TUYẾN TRÙNG GÂY THỐI RỄ VÀNG LÁ THANH LONG

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

Quan sát thấy dây còi cọc hay dây vàng, héo nhánh hãy nghĩ tới nguyên do tổn thương vùng rễ do tuyến trùng gây hại.

Cây còi cọc do tuyến trùng gây hại.
Dây biến vàng hoặc khô héo do tổn thương vùng rễ.

Để chắc chắn hơn, hãy kiểm tra kĩ vùng rễ.

Nốt u sần vùng rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp gây ra.

Các vết thương gây ra bởi tuyến trùng Pratylenchus spp tạo điều kiện cho nấm bệnh gây thối.

Khi vùng rễ bị tổn thương do tuyến trùng xâm hại, chức năng của rễ bị suy giảm làm cây vàng lá còi cọc như trên.
Ngoài ra, cây dễ bị bội nhiễm với những nấm hại nguy hiểm trong đất như Phythium spp, Phytopthora spp, Fusarium nên dễ bị thối rễ, thối dây và chết cây.

Nấm hại từ vết thương tuyến trùng làm thối dây.

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN TRÙNG

Tuyến trùng trên thanh long rất nhiều loại.

Tuy nhiên Hoàng Minh phân loại theo biểu hiện của rễ đó là nhóm tuyến trùng gây vết thương (điển hình là Pratylenchus spp) và nhóm tuyến trùng gây u sưng (điển hình là Meloidogyne spp.)

 

                                      Tuyến trùng nội ký sinh di chuyển – Pratylenchus spp                              Tuyến trùng nội ký sinh bất động – Meloidogyne spp.  

Hình thái cơ bản của tuyến trùng được chia làm 3 phần: đầu, thân, đuôi với vũ khí gây hại là kim chích hút.

A. Tuyến Trùng ký sinh thực vật – Con cái
B. Tuyến Trùng ký sinh thực vật – Con đực
C. Thực quản
D. Cơ quan sinh dục cái (Âm hộ)
E. Cơ quan sinh dục đực (Gai giao phối)

Kim chích hút (Style)
Tuyến Trùng phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa, đất có độ ẩm cao. Trong các loại đất cát thường tìm thấy khá nhiều Tuyến Trùng.

Đặc biệt, trứng Tuyến Trùng nở nhanh trong điều kiện môi trường acid.
Do đó, cần bổ sung duy trì hữu cơ cho đất, ổn định pH đất để hạn chế mật số Tuyến Trùng.
Các điều kiện sống tối ưu khác nhau giữa các loài Tuyến Trùng, nhưng vòng đời thường tiến triển trong nhiệt độ đất từ 10°C đến 33°C.
Tuyến Trùng và trứng chết khi nhiệt độ vượt quá 52°C trong 30 phút hoặc 54°C trong 5 phút.
Vì thế xử lý đất trước khi trồng cũng là một phương pháp tốt làm giảm mật số Tuyến Trùng.

QUẢN LÝ TUYẾN TRÙNG

Quản lý hóa học.
– Sử dụng thuốc có hoạt chất Ethoprophos như Agpycap 10G để tiêu diệt tuyến trùng.
– Vì vết thương làm nấm xâm nhiễm nên tưới gốc bằng dung dịch thuốc Agofast 80WP + Physan Lạnh. Nồng độ 300gr + 100ml/ 100 lít nước.
– Không được sử dụng phân hóa học bón gốc giai đoạn này.

Quản lý sinh học – canh tác bền vững.
Tuyến trùng luôn luôn hiện diện trong đất, không thể tiêu diệt hết. Do vậy chúng ta phải chấp nhận sống  chung với lũ
Sau khi vết thối đã được khô do xử lý trên, sau 3 tuần cần bổ sung trichoderma – TOT.

Không nên dùng sớm vì tồn dư hóa học sẽ giết chết các nấm và xạ khuẩn hữu ích trong sản phẩm.
Sau khi bón vào đất tập đoàn nấm trichoderma sẽ phát triển và khống chế tuyến trùng gây hại.
Đồng thời xạ khuẩn Bacillus sẽ ức chế nhóm nấm hại nguy hiểm trong đất như Phytopthora, pythium.
Nó còn giúp hệ đất tơi thoáng và ra nhiều rễ tơ. Cần đảm bảo môi trường giàu hữu cơ cho nấm có lợi phát triển tốt.

Sau khi bón trichoderma -Tot vào đất.

Bài viết có sử dụng tư liệu hình ảnh của cty Điền Trang!

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567.

ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.