QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRÊN CÂY CHUỐI

Phần I
QUY TRÌNH KỸ THUẬT

I. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI

1. Nhiệt độ  ẩm độ: Nhiệt độ trung bình 15,5 – 35oC, thích hợp nhất 24 – 25oC. Độ ẩm không khí khoảng 75 – 90%.
2. Lượng mưa: chuối là cây cần nhiều nước, lượng mưa hàng năm đạt 1.500 – 2.000 mm, phân bố đều trong năm.
3. Ánh sáng: Trong thời gian sinh trưởng, chuối cần 60% số ngày nắng trở lên.
4. Đất đai: Trồng chuối phải chọn đất tốt, tơi xốp, thoát nước, pH từ 4.5 – 8, tối thích là 6 – 7,5, mực nước ngầm 0,8 – 1 m.

II. GIỐNG

1. Chọn giống
a) Nhóm chuối tiêu hay chuối già (Cavendish): Tiêu lùn, tiêu nhỏ, tiêu cao. Năng suất quả từ trung bình đến rất cao, bình quân đạt 15 – 20 kg / buồng; phẩm chất thơm ngon, thích hợp cho xuất khẩu quả tươi.
Nhóm này có giống chuối Laba buồng dài, quả chuối có hình dạng thon dài và hơi cong, khi chín vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng.b) Nhóm chuối tây (chuối sứ, chuối xiêm): Gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khỏe, không kén đất, khả năng chịu được hạn song dễ bị héo rụi (bệnh vàng lá Panama), quả to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với các giống khác.c) Chuối bom (bôm): Trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trọng lượng buồng thấp, chỉ đạt từ 6 – 8 kg/buồng. Thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ số sản xuất cao (5 buồng trong 20 tháng / gốc).

d) Chuối ngự: Bao gồm chuối ngự tiến, chuối ngự mắn. Cây cao 2,5 – 3 m, cho quả nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt, tuy nhiên năng suất thấp.

đ) Chuối ngốp: Giống ngốp cao, ngốp thấp; chiều cao cây từ 3 – 5 m. Cây sinh trưởng khỏe, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn khá, thích hợp vùng đồi. Quả tương đối lớn, vỏ dày, nâu đen khi chín, thịt quả nhão, hơi chua.

2. Kỹ thuật nhân giống
a)Tách chồi con từ cây mẹ
– Trên cây mẹ, chọn những cây con 04 – 06 tháng tuổi, có 03 – 04 lá thật, cao 1 – 1,2 m tách ra đem trồng.
– Khi trồng có thể cắt thân giả cách cổ thân 20 cm hoặc có thể trồng cả thân giả nhưng cắt bớt lá.
– Biện pháp vun cao gốc: Vun cao 50 – 60 cm; trong vòng 06 tháng từ 01 củ mẹ cho 12 con và 06 tháng tiếp theo 01 con sẽ cho 12 con nữa.

b)Nhân giống bằng củ
– Chọn củ lớn, tốt, không nhiễm sâu bệnh.
– Cắt bớt rễ, chẻ làm 06 – 08 miếng, mỗi miếng có 01 mầm tốt.
– Xử lý thuốc sát khuẩn rồi đem ươm bằng cách áp mặt cắt bằng phẳng xuống dưới đất ẩm đã được xử lý.
– Một số chồi sẽ phát triển sau 06 – 07 tháng, bứng lên đem trồng.

c)Nuôi cấy mô
Bước 1: Chọn lọc cây mẹ và giám định bệnh.
Bước 2: Tạo chồi ban đầu và nhân chồi in-vitro.
Bước 3: Tái sinh cây hoàn chỉnh.
Bước 4: Ra ngôi cây trong nhà lưới.

III. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

1. Chuẩn bị đất
– Ở Đồng Nai cây chuối thường được trồng xen với các loại cây trồng khác, hoặc được trồng trên các vùng đồi đá. Đối với các vùng thâm canh trước khi trồng phải dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước.
– Tùytheo địa hình đất cao hay thấp bố trí bề rộng, bề sâu của mương để thoát nước trong mùa mưa cho phù hợp:
+ Mương phụ: rộng 30 – 40 cm; sâu 30 – 40 cm.
+ Mương chính: rộng 50 – 80 cm; sâu: 50 – 70 cm.
– Hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40 cm, rải 300 – 500 g vôi, trộn lớp đất mặt với 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 50 g P2O5.
– Trường hợp trồng 2 cây / hố, thì kích thước hố là 80 x 80 x 40 cm, lượng phân bón sẽ tăng gấp đôi.2. Kỹ thuật trồng
a) Thời vụ
Nếu đủ nước tưới, chuối được trồng quanh năm, tùy thị trường tiêu thụ để xác định thời điểm trồng cho phù hợp. Riêng đối với chuối cau thì thời điểm trổ trùng vào mùa gió tháng 5 – 6 dương lịch dễ làm gãy cổ buồng nên tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa.b)Cách trồng
– Khoảng cách trồng: chuối xiêm 3x3m, chuối già 2 x 2,5 m, chuối cau 2 x 2 m, trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu.
– Đặt mặt bầu đất (chuối cấy mô) hay điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt líp từ 10 – 15 cm,nhưng không để nước đọng trong hố.
– Chuối cấy mô: Dùng dao rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

3. Chăm sóc
a)Bón phân
Cân đối đạm kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 02 yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành năng suất chuối. Bên cạnh đó, tỷ lệ canxi và magiê cũng rất có ý nghĩa, vì 02 yếu tố này góp phần phát huy hiệu lực của kali.
Bón cân đối NPK làm tăng năng suất chuối từ 26 – 27 tạ quả / ha tương ứng 9 – 28%, ngoài ra, còn làm tăng đáng kể chất lượng chuối: Hàm lượng đường tăng 0,5 – 1%, nồng độ axit giảm 0,1%, chuối bảo quản được tốt hơn, hình dáng màu sắc của quả đẹp hơn.
Chuối đòi hỏi lượng kali rất lớn, hiệu suất của 1 kg K2O là 13,2 – 27,5 kg quả chuối, tùy vào lượng kali được sử dụng.

Hãy sử dụng định kỳ cặp đôi Kalibo Hoàng Minh và CanxiBo Gel Sữa Vàng để cho năng suất cao.
Với năng suất 32 tấn quả / ha, cây chuối lấy đi từ đất 80 kg N, 49 kg P2O5, 1.145 kgK2O. Tuy nhiên, phần lớn các chất dinh dưỡng được giữ ở trong rễ, củ, thân, lá và đặc biệt ở cuống buồng, vỏ quả. Phân tích các thành phần trong các bộ phận cho thấy rễ và củ chuối chứa 5 – 10%, thân chứa 10 – 12% các chất dinh dưỡng chuối hút từ đất. Vì vậy sau khi thu hoạch, cần trả lại các bộ phận trên đây cho đất.
– Bón lót: Khi đào hố để trồng, bón lượng phân cho mỗi hố: Phân chuồng (10 – 15) kg; urê 60 g; SA 145 g; supe lân 200 g; KCl 200 g.
– Bón thúc: Theo bón với tỷ lệ 2:1:3, lượng bón khoảng 200 kg N + (60 – 90) kg P2O+ 200 kg K2O / ha. Nếu đất chua, bổ sung thêm vôi.
Chia lượng phân ra bón làm nhiều lần, 02 – 03 tháng bón 1 lần. Phân đạm cần được bón sớm hơn kali. Phân kali bón muộn và tập trung vào thời kỳ trước và sau khi trổ hoa. Khi cây còn nhỏ bón nhiều N hơn K (2 N: 1 K2O), khi cây trổ buồng bón K nhiều hơn N (1 N: 2 K2O). Cũng có thể đợt 1 bón ure, đợt 2 bón SA vì chuối cần S để tạo quả.
Cách bón: Cuốc thành rãnh theo vòng tròn, cách gốc chuối 40 – 60 cm, sâu 10 – 20 cm, bón xong lấp đất lại.
Để đảm bảo quả chuối có phẩm chất tốt, có thể phun kẽm (Zn) và bón với lượng 5 – 10 kg/ha, phun 1 – 3 lần trong 01 vụ.b)Nước tưới
– Ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.
– Vào mùa mưa cần thoát nước tốt cho vườn chuối, tránh ngập úng.c)Tỉa chồi
– Sau khi trồng 05 tháng tiến hành chọn chồi, chừa cây con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ trên 20 cm, sao cho mỗi bụi có 3 cây; đối với chuối cấy mô có thể không giữ chồi hoặc chỉ giữ 2 chồi / cây (tuổi chồi cách nhau 04 tháng) tùy mục đích sử dụng.
– Thường xuyên tỉa chồi khoảng 01 tháng / lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ.

d) Biện pháp khác
– Thực hiện tỉa chồi, đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng, lá khô, lá sâu bệnh, bẹ khô mang ra khỏi vườn. Ngoài ra, chú ý bẻ bắp chuối, chống buồng, buộc câytránh đổ ngã. Áp dụng kỹ thuật bao buồng nâng cao chất lượng trái.
– Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa khi chuối được 08 – 12 nải.
– Kỹ thuật bao buồng: Khi các hoa chuối vừa nở hết, cắt phần hoa không có khả năng đậu quả sau, để vài ngày cho khô nhựa rồi mới bao; tùy số nải có trong buồng chuối, mỗi nải chuối cần khoảng 20 cm chiều dài túi, dùng túi nylon dài 1,8 – 2,5 m để bao trái; dùng túi nylon bao trái chuyên dùng (màu xanh hay trắng, thủng hai đầu, có đục các lỗ nhỏ), mỗi nải chuối cần khoảng 20 cm chiều dài túi; lồng vào buồng chuối theo chiều từ dưới lên, lấy dây vải mềm buộc miệng túi đầu trên vào cuống hoa (phần cuống ở nải trên cùng); đầu dưới túi bao để hở tự nhiên, có tác dụng thoát nước khi gặp mưa và hơi nước do quả thoát ra, tản nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao trong mùa hè.

IV. PHÒNG,CHỐNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

Áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh trên cây chuối:

– Cắt tỉa tầu lá, cây con vô hiệu, bị che khuất để dễ kiểm soát côn trùng;
– Thu dọn tàn dư, lá khô, cắt tỉa bỏ lá bệnh, tiêu hủy mầm sâu bệnh;
– Bao buồng có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại;
– Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học. Trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để đánh giá hiệu lực và ảnh hưởng của thuốc đối với cây chuối.
1. Sâu hại
a) Sâu đục gốc (Cosmopolites sordidus)
* Đặc điểm hình thái và sinh học
– Trứng hình bầu dục, kích thước 1 x 2 mm, màu trắng. Ấu trùng 12 – 15 mm, màu trắng sữa, không chân, thân thường cong lại, bụng 04 – 06đốt.
– Nhộng trần, màu trắng, dài khoảng 12 – 14 mm.
– Thành trùng có màu đen hoặc nâu đen, dài 12 – 16 mm.
*Tập tính sinh hoạt và tác hại
– Sau khi nở, ấu trùng đục thành nhiều đường hầm theo chiều dọc ở bẹ lá từ ngoài vào trong thân, sau đó sẽ đục củ và rễ chuối. Vết đục làm suy yếu và chết cây.
– Thành trùng sống tập trung trong các khe hay những vết lõm trên thân, thường hoạt động về đêm. Con cái đẻ trứng bằng cách chích vào thân hoặccác bẹ vừa mới bị thối nhũn. Gây hại bằng cách đục vào trong mô thân cây, các vết đục sau đó thường bị bội nhiễm nấm,làm cây bị mục nát. Cây chuối non nếu bị hại sẽ bị khô, chết nhanh.
– Khi bị sùng gây hại đục củ, cây chuối phát triển cằn cỗi, trái nhỏ, lá bị gãy rũ, buồng chuối dễ bị gãy, cây dễ bị đổ ngã. Ngoài ra, vết đục của ấu trùng còn là nơi xâm nhiễm của các loài nấm bệnh.
*Phòng chống
– Vệ sinh vườn chuối.
+ Quản lý cỏ dại trong vườn chuối.
+ Những cây chuối đã chặt quày xong phải đốn bỏ sát gốc; phủ lên mặt cây vừa đốn một lớpđất nhão để tránh thành trùng đẻ trứng vào.
+ Khi trồng cần chú ý loại trừ ngay các cây có sâu.
– Làm bẫy: Chặt thân vàgốc chuối thành từng đoạn 20 – 50 cm, khoét đường rỗng bên trong, úp xuống đất, thành trùng bị thu hút tới sẽ chui vào ẩn nấp bên trong, có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt.
– Dùng nhóm thuốc hoạt chất Abamectin để phòng trừ: Ngâm cây con trước khi trồng trong dung dịch thuốc; Sau đó tùy vào mật số của sùng vào bẫy để sử dụng thuốc.
Phun thuốc Rocket thẳng vào gốc và xung quanh gốc chuối.
– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc bột rải chung quanh gốc chuối với đường kính 40 – 50 cm.b)Sâu cuốn lá(Erionota torus Evans)
*Đặc điểm hình thái và sinh học
– Bướm dài 30 – 50 mm, sải cánh rộng 70 – 80 mm. Toàn thân màu nâu sẫm; đầu và ngực phủ một lớp vảy màu nâu xám. Thời gian sống của bướm khoảng 02 tuần, trong thời gian này một bướm cái đẻ khoảng 200 trứng.
– Trứng màu trắng, hình bán cầu, đường kính từ 1,5 – 2 mm. Trứng đẻ rải rác hay từng hàng từ 02 – 08 cái ở bìa lá. Khi sắp nở trứng có màu đen.
– Khi mới nở sâu màu trắng sữa, vừa nở ra sâu ăn hết vỏ trứng. Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 – 20 ngày.
– Nhộng màu xám xanh và có phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, dài từ 35–40 mm, gai đuôi dạng hình móc câu cứng. Thời gian nhộng từ 07 – 10 ngày.
*Tập tính sinh hoạt và tác hại
– Bướm hoạt động mạnh lúc chiều tối và ban đêm, ban ngày đậu trốn dưới phiến lá hay trên lá khô trong vườn. Trứng ở mặt dưới lá, gần bìa lá.
– Sâu non mới nở cắn phiến lá, nhả tơ cuốn lá thành ống. Cuốn lá lớn dần với tuổi sâu. Thông thường, một sâu chỉ tập trung gây hại trên một lá. Sâu hóa nhộng ngay bên trong lá cuốn. Loài này xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
*Phòng chống
– Thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện kịp thời và ngắt bỏ các cuốn lá có sâu bên trong.
– Có thể dùng vợt bắt trưởng thành.
– Không trồng dày, thường xuyên tỉa bỏ lá già và những cây đã ăn buồng để vườn thông thoáng.
– Sử dụng nhóm thuốc Alexander Đại Đế 777 để trị khi sâu chưa cuốn lá.c) Tuyến trùng
Phổ biến: tuyến trùng đục rễ (Radopholus similis); tuyến trùng làm sưng rễ (Meloidogyne incognita) và tuyến trùng xoắn ốc (Heliotylenchus spp.).
*Đặc điểm hình thái và cách gây hại
– Tuyến trùng đục rễ: Thành trùng dài 0,68 mm, rộng 0,02 – 0,03 mm. Tấn công phá hủy rễ tạo các vết màu nâu đỏ hay đen làm hư rễ. Đẻ trứng vào trong rễ, khi nở sẽ chích hút nhựa tế bào và tạo vết thương cho các loài nấm trong đất gây hại. Mật số tăng trong mùa thứ 2 trở đi, cây bị tuyến trùng tấn công sẽ cằn cỗi, trái nhỏ, buồng nhỏ.
– Tuyến trùng làm sưng rễ làm rễ bị sưng với nhiều nốt có kích thước khác nhau.
– Tuyến trùng xoắn ốc sống bám ngoài rễ làm đứt rễ.
* Phòng chống
– Cày phơi đất 06 tháng trước khi trồng mới.
– Chọn giống khỏe, sạch bệnh.
– Trước khi trồng gọt bỏ rễ và mặt củ cây con, tránh làm hư các mầm ngủ.
– Ngâm củ vào dung dịch thuốc (hoạt chất Clinoptilolite,Abamectin) trong 1 phút sau đó để khô trong 24 giờ trước khi trồng.
– Loại bỏ các cây bệnh, đào bỏ cả rễ.
– Sử dụng nhóm thuốc Agpycap 10G, Vellium, Nimitz phòng trừ.d) Rầy mềm(Pentalonia nigronervosa Coquer) 
*Đặc điểm hình thái và sinh học: Thành trùng có 02 dạng: Không cánh và có cánh.
*Tập tính sinh sống và tác hại
– Rầy thường sống ở phần gốc thân cây chuối, các lá gần mặt đất hay trên cây chuối non. Khi mật số cao, rầy hiện diện trên ngọn cây, trong các lá còn cuốn chưa mở và cả cuống lá. Do tiết mật ngọt nên rầy thường sống cộng sinh với kiến.
– Rầy gây hại bằng cách chích hút dịch của cây và còn là kí chủ trung gian truyền virus gây bệnh chùn đọt ở chuối. Ngoài ra, mật đường do rầy tiết ra cũng gây hiện tượng nấm bồ hóng trên cây.
* Phòng chống
– Vệ sinh vườn chuối, đốn sát gốc các cây chuối bệnh, không chừa nơi cho cây con mọc trở lại, không để môi trường cho rầy bay tới chích hút, truyền bệnh.
– Rầy thường sống trên đọt hay chung quanh gốc chuối, giữa bẹ ngoài và thân. Phun thuốc trị rầy Alexander hoặc Imitox vào thân và chung quanh gốc.
Áp dụng 2 –3 lần cách nhau 01 tháng trong thời gian rầy có cánh di chuyển, để hạn chế lây lan của bệnh. Ngoài ra, thuốc trừ sâu còn ngăn ngừa kiến, một tác nhân phân tán rầy.2. Bệnh hại
a) Bệnh đốm lá (cháy lá)
* Tác nhân: Do nấm Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigtoka đen (Mycosphaerella fijiensis).
* Triệu chứng: Bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ (Sigatoka vàng). Đối với Sigatoka đen những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá.
* Điều kiện phát sinh, phát triển
– Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương, ẩm ướt, bệnh nặng ảnh hưởng tới năng suất cây.
– Bệnh hại nặng trên giống chuối tiêu. Các giống chuối lá, chuối tây, chuối ngự ít bị nhiễm bệnh.
* Phòng chống
– Biện pháp canh tác: Tránh trồng chuối trên đất chua, đất trồng phải thoát nuớc tốt, trồng với mật độ thích hợp, bảo đảm độ thông thoáng cho vườn chuối. Bón phân đầy đủ, tăng cường bón lân, kali tăng sức đề kháng cho cây, cắt bỏ lá già, lá bệnh có thể hạn chế được bệnh.
– Chọn giống kháng bệnh và sạch bệnh.
– Sử dụng thuốc Startop 325SC và Cythala 75WP.b) Bệnh héo rũ Panama
* Tác nhân
Do nấm Fusarium oxysporum gây ra, là bệnh rất nguy hiểm trên cây chuối, thường xuất hiện vào mùa mưa.
* Triệu chứng
– Ban đầu bệnh xuất hiện ở những lá phía dưới, lá vàng dần từ bìa vô trong, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Cuống lá bị gãy gập xuống, rồi cả phiến lá bị chết khô.
– Khi lá phía dưới bị bệnh, thì lá trên ngọn tuy sống nhưng đã chuyển sang mầu xanh vàng, méo mó, héo úa, gãy gập chết khô. Sau khi lá bị chết, tuy cây chưa bị đổ gãy nhưng các bẹ lá phía ngoài đã bị nứt, rồi cả cây bị thối khô, gãy gập xuống. Những cây con mới ra chưa có biểu hiện bị bệnh ngay, nhưng về sau lá cũng bị vàng héo rụi, chết dần.
– Nếu bị bệnh sớm, cây có thể bị chết hoặc không cho buồng. Nếu cây trưởng thành mới bị bệnh, thì cây vẫn cho buồng, nhưng trái nhỏ. Chẻ dọc thân cây bệnh, có mùi hôi, các bẹ phía ngoài có sọc mầu nâu, các bẹ non bên trong có sọc mầu vàng. Cắt củ chuối ra, sẽ thấy các bó mạch bị hư tạo thành các đốm vàng, đỏ nâu.
* Điều kiện phát sinh phát triển
– Nấm gây bệnh Panama tồn tại trong đất và trong tàn dư của cây bị bệnh. Bệnh lây truyền qua giống, đất, nước, dụng cụ làm đất… có sẵn mầm bệnh. Bệnh xâm nhập vào trong cây qua chóp rễ con hay các vết thương cơ giới.
– Bệnh thường gây hại nhiều trên các giống chuối xiêm, chuối già hương. Những vườn đất trũng, ẩm thấp, vườn bón nhiều phân đạm, vườn đất phèn… bệnh gây hại nhiều hơn.
* Phòng chống
– Những vườn nằm ở vùng trũng nên có hệ thống mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ vào mùa mưa.
– Tuyệt đối không lấy cây con nhiễm bệnh làm giống.
– Không làm đứt rễ, để hạn chế “Cửa ngõ” xâm nhập của nấm bệnh.
– Những vườn ẩm thấp không trồng các giống dễ nhiễm bệnh như chuối xiêm, chuối già hương.
– Không bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng ủ hoai mục, bón vôi bột để khử phèn cho đất.
– Những cây đã bị bệnh, chặt bỏ rồi bứng hết gốc rễ đem ra khỏi vườn tiêu hủy, sau đó rải vôi bột vào để khử trùng đất.
– Sử dụng thuốc: Agofast 80WPPhysan LạnhCythala 75WP quản lý hóa học.
– Quản lý bền vững bằng chế phẩm Trichoderma-Tot.c) Bệnh do virus
Nhóm bệnh này hiện không phòng trừ một cách có hiệu quả. Thời gian từ khi cây chuối bị nhiễm bệnh đến khi phát hiện bệnh ra bên ngoài kéo dài 03 – 04 tháng nên khi phát hiện bệnh cần phải đào bỏ ngay và xử lý đất thật cẩn thận (đào hố chôn rồi rắc vôi, đem đốt bỏ…) trước khi trồng lại phải rắc vôi xử lý sau 01 tháng mới trồng lại.
* Bệnh chùn đọt
– Tác nhân: Bệnh chùn đọt chuối do Bunchy Top Virus gây ra. Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con hoặc qua rệp có tên Pentalonia nigronervosa.
– Triệu chứng: Bệnh chùn đọt chuối là bệnh khá nguy hiểm, gây hại chủ yếu trên chuối già. Nếu cây bị bệnh sớm từ nhỏ, thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị tấn công thì khi có buồng, sẽ bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trổ ngang thân.
– Điều kiện phát sinh, phát triển:
+ Bệnh chùn đọt chuối phát sinh quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác.
+ Bệnh lây lan trực tiếp qua cây con giống và trung gian truyền bệnh rầy mềm Pentalonia nigronervosa sống ở các bẹ lá chuối.
* Bệnh khảm lá (CMV), bệnh sọc lá chuối (CSV)
– Tác nhân: Do virus gây ra, khá phổ biến trên cây chuối, kể cả chuối tiêu và các giống chuối khác.
– Triệu chứng: Triệu chứng chung điển hình của bệnh là trên lá đọt có những vết sọc hoặc mảng biến vàng song song với các gân phụ, xen kẽ là những mảng còn xanh. Lá nhỏ lại, hơi khô giòn, bìa lá có màu trắng vàng và gợn sóng, đôi khi xoăn lại, các lá có xu hướng đứng thẳng chứ không xòe ngang.
– Điều kiện phát sinh, phát triển
+ Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất tốt, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm, vườn ẩm thấp, ít ánh nắng.
+ Virus tồn tại trong cây con làm giống sau đó tiếp tục phát triển và lan truyền sang cây khác trong vườn chuối qua rầy mềm Pentalonia nigronervosa. Tuyến trùng trong đất cũng truyền virus từ cây này sang cây khác.
– Phòng chống bệnh do virus.
+ Tuyệt đối không lấy giống ở những vườn đã nhiễm bệnh. Không nên lập vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới lập.
+ Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa, bỏ bớt những lá già, lá khô, tỉa bớt những cây con nếu thấy vườn qúa dày… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa.
+ Vị trí nhiễm bệnh phun đậm liều các thuốc trị khuẩn mạnh như Senly2.1SlPhysan Lạnh.
+ Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện cây bị bệnh, phải chặt bỏ cây, bứng cả gốc và tiêu hủy để ngăn chặn lây lan.
+ Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất, nên luân canh với cây trồng khác sau vài năm trồng chuối.
+ Phun trừ rầy mềm, tuyến trùng áp dụng như ở trên.

V. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

1. Thu hoạch
Chuối tiêu thụ nội địa: Không phải vận chuyển xa thì thu hoạch lúc trái tròn mình, vòi núm đã rụng gần hết.
Chuối xuất khẩu: Tùy vào thời gian vận chuyển và điều kiện bảo quản để quyết định. Tuy nhiên, tối thiểu cần đảm bảo yêu cầu chuối khi thu hoạchphải đạt độ già từ 75 – 80%, có biểu hiện cụ thể:
– Vỏ quả có màu xanh lục hoặc xanh sáng;vỏ còn dính sát vào thịt quả và khó bóc; khi bẻ dễ gãy, thịt quả có màu trắng ngà, có tơ nhựa dính và trong, nhựa không chảy thành giọt.
– Cạnh quả chuối hơi tròn nhưng rõ cạnh.
– Thịt quả còn vị chát, chưa có mùi đặc trưng của chuối chín.
Lưu ý: Quả chuối đại diện để xác định độ chín là quả ở giữa nải thứ nhất hoặc nải thứ hai (từ trên xuống) ở hàng ngoài của nải chuối, có hình dáng bình thường.Tránh làm cho trái bị trầy xước, tách ra từng nải đặt vào thùng giấy, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.2. Bảo quản
– Kho bảo quản chuối phải khô ráo, sạch, thoáng mát, không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng quả;không được chứa hóa chất độc hại hay hàng hóa có mùi vị lạ.
– Nếu khoảng cách vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa thì chuối sau khi thu hái phảiđược đưa vào kho mát có hệ thống làm lạnhcàng sớm càng tốt. Nhiệt độ bảo quản của chuối ở độ già 75 –  80%là 12 – 14oC, với độ ẩm không khí 85 – 90%.Không bảo quản chuối ở nhiệt độ thấp hơn 11oC.3. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển chuối từ nơi thu hái tới nhà đóng gói và kho bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có mái che, không có mùi lạ và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Quá trình vận chuyển chuối phải được chèn lót để chống va chạm khi vận chuyển gây các vết thâm, tốt nhất là vận chuyển bằng xe chuyên dùng có dàn treo để treo buồng chuối khi vận chuyển, hoặc sơ chế đóng thùng ngay tại vườn và vận chuyển về kho bảo quản.
Chuối xuất khẩu phải được vận chuyển bằng bằng xe lạnh, container lạnh hoặc tàu lạnh.

Phần II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CÂY CHUỐI

Quy mô 1 ha, mật độ trung bình: 2 m x 2,5 m (2.000 cây / 1ha)

1. Vật tư

Diễn giải Đơn vị tính Số lượng
Giống Cây 2.000
Giống trồng dặm Cây 100
Urê Kg 600
Lân supe Kg 1.000
Kali clorua Kg 500
Bao buồng Cái 2.000
Dây buộc cây chuối m 20.000
Vôi bột Kg 1.000
Thuốc BVTV Kg 5
Công bón phân Công 8
Công làm cỏ Công 36
Công thu hoạch Công 60
Công tỉa bắp, bao buồng Công 20
Công buộc dây Công 15
2. Định mức tưới tiết kiệm
TT Nội dung ĐVT Số lượng
1 Ống cấp 1: Ø60 mm m 400
2 Ống cấp 2: Ø27 mm m 1.700
3 Ống cấp 3: Ø5 mm m 2.500
4 Van điều chỉnh nước Ø5 mm Cái 2.000
5 Nối Ø5 → Ø27 mm Cái 2.000
6 T Ø60 → Ø27 mm Cái 34
7 Khóa 60 mm Cái 6
8 Bít Ø60 mm Cái 12
9 TØ 60 mm Cái 12
10 Khóa Ø27 mm Cái 34
11 Bít Ø 27 mm Cái 34
12 Keo dán Kg 2
13 Kẽm 2 mm Kg 12
14 Máy bơm Cái 1
15 Bồn ngâm phân Cái 1
16 Bồn hòa phân Cái 1
17 Bộ hút phân Cái 1

P/S: NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN & THUỐC CẦN THIẾT CHO CÂY CHUỐI CÓ NĂNG SUẤT VƯỢT TRỘI

Phân nở + Humic + Trichoderma Giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng hệ vi sinh có lợi.

Star DX + Agofast + Cyhtala Quản lý bệnh.

Alexander & Imitox Quản lý sâu hại.

Canxibo + KaliBo + Lớn Trái Làm trái bóng đẹp, tăng độ brix, không lem, không nám, đạt chuẩn xuất khẩu.

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567.ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.