thối mốc trắng trên ớt

BỆNH THỐI GỐC MỐC TRẮNG
(THỐI HẠCH) TRÊN ỚT
1. Tác nhân: Nấm Sclerotium rolfsii
Đây là nấm đa thực, có phổ ký chủ rộng bao gồm ớt, cà chua, bầu bí, đậu cô ve, cà rốt và hành
Nấm xâm nhiễm vào các cây trồng đã bị ảnh hưởng tới các tác nhân gây bệnh khác
2. Điều kiện phát triển
Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25-30 (độ C).
Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm. Sợi nấm chỉ sống được vài tuần và chết khi nguồn dinh dưỡng được sử dụng hết.
Nấm gây bệnh được bảo tồn trong đất và các tàn dư cây trồng bằng hạch nấm hoặc sợi nấm, có khả năng sinh sống và nảy mầm ở độ sâu khoảng 5-8cm, nếu bị vùi lấp sâu hơn sẽ không có khả năng nảy mầm.
Nấm không thể tồn tại trên đất bỏ hoang khoảng 2 năm. Sự có mặt của tàn dư cây trồng chưa bị phân hủy trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xâm nhiễm của nấm bệnh.
Bệnh thường phát sinh nặng hơn khi lượng lá rụng trên ruộng tích tụ quá nhiều chung quanh gốc.
3. Biểu hiện
Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra hoa – hình thành quả – thu hoạch.
Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu, thâm nâu và thối mục.

                              (Bệnh làm cây héo và chết)
Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt đất chung quanh gốc cây, tạo thành một đốm tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch nấm. Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống hạt cải.
    
 (Điểm đặc trưng của bệnh Sclerotium rolfsii là hạch nấm màu trắng ở phần gốc)

(Bệnh nặng hạch nấm chuyển sang màu nâu hạt cải)
4. Biện pháp phòng trị
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các tư vấn về hoạt chất thuốc hiện nay khá mơ hồ với bệnh này
Để khoa học hơn, chúng tôi xin mạn phép được trích dẫn công trình nghiên cứu của “Tạp chí Quốc tế về Kinh doanh, xã hội và nghiên cứu khoa học số 3, tập 4 tháng 4/2016” về “Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tính hiệu nghiệm các loại thuốc nấm, chiết xuất thực vật, và chủng vi sinh trong việc kiểm soát Sclerotium rolfsii”
Các loại thuốc hóa học và vật liệu sinh học nghiên cứu:
⦁ 6 loại thuốc hóa học : Bavistin 50WP (50% Carbendazim) , Topgan (50% Copper-oxychloride) Tilf 250EC (Propiconazole 250g/l), Ridomil Gold 72WP (Metalaxyl + Mancozeb), Rovral 50WP (50% Iprodione) và Dithane M45 (80% Mancozeb)
                                        (Các loại củ thân, lá cây dùng trong nghiên cứu kiểm soát Sclerotium rolfsii)
⦁ 2 chủng vi sinh: Trichoderma harzianum và Pseudomonas fluorescens
 Kết quả sau 4 ngày theo dõi trong phòng thí nghiệm về việc kiểm soát như sau:
⦁ Hoạt chất Carbendazim và Copper-oxychloride có ưu thế trong việc ức chế sự phát triển của sợi nầm Sclerotium rolfsii so với 4 hoạt chất còn lại
                    (Hiệu lực của Carbendazim và Copper-oxychloride nổi trợi hơn so với các hoạt chất khác)
⦁ Tất cả các thuốc (hóa học, sinh học) thử nghiệm đều hữu hiệu trong việc ức chế sự phát triển của hạch nấm
⦁ Carbendazim/Copper – Oxychloride và Propiconazole ức chế sự phát triển của bệnh thối hạch tốt hơn so với metalaxyl, mancozeb hay Iprodione
⦁ Nấm trichoderma tỏ ra vượt trội hơn psedomonas trong kiểm soát bệnh này
⦁ Dịch chiết xuất của tỏi hữu hiệu ngăn chặn hạch nấm phát triển trong khi dịch chiết từ các thực vật còn lại tỏ ra không có hiệu nghiệm nhiều
                                        (Kết quả về sự cắt giảm số lượng hạch nấm của các phương án thuốc)
(Kết quả về sự cắt giảm số lượng hạch nấm của các phương án thuốc)
Như vậy, qua công trình nghiên cứu này, kết hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, Công ty Hoàng Minh khuyến cáo sử dụng các hoạt chất sau trong quản lý bệnh thối hạch Sclerotium rolfsii trên ớt như sau:
⦁ Hoạt chất Copper – Oxychloride: Supercook 85WP
⦁ Propiconazole: Tilf Super, Hotisco
⦁ Hoạt chất Garlic Oil: Lusatex 5SL, Tỏi Tỏi,..
⦁ Trichoderma harzianum: Trichoderma Tốt,Tricho HoMi,…
Bộ phận kỹ thuật công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh tham khảo tài liệu khoa học, nghiên cứu thực tế và biên soạn.
Họi thắc mắc, góp ý vui lòng liên hệ qua : info@goldsunvn.com
hoặc SĐT 02693 820 823
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN

Để nhận được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoai: 02693.820.823    –    Fax: 02693.820.823
Website:goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email:Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *