CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĐẦU VỤ
Cắt tỉa cành, bón phân đầu vụ
– Tháng 8 – 9 âm lịch tiến hành cắt tỉa cành vượt, cành sâu bệnh, tạo tán vườn cây thật thông thoáng, giúp cho ánh nắng phân bố đều trong vườn cây. Diệt cỏ bằng máy phát cỏ hay thuốc hóa học.
– Để giúp đất tơi xốp, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật, giữ nước, giữ phân bón, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng, trộn chung phân hữu cơ đậm đặc với phân bón hóa học NPK (3 kg Humiking + 40 kg NPK 20 – 10 -10 (16-16-8), bón 2 – 3 kg/gốc).
– Trong trường hợp thấy cây quá sung, để giúp cây điều ra hoa sớm, nên bổ sung thêm Kali từ 0,5 – 1 kg/gốc.
Tắm cây rửa vườn
– Vào cuối mùa mưa khoảng tháng 10, tháng 11 trên cây điều sẽ xuất hiện đợt đọt non thứ 2, đây là đợt đọt rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất điều sau này, vì vậy ta nên phun thuốc trừ sâu bệnh ngay từ khi đọt non mới nhú.
– Nhằm phòng trừ một số loại nấm bệnh như nấm hồng (khô cành), thán thư, nấm mốc, rong rêu trên cây…. Phun thuốc trừ nấm phổ rộng Super cook 85WP (1kg/phuy 200 lít) hoặc Do.one 250SC (300ml/ phuy 200 lít),… phun ướt đều tán cây, tán lá.
– Có thể hỗn hợp Do.one 250SC với các loại thuốc trừ sâu như : Perthrin 50EC (hoạt chất Permethrin 50% – thuốc tẩm mùng) hoặc Alfacua 10EC (alpha cypermethin 10%) để trừ bọ xít muỗi, sâu đục ngọn, đục cành, sâu phỏng lá, ăn lá hay Serpal Super 600EC (Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin)để trừ rệp sáp…
CÁC BƯỚC CHĂM SÓC TĂNG NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG ĐIỀU
Bước 1: Xử lý rụng lá
- Mục đích: Giúp cây ra nhiều đọt, chồi đọt to khỏe, ra hoa sớm tập trung..
- Biện pháp
- Khi trong vườn lá bắt đầu rụng 10 – 20% tiến hành phun THIO 99 (thiourea 99%) liều lượng 0,9 – 1 kg/phuy 200 lít giúp cây rụng lá tập trung.
- Chú ý: Trong trường hợp cây vừa rụng lá và vừa ra đọt nên phun THIO 99 (thiourea 99%) vào buổi chiều mát để tránh cháy lá non hoặc phun THIO 99 (thiourea 99%) +phân bón lá NPK 7-5-44+ TE (500 g+ 500 g)/phuy 200 lít, phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
- Lưu ý phòng trừ sâu bệnh sớm để bảo vệ đợt tược này
Bước 2: Kích thích ra hoa, kéo dài chùm hoa, to mập, khô bông
- Mục đích: Cây điều là cây có đặc tính ra hoa đầu cành, hoa điều thu phấn cần nhiều ánh sáng. Vì vậy, để hoa điều dễ dàng thụ phấn, chùm hoa phải vươn dài, chùm hoa lớn.
- Biện pháp: Khi chồi non được khoảng 5-6 lá ta tiến hành phun bón lá 2 lần cách nhau 4 ngày.
– Lần 1 sử dụng : MKP 0-52-34(1kg/phuy 200 lít) hoặc Rosier 10-55-10 (500g/phuy 200 lít nước)
– Lần 2 sử dụng phân bón lá NPK 7-5-44 (0,5kg/phuy 200 lít) hoặc KNO3 13-0-46 với liều lượng 1kg/phuy 200 lít
- Chú ý: đây cũng là thời điểm bọ xít muỗi, bọ trĩ và nhiều loại sâu khác thường đến chích hút bông làm bông bị khô, vì vậy nên phun sớm Perthrin 50EC (100 ml/phuy 200 lít) khi tược non vừa nhú ra, không nên phun trễ quá. Nên phun Perthrin 50EC lúc sáng sớm hoặc chiều mát (tốt nhất là lúc chiều mát vì lúc này bọ xít muỗi thường tập trung nhiều)
Bước 3: Tăng đậu trái
Khi bông điều vừa nhú ra khoảng 5 – 10 cm:
- Lần 1: Phun phân bón lá Siêu Bo + NPK 7-5-44+ TE (250 ml + 500 g/phuy 200 lít). Siêu Bo cung cấp vi lượng Bo, giúp hoa tăng sức sống hạt phấn đực, chùm hoa lớn, hoa tươi lâu, kéo dài thời gian thụ phấn, hoa có nhiều tuyến mật ngọt thu hút côn trùng đến thụ phấn giúp hoa đậu nhiều trái hơn
Phun Siêu Bo sớm còn giúp chống khô bông, rụng trái do sương muối, chống khô đen hột. Đây cũng là giai đoạn nấm bệnh thán thư phát triểng mạnh dễ xâm nhập tấn công bông, làm khô bông. Vì vậy bà con nên phun khoảng thời gian 5 – 7 ngày trước khi hoa nở bằng Hotisco 300EC (150 – 200 ml/phuy 200 lít) giúp cây đậu nhiều trái, phòng ngừa bệnh thánh thư làm khô bông, khô đen hột, rụng trái,…
- Lần 2: 7 ngày sau lần phun thứ nhất, phun bón lá Canxi Bo Bopluse
Bước 4: Chống rụng trái non, đen hột
Sau khi đậu trái non (lú hột), thường có hiện tượng rụng trái non và đen hột.
- Nguyên nhân: do thời thiết thay đổi thất thường (thông thường sau dịp Noel đến tết AL), lúc này nấm bệnh phát triển mạnh, do hột điều còn non yếu chưa thích nghi với thời tiết lạnh, ẩm độ cao.
- Biện pháp: Khi điều vừa tượng hột (lú hột) phun ngay Bopluse. Phun lại lần 2 sau 5 – 7 ngày kết hợp với Perthrin 50EC để diệt bọ xít muỗi, bọ trĩ chích hút làm khô đen trái, rụng trái kết hợp với Norshield 86.2WG hoặc Hotisco 300EC (150 – 200 ml/phuy 200 lít), phun 2 lần cách nhau từ 5 – 7 ngày sẽ trừ bệnh hiệu quả hơn, giúp hột sáng mẩy và chắc.
- Chú ý: Thời gian này rệp sáp, rầy mềm thường xuất hiện tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển gây đen bông, đen trái, phun Serpal Super 600EC, Cyrux 25EC thuốc đặc trị rệp sáp, sâu đục cành.
Bước 5 : Tạo hột lớn
- Khi hột điều vừa lớn bằng hạt đậu; để hột lớn nhanh, tạo nhân hột chắc, phun Nitrophoska Foliar 25-10-17,5+TE (250 g/phuy 200 lít) nhằm giúp trái và hột lớn nhanh, phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
- Phòng ngừa bệnh thán thư trên trái non và hột điều : Super cook 85WP (1kg/phuy 200 lít) hoặc Hexado 150SC (300 ml/phuy 200 lít) phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
Bước 6: Nhân hột to, chắc
- Khi thấy hột điều to lớn hết cỡ, để nhân hạt điều lớn, chắc hột và nặng cân, phun NPK 7-5-44+ TE (500 g/phuy 200 lít) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để tăng tích lũy tinh bột, giúp tăng trọng lượng hột, nhân chắc, trái chín đồng đều, dễ rụng, thu hoạch nhanh gọn