I. Chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch
- Cắt tỉa cành cà phê
Việc cắt tỉa cành cần diễn ra theo đúng kỹ thuật và đúng thời điểm. Cắt tỉa cành đóng vai trò sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây cân đối, phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Các loại cành chăm sóc cà phê sau thu hoạch cần cắt tỉa:
– Cành chết, cành khô, bị sâu bệnh.
– Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất.
– Cành tăm, các chồi vượt, cành vòi voi, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt.
– Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.
Thời gian cắt tỉa cành phù hợp là từ 15 -. 20 ngày sau thu hoạch. Tuy nhiên trong trường hợp, cây còi cọc quá yếu, không tiện cho việc cắt tỉa thì nên đợi đến khi cây phục hồi mới tiến hành cắt tỉa.
- Rửa vườn sau thu hoạch
Sau giai đoạn cắt tỉa, bà con tiến hành dọn dẹp sạch để vườn thông thoáng. Sử dụng dung dịch đồng đỏ phun rửa ướt đẫm vườn để phòng ngừa rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng, và các tàn dư bệnh hại.
- Bón phân bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai. Khuyến nghị sử dụng Trichodema-Tot để giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất.
Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc) hoặc có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón, và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân.
Sử dụng 500gr lân theo mét đường kính tán mỗi cây. Nếu cây cà phê suy thay lân bằng phân NPK có hàng lượng lân cao. Qua qua lá sử dụng 10 -55-10 áp dụng cho cà phê già cỗi theo liều (500gr/ 200 lít nước). Hoặc MKP áp dụng cho cà phê tơ với liều lượng 1kg 200 lít. Phun đều toàn vườn để quá trình phân hóa mầm hòa được đồng bộ. Lưu ý cần kèm với vi lượng Cu, Zn để mầm hoa phân hóa hoàn toàn.
Chăm sóc cà phê sau thu hoạch cũng là tiền đề để xử lý ra hoa đồng loạt cho vụ tới, bà con thường có tập quán thu hoạch xong mới bón phân cho cây tuy nhiên sau thu hoạch cà phê đã chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa nên bổ sung phân bón 1 tháng trước thu hoạch để cây vừa có sức nuôi trái vừa không bị quá suy đủ sức phân hóa mầm hoa đồng loạt.
II. Xử lý ra hoa đồng loạt
Bắt đầu mùa khô (cuối tháng 10 dương lịch hoặc quan sát hoa dã quỳ nở) cũng là thời điểm cây cà phê bắt đầu phân hóa mầm hoa tiền đề của sự ra hoa. Mầm hoa được hình thành từ các chồi bất định trên các nách lá của cành ngang phát triển thành các chồi hoa (nụ hoa).
1. Các bước chuẩn bị phân hóa mầm hoa
– Sau khi giúp cây phục hồi thể trạng, chuẩn bị cho mùa ra hoa với quy trình chăm sóc cà phê sau thu hoạch
– Tiến hành tạo khô hạn cho cây, thời gian khô hạn từ 2 tháng sẽ thúc đẩy tốt cho quá trình phân hoá mầm hoa, mầm hoa thành thục đồng loạt là tiền đề cho các hoạt động phát triển nụ, nở hoa và đậu trái đồng loạt.
– Theo dõi chuyển biến thời tiết để kịp thời điều chỉnh phương án thích hợp cho cây.
Lưu ý: Trong giai đoạn phân hóa mầm hoa gặp mưa trái mùa thì mầm ngủ có xu hướng phát triển thành cành thứ cấp mà không phân hóa thành mầm hoa. Đó là lý do tại sao nhiều vườn cà xanh tốt nhưng tỷ lệ hoa thấp. Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Chuyển Mầm cho tiến trình phân hóa mầm hoa giúp cây cà phê phân hóa mầm hoa hoàn toàn ngay cả trong điều kiện bất lợi.
2. Thời điểm tưới cho cà phê
– Quan sát các đốt hoa ngoài cùng đã chuyển màu trắng sữa kích thước hoa đạt 1cm, lá héo rũ hơi vàng thì tiến hành tưới nước ngay.
– Cần tưới ẩm đầy đủ, Lần 1 lượng nước là 400 lít/ cây cho và 300 lít cho cây nếu tưới lần 2. Nếu tưới không đủ lượng trên cần tưới tiếp.
– Kết thúc hoa nở sẽ tượng trái. Trái con khi nhận được kích thích về nước và dinh dưỡng trái sẽ lớn nhanh còn không sẽ ngủ nghỉ và ở trạng trái chờ. Tuy nhiên không phải vườn nào cũng đậu hoa, đậu trái đồng loạt lơị dụng đặc tính ngủ nghỉ của quả sau tưới đợt 1 quan sát thấy lượng hoa cà phê ít giai đoạn này chưa cần tưới lần 2 cần tiến hành xiết nước để cây tiếp tục phân hóa mầm hoa cho nụ hoa hoàn chỉnh. Khi đó tiến hành tưới sẽ giúp hoa đợt 2 trổ đều và kích thích trái con đợt 1 phát triển mạnh.
Tránh để trái đậu đợt 1 đợi lâu quá, khô hạn quá dài trái non sẽ rụng mất. Tiến hành sung lân và sử dụng sản phẩm Chuyển Mầm Hoàng Minh để rút ngắn thời gian xiết nước.
Hình thức tưới: Nên chọn hình thức tưới phun mưa, lượng nước tưới từ 400 -500 lít/ gốc, tần suất 25 -30 ngày lặp lại. Nếu tưới tràn hay tưới dí thì cần kết hợp với biện pháp tủ gốc. Dưới gốc bà con bổ sung phân bón phức hợp đạm cao
Khi hoa đã ra đều Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Ra Hoa Hoàng Minh giúp hoa bung khỏe, tăng sức sống hạt phấn, tỷ lệ đậu trái cao. Khắc phục hoa chanh do hạn chế về điều kiện nước tưới hoặc bất lợi của thời thiết.
– Giai đoạn đầu mùa mưa trái bắt đầu phát triển lúc này cây cà phê cần nhiều dinh dưỡng để nuôi trái Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng cặp đôi An Tâm gồm Lớn Trái Hoàng Minh và Canxibo Gel Sữa vàng tránh hiện tượng rụng trái non, cung cấp dinh dưỡng thúc trái phát triển.
– Cặp đôi An Tâm làm nhiệm vụ chống rụng hoàn hảo là do bên cạnh Boron và Canxi hàm lượng cao giúp cuống dai chắc chắn. Cặp đôi này còn bổ sung nguồn hocmon tự nhiên auxin và cytokinin nên kìm hãm hocmon ABA hay ethylene, do vậy chống hình thành tầng ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non.
– Cặp đôi Thịnh Vượng làm tốt nhiệm vụ dưỡng trái chắc nhân. Cặp đôi sử dụng công nghệ nano giúp cây hấp thụ xuyên thấu cực nhanh trong 30 phút cung cấp trực tiếp cho cây một lượng lớn kali hàm lượng cao giúp trái lớn, vào nhân nhanh, nặng hạt.
– Giai đoạn 1 tháng trước thu hoạch để trái chắc nhân, nặng hạt cung cấp cho cây bộ sản phẩm Kalibo Hoàng Minh và Canxibo Gel Sữa Vàng.
III. Phòng trừ sâu bệnh hại, chăm sóc cây cà phê
1. Rệp hại cà phê
1.1. Rệp sáp
Đặc điểm gây hại: Rệp sáp là loài gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng chúng có tên khoa học là Planococcus spp., Pseudococcus spp., Ferrisia virgata
Rệp gây hại ở hầu hết các bộ phận cây cà phê (chồi, lá, chùm quả, cuống quả, rễ) đặc biệt hại rễ cà phê.
Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút chất dinh dưỡng trên cây. Ở giai đoạn trái non rệp chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng trái con.
Rệp chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ kém phát triển đồng thời tạo thành các vết thương hở là điều kiện cho các loài nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây bệnh cho cà phê (vàng lá, thối rễ,…).
Rệp tiết ra dịch ngọt là nguồn thức ăn cho kiến đến sống cộng sinh, kiến mang rệp xuống đất và tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc và rễ cây. Ngoài ra chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.
1.2. Rệp vảy
Rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) là tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây cà phê.
Rệp vảy tập trung chủ yếu và bám chặt vào các bộ phận lá, ngọn non, cành. Chúng chích hút chất dinh dưỡng trên lá làm giảm khả năng quang hợp, cây chậm lớn. Bệnh phát triển mạnh làm cành, cây cà phê khô héo.
Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu có mối quan hệ công sinh với kiến. Chất thải của rệp là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho kiến đồng thời kiến giúp rệp tránh được các loại thiên địch và giúp lây lan rệp đến các bộ phận khác trên cây. Ngoài ra chất bài tiết của rệp còn là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.
Thời điểm gây hại
Rệp gây hại trong giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa. Khi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa trái mùa, nắng mưa xen kẽ) là điều kiện tốt cho rệp phát triển.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng thuốc có hoạt chất: Buprofezin, Fenobucard, Thiamethoxam, Dimethoate, Quinalphos…
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Alexander với cơ chế tác động diệt sâu hại tổng hợp qua 4 con đường: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi và lưu dẫn. Thuốc chứa bộ 3 hoạt chất tiên tiến nhất: Fenobucard (dập dịch khi rầy có mật độ cao), Thiamethoxam (nội hấp mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở), Buprofezin (ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác, giảm khả năng sinh đẻ và nở trứng
2. Sâu đục thân
Đặc điểm gây hại
Sâu đục thân có tên khoa học Zeuze coffea Nietne, sâu thường tấn công vào thân chính, cành lớn của cà phê trong giai doạn kinh doanh.
Sâu non tấn công đục vào giữa thân, phá hủy hệ thống mạch dẫn trong cây làm nước và chất dinh dưỡng không vận chuyển được lên phía trên gây hiện tượng vàng lá, héo rũ ở phần thân trên cà phê.
Một số biểu hiện khi sâu đục thân hại cà phê
– Phần lá phía trên chuyển vàng, khô và rụng, phía dưới xanh tốt phát triển bình thường.
– Quan sát thân cây xuất hiện nhiều lỗ nhỏ có đường kính từ 2-3 mm phía ngoài miệng lỗ đùn ra nhiều mạt gỗ.
– Thời tiết xấu, gió to cây cà phê bị gãy ngang thân. Chẻ phần thân gãy thấy những đường rãnh dài quan sát thấy có sâu nằm phía bên trong.
Thời điểm gây hại
Sâu tấn công và phát triển mạnh và giai đoạn mùa khô
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng thuốc có hoạt chất: Quinalphos, Buprofezin, Fenobucard, Thiamethoxam, Dimethoate,..
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Superkill. Thuốc có khả năng thấm nhanh, diệt mạnh và hiệu lực kéo dài. Dùng xilanh bơm dung dịch thuốc vào vết đục tăng hiệu quả trị sâu bệnh.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã

3. Mọt đục cành
Mọt đục cành có tên khoa học Xyleborus morstatti Hagedorn. Ở các vườn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản mọt tấn công mạnh do chúng thường tập trung gây hại ở cành tơ, cành mới.
Mọt đục cành làm tổ và đẻ trứng ở giữa thân thông qua đục các lỗ nhỏ có kích thước khoảng 1- 2 mm phía dưới cành. Mọt đục làm gián đoạn quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng của cây cà phê, cành có hiện tượng chết khô, lá khô héo và rụng.
Các vết thưởng hở do mọt đục là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và gây hại cho cây.
Thời điểm gây hại: Mọt hại cà phê ở giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô khoảng tháng 9 – tháng11.
Biện pháp phòng trừ
Mọt đục cành thuộc bộ cánh cứng nên sử dụng thuốc có hoạt chất: Quinalphos, Buprofezin, Fenobucard, Thiamethoxam, Dimethoate,..
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Superkill. Thuốc có khả năng thấm nhanh, diệt mạnh và hiệu lực kéo dài. Dùng xilanh bơm dung dịch thuốc vào vết đục tăng hiệu quả trị bệnh
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã
4. Gỉ sắt cà phê
Gỉ sắt cà phê do nấm Hemileia vastatrix gây ra. Ban đầu vết bệnh có kích thước nhỏ khoảng 2 – 3 mm sau lớn dần 7 – 8 mm. Gỉ sắt biểu hiện rõ ở mặt dưới lá cà phê.
Vết bệnh thường có hình tròn hoặc bầu dục khi nặng các vết bệnh liên kết nhau tạo thành các vết cháy và lan rộng khiến lá rụng. Trên bề mặt vết bệnh phủ lớp bột màu cam là bào tử nấm gỉ sắt Hemileia vastatrix.
Tình trạng nghiệm trọng gỉ sắt lan rộng ra quả, cành cà phê làm trái teo tóp, cành bị cháy đen, khô rụi
Thời điểm gây hại: Nước cần thiết cho sự nảy mầm và phát tán của bào tử nấm, vào giai đoạn đầu mùa mưa gỉ sắt hại cà phê rất mạnh và lây lan nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
sử dụng thuốc có hoạt chất Hexanconazole, Copper oxychloride, Mancozeb,..
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Apollo tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol – chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh. Nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.
5. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư (bệnh khô cành, khô quả) do nấm Colletotrichum cofeanum gây ra.
Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu, hơi lõm xuống, thường xuất hiện trên cành, lá và quả, sau bệnh lan rộng liên kết thành những mảng, nâu sẫm hoặc nâu đen gây chết cành, quả khô đen, lá rụng.
Thời điểm gây hại: Bệnh thán thư thường gây hại mạnh vào các tháng mưa, khi điều kiện ẩm độ không khí cao là kiều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất: Mancozeb, Propiconazole, Tebuconazole,..
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Propiconazole diệt nấm nhanh chóng. Tebuconazole ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm..

6. Bệnh nấm hồng
Bệnh do chủng nấm có tên khoa học là Corticium salmonicolor gây ra.
Nấm thường phát triển thuận lợi trên cây cà phê ở những nơi ẩm ướt, ít được chiếu sáng (quả, cuống quả, vị trí tiếp giáp các quả trong chùm, mặt dưới cành,..)
Ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ có kích thước 0.5 -1 mm màu trắng sau bệnh lan rộng liên kết thành các mảng đen trên bề mặt phủ lớn phấn màu hồng là bào tử của nấm corticium salmonnicolor. Bệnh phát triển mạnh gây chết, khô cành, quả.
Thời điểm gây hại: Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa khoảng tháng 6-7 khi độ ẩm không khí cao (trên 85%).
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Validamycin,…
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng Apollo là thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh bằng cơ chế hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh chóng, hiệu quả và kéo dài bằng cơ chế vừa phòng vừa trị bệnh.
7. Tuyến trùng cà phê
Tuyến trùng hại cà phê có tên khoa học là Meloidogyne spp (gây các nốt u sung) và Pratylenchus spp (gây các vết thương trên rễ), là động vật không xương sống, có kích thước nhỏ hơn 1mm không quan sát được bằng mắt thường.
Tuyến trùng thường xuất hiện ở những vườn cà phê tái canh. Chúng tấn công chích, hút trực tiếp ở rễ cây cà phê khiến rễ phình to thành các nốt u sần.
Bộ rễ kém phát triển không thực hiện được nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc, cành lá xuất hiện các biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
Tuyến trùng tạo thành các vết thương là điều kiện cho các loại nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây hại cho cây gây bệnh vàng lá, thối rễ ở cà phê.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng thuốc có hoạt chất: Copper Citrate, Copper Hydroxide, Cuprous Oxide,…
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Titan Cup là thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh, ức chế nấm, khuẩn và tuyến trùng.

8. Nứt thân trên cây cà phê
Bệnh nứt thân cà phê còn được gọi là bệnh thối thân, bệnh do nấm Fusarium spp. gây hại, xuất hiện trên mọi lứa tuổi của cây cà phê.
Bệnh phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cây cà phê nhưng thường tập trung ở nửa thân đổ xuống phần gốc. Vết bệnh có màu nâu đen, thối nhũn, rất dễ bóc rời khỏi phần thân gỗ, mạch gỗ bị khô làm tắc đường vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
Cây cà phê bị bệnh thối nứt thân thường phát triển kém, phần lá của cây sẽ không còn tươi, khô héo, bệnh phát triển mạnh gây rụng lá và chết cây từ ngọn.
Thời điểm gây hại: Bệnh gây hại nặng vào thời điểm mùa mưa. Đây là giai đoạn thời tiết thuận lợi để nấm phát triển nhanh và mạnh.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng thuốc có hoạt chất: Propiconazole, Tebuconazole, Cuprous Oxide, Copper Citrate,…
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Diệt nấm nhanh chóng và ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm. Cạo sạch phần bị nhiễm bệnh và trực tiếp xử lý vết bệnh bằng sản phẩm Sparta.