Sau đó lá chuyển vàng, rụng. Phần thân ngầm và rễ bị thối. Thời gian từ khi biểu hiện bệnh đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh khoảng 10-15 ngày.

Thời điểm gây hại

Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm cao. Nấm gây bệnh ưa môi trường đất có ẩm độ cao và chua, lây lan nhanh chóng trong điều kiện đất ngập úng, ẩm ướt.

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng thuốc có hoạt chất Dimethomorph, Fosetyl – Aluminium,..

Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng luân phiên Libero, Agofast, Sparta để trị bệnh tối ưu. Để tăng hiệu lực thuốc kết hợp dung sản phẩm Xích Thố Mã.



Lưu ý: Sau khi phục hồi được bộ rễ tiến hành bổ sung thường xuyên cho cây tiêu sản phẩm Trichoderma- Tot giúp hệ đất tơi sốp thoáng khí, ức chế các nấm hại rễ trong đất (Pythium, fusarium, phytophthora), tăng cường tính kháng cho hệ rễ.

  1. Bệnh chết chậm hồ tiêu

Bệnh chết chậm hay còn gọi là bệnh vàng lá do nấm Fusarium sp., gây hại, chúng xâm nhập và gây hại cho tiêu thông qua những vết thương hở do tuyến trùng, rệp sáp gây ra.

Cây bị bệnh sinh trưởng và phát triển chậm, bộ lá chuyển vàng, cây ra hoa đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Tình trạng cây kém phát triển, lá vàng ban đầu xuất hiện ít sau lan rộng ra toàn vườn nếu không quản lý kịp thời.

Bệnh phát triển mạnh lá và đốt sẽ bị rụng từ dưới gốc lên ngọn, hệ thống rễ (rễ chính, phụ) tiêu bị thâm đen, thối sau đó, cây bị chết khô.

Biện pháp phòng trừ: Copper Citrate, Tebuconazole,…

Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng luân phiên Libero, Agofast, Sparta để trị bệnh tối ưu. Để tăng hiệu lực thuốc kết hợp dung sản phẩm Xích Thố Mã.

Sau khi phục hồi được bộ rễ tiến hành bổ sung thường xuyên cho cây tiêu sản phẩm Trichoderma- Tot giúp hệ đất tơi sốp thoáng khí, ức chế các nấm hại rễ trong đất (Pythium, fusarium, phytophthora), tăng cường tính kháng cho hệ rễ.

Lưu ý: Cần quản lý tuyến trùng và rệp sáp cho cây hồ tiêu tránh tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây bệnh. Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Titan Cup (trị tuyến trùng) và Alexander (trị rệp sáp).

  1. Bênh thán thư

Bệnh do nấm có tên khoa học Collectotrichum gloeosporioides gây hại

Cây bị bệnh lá chuyển sang màu nâu vàng lâu dần cháy khô, nơi tiếp giáp mô bệnh và mô khỏe có viền nâu đậm, có quầng vàng bao quanh. Bệnh bắt đầu ở chop và mép lá. Bệnh bắt đầu từ chóp và mép lá khi bệnh phát triển mạnh vết bệnh lan rộng làm khô và rụng lá, khi tấn công lên gié và quả gây hiện tượng khô và lép quả và có thể dẫn đến tháo đốt, khô cành tiêu.

Thời điểm gây hại:

Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa. Nấm khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa, gió, tưới nước sẽ phát tán lây lan mạnh.

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng thuốc có hoạt chất: Sử dụng thuốc có hoạt chất như Hexaconazole, Propineb, Azoxystrobin, Propiconazole để quản lý.

Hoàng Minh khuyến nghị Apollo theo liều lượng 1 lít/400 lít. Thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol – chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh. Nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.

Lưu ý: Để tăng hiệu lực khi sử dụng nên phối hợp thêm sản phẩm Xích Thố Mã.

3.Tảo đỏ

Bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu do tảo Cephaleuros viescens gây ra. Gây hại trên các bộ phận tiêu: lá, quả cành, tập trung chủ yếu gây hại trên lá.

Biểu hiện bệnh trên lá xuất hiện các đốm tròn màu nâu, hơi nhô lên trên bề mặt lá, kích thước khác nhau dao động từ 2-3 mm, làm giảm khả năng quang hợp của hồ tiêu.

Nếu không quả lý kịp thời bệnh phát triển mạnh tảo xâm nhập phát triển lên cành và chùm quả có thể gây rụng trái.

Thời điểm gây hại:

Vào mùa mưa nhiệt độ và độ ẩm không khí cao bệnh có khả năng lây lan và phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng thuốc có hoạt chất: Copper Citrate. Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm TiTan Cup là thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh.

Lưu ý: Vào mùa khô do nhiệt độ cao và ẩm độ thấp tảo đỏ sống ký chủ vào lá, đốt cành không phát tán gây hại cho vườn tiêu. Khi mùa mưa bắt đầu phát triển và bắt đầu lây lan mạnh. Sau thu hoạch nhà vườn nên tiến hành rửa vườn để hạn chế sự phát triển tảo đỏ.

4 Tuyến trùng

Tuyến trùng ký sinh rễ hồ tiêu chủ yếu là tuyến trùng gây nốt u sung Meloidogyne incognita

Tuyến trùng xâm nhập thông qua phần đầu rễ tiêu sau đó trực tiếp tấn công gây hại cho bộ rễ tiêu khiến rễ phình to thành các nốt u sần. Bộ rễ kém phát triển không thực hiện được nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, sinh trưởng chậm, còi cọc, lá chuyển vàng và rụng dần.

Bệnh tuyến trùng trên tiêu

Tuyến trùng tạo thành các vết thương là điều kiện cho các loại nấm Fusarium, xâm nhập gây hại cho cây gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây hồ tiêu.

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng thuốc có hoạt chất Copper Citrate, Copper Hydroxide, Cuprous Oxide,…. Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm TiTan Cup là thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh.

Trên đây là một số loại sâu hại bệnh chính trên cây tiêu và cách phòng tránh , bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Chúc bà con trúng mùa được giá. Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567.

ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!

ng ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *