BIỂU HIỆN THIẾU DINH DƯỠNG TRÊN CÂY CHUỐI

Sự phát triển của cây chuối phụ thuộc vào chất dinh dưỡng. Cả đa lượng và vi lượng đều là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây

Các chất dinh dưỡng đa lượng là những yếu tố cần thiết cho cây với số lượng lớn và cần thiết phải cung cấp với khối lượng lớn vào trong đất khi thiếu

Các chất dinh dưỡng đa lượng Đạm (N), Lân (P), Kali (K) là các chất dinh dưỡng chính và là cơ sở của các hợp chất phân bón NPK.
Các chất trung lượng như Canxi (Ca), Magie (Mg) và Sulphur (S)

Các chất vi lượng Sắt (Fe), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Molipden (Mo) và Boron (Bo) là những yếu tố cần thiết với lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cây

Đạm (N)

Vai trò

Là chất xúc tác chính cho sự phát triển của cây. Tác động đến sự tăng trưởng của lá, màu xanh của lá, giúp lá khỏe và gân lá vững chắc-yếu tố cần thiết cho năng suất

Ảnh hưởng đến số lượng lá được sản sinh ra, thời gian phát triển của lá và sự tăng trưởng theo chiều dọc của phiến lá

Trong 4-6 tháng trồng đầu tiên nếu có nhiều lá khỏe mạnh và có kích thước lớn thì cây sẽ phát triển nhanh hơn. Do đó, N ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mẹ và sự sinh ra cây con

Biểu hiện thiếu N

Lá cây có màu xanh nhạt

Quá trình sản sinh lá mới bị chậm trễ, các đoạn thân bị rút ngắn

Cánh hoa (bắp) có màu hồng nhạt

Thân kém phát triển, trái sau này có kích thước nhỏ, chất lượng giảm


Kích thước lá giảm, mép lá mỏng và bị cong, rễ cây mỏng và ít cây con được hình thành.

Biện pháp kiểm soát

Khi cây thiếu có biểu hiện nên bổ sung 100g ure /cây và tưới nước cho cây sau khi bón

Lân (P)

Vai trò

Giúp tạo ra thân rễ khỏe mạnh và hệ thống rễ khỏe

Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây và hoa

Biểu hiện thiếu P

Lân được yêu cầu cung cấp cho cây trồng giữa 3 và 9 tháng sau khi trồng

Lân được sử dụng trong quá trình ra hoa và quả và được cung cấp lại cho cây con

Cây bị thiếu lân sẽ phát triển còi cọc với rễ kém phát triển, các phiến lá mỏng dễ bị cháy mép lá

Cung cấp nhiều Magie làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của cây đối với Lân và sự phân bố của nó trong đất

Cây thiếu Lân sẽ kéo dài thời gian ra hoa

Khi cây đạt độ cao trên 30 cm, thiếu hụt Lân sẽ làm lá bị cháy nhiều và cây mau chết
Biện pháp kiểm soát

Khi cây thiếu có biểu hiện nên bổ sung 50g DAP /cây hoặc 300g super Lân/cây  và tưới nước cho cây sau khi bón
Kali (K)

Vai trò

Kích thích quá trình trổ sớm của hoa và rút ngắn quá trình phát triển của trái

Tăng kích thước của buồng và trái, tăng chất lượng của trái

Biểu hiện thiếu K
      

Lá trở nên nhỏ và phát triển chậm, lá bị cháy từ chóp lá trờ vào trong khi thiếu. Lá vàng khô nhanh.
Trái sẽ xấu, không cân đối và giảm giá trị

Lá mau già và rụng sớm, triệu chứng xuất hiện càng nhanh là lan rộng khi thiếu Kali trầm trọng

Gân lá dễ nứt gãy làm lá cong xuống

Củ có màu nâu sẫm, phần giữ có màu nâu và dạng thấm nước

Biện pháp kiểm soát

Phun lên lá bằng Kali sulfat 1% (10g/lit nước) hoặc 225g Kali đỏ + 125g ure + phân  hữu cơ/hố và tưới sau khi bón

Magie (Mg)

Vai trò

Thiếu hụt thường xảy ra trong khi cây đã được trồng 10-12 năm và bón nhiều Kali trong một số năm

Magie phân bố trung bình trong cây

Biểu hiện thiếu Mg
  

Khi thiếu lá có màu vàng ánh kim mở rộng đến phần gân lá, có xuất hiện đốm tím trên phiến lá, hoại tử mép lá và các bẹ lá bị tách ra khỏi thân chính

Xuất hiện các đốm hoại tử trên phiến lá, mạch dẫn cuống lá có màu tím

Biện pháp kiểm soát

Bón 25g Magie sulfat/cây và tưới nước sau đó
Canxi (Ca)

Vai trò

Mặc dù Canxi khá bất động trong cây, nhưng những triệu chứng thiếu canxi sớm dẫn đến cháy lá trên lá già. Kể cả hàm lượng Canxi quá cao

Lá trở nên nhọn nhỏ, lá biến dạng là không có khi bị thiếu Canxi

Khi thiếu Canxi chất lượng trái sẽ giảm và màu vỏ trái không đồng đều khi chín

Biểu hiện thiếu Ca
 

Lá non xuất hiện bất thường về kích thước, lá bị gãy, phiến lá mới bị biến dạng

Trong quá trình chín của trái, vỏ trái bị nứt ra, chất lượng kém

Biện pháp kiểm soát

Cung cấp 50g vôi tôi/cây, tưới nước sau đó

Sulphur (S)

Vai trò và biểu hiện thiếu hụt

Là chất dinh dưỡng động, lá thiếu biểu hiện trên lá non, có màu vàng nhạt

Lá bị hoại tử ngoài mép lá, gân lá dày lên, giống như thiếu Ca và Bo

Cây phát triển kém, còi cọc

Sự hấp thu S bị canh tranh giữa cây con và quá trình trổ bắp, tỉ lệ hấp thu bị giảm đi. S cần thiết cho sự phát triển của trái từ lá và thân mẹ

Sự mất cần bằng S làm tăng nồng độ Nito trong lá

Biện pháp kiểm soát

Phun 100g thạch cao/cây hoặc 100g S.A/ cây

Boron (Bo)

Vai trò

Thiếu Bo có thể dẫn đến giảm trọng lượng và kích thước của thân cây và giảm số lượng lá cây hình thành

Thiếu Bo, cung cấp 20g borax/lit  phun lên cây vào tháng 4 và 5 sau khi trồng

Biểu hiện

Lá bị uốn cong và biến dạng lá non, giảm kích thước, gân lá dày lên, đôi khi chỉ còn là các đường gân giữa

Hình dạng lá không đều với các vết lồi lõm

Thiếu Bo trầm trọng là ngăn chặn sự phát triển

Biện pháp kiểm soát

Sử dụng Natri tetraborat 25g/cây, tưới nước sau đó
Sắt (Fe)

Vai trò

Thiếu Sắt chủ yếu trong đất kiềm, biểu hiện là gân lá có màu xanh, phiến lá màu vàng

Sử dụng sắt sulfat để khắc phục

Biểu hiện
Lá non trở nên màu xanh nhạt hoặc trắng, gân màu xanh

Biện pháp kiểm soát

Phun dung dịch sắt sulfat 5g/lit cùng với chất bám dính

Kẽm (Zn)

Vai trò

Lá hẹp và giảm màu xanh, các nải phát triển khít nhau và trái ngắn

Nên sử dụng 50g kẽm sulfat tại thời điểm trồng hoặc phun lá 3g/lit+ure (5g/lit) + 10 ml chất bám dính trong 20 lít nước và phun vào thời điểm 45 và 60 ngày sau khi trồng và 45 ngày sau khi cắt cây mẹ

Biểu hiện

Lá trở nên hẹp và gân lá trở nên vàng hoặc trắng

Thiếu hụt xảy ra trên đất mặn và đất thiếu hữu cơ

Trái có vỏ dày ngắn, nhỏ, màu xanh nhợt nhạt, buồng nhỏ

Ở cây thiếu nhiều sẽ chậm phát triển bó lá trở nên vàng

Biện pháp kiểm soát

Bổ sung 15-30g kẽm sulfat/cây, tưới nước sau đó

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *