Chanh dây là loại cây trồng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên. Vào mùa mưa, sâu bệnh hại phát sinh nhiều sẽ làm hại cây trồng, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây. Mời bà con cùng Hoàng Minh tìm hiểu về những công việc cần làm để chăm sóc cây chanh dây vào mùa mưa hiệu quả nhé.
Cắt tỉa cành lá và vệ sinh vườn.
Việc khơi thông và thoát nước tốt cho vườn chanh dây là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bà con nên dọn sạch cỏ xung quanh vườn và cắt tỉa cho giàn cây thông thoáng. Cắt tỉa cành thường xuyên sẽ tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn, giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn. Cành lá sau khi cắt tỉa cần thu gom và đem ra khỏi vườn để tiêu hủy.
Khi cây đã lên giàn, bà con cần tạo hình và tỉa lá thường xuyên, đặc biệt là những lá già, lá bị sâu bệnh. Công tác này giúp tạo sự thông thoáng cho vườn, hạn chế nấm bệnh và ức chế sinh trưởng. Từ đó cũng giúp cây ra nhiều nụ và đậu nhiều trái hơn.

Khi cây đã lên kín giàn, bà con nên chủ động kéo các nhánh xuống phía dưới để tạo nhiều tầng sinh trưởng. Điều này sẽ làm tăng diện tích giàn, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Sau đợt thu hoạch quả, khoảng tháng 11 – 12, bà con nên cắt hết các cành trên mặt giàn đã cho trái. Chỉ để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Chăm sóc tiếp tục để cây ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả cho năm tiếp theo.
Với nụ hoa, chỉ nên để lại những nụ trên cành nhánh to và khỏe, tỉa bỏ những nụ ở cành nhỏ và yếu, để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Công tác bón phân.
Giai đoạn mùa mưa cũng chính là thời gian cây chanh dây trong giai đoạn cho hoa, trái. Do vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây tương đối lớn, đặc biệt là nguyên tố Kali, bà con cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý.
Phân hữu cơ nên bón 2 lần vào mùa mưa, thời điểm là đầu và giữa mùa mưa. Mỗi lần bà con có thể bón 10kg phân chuồng/gốc. Đồng thời bổ sung phân lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa với lượng khoảng 0,4 kg/gốc/lần bón. Bà con cần lưu ý bón phân được đã được ủ hoai mục để tránh phát sinh nấm bệnh gây hại cho cây.
Phân hóa học: thông thường 15 ngày bà con có thể bón một lần với lượng 50g ure + 100g kali/gốc hoặc dùng 100g phân NPK 16-8-16 + 40g kali/gốc.
Phân bón lá: ngoài việc bón phân ở gốc, cần bổ sung thêm các loại phân bón chứa nguyên tố trung vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe,… nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa, đậu trái sau các lần thu hoạch.

Đối với các loại sâu bệnh hại.
Ruồi đục trái.
Đặc điểm ruồi đục trái là tạo ra các vết thương trên trái làm cho quả non bị rụng. Ở quả lớn có những vết đục làm quả bị thối hoặc biến dạng.
Cách xử lý:
Vệ sinh vườn, cắt tỉa lá già, bệnh, thu gom những trái rơi rụng đem chôn sâu, nên khử trùng bằng vôi.
Thu hái trái sớm hơn, không nên để trái chín quá lâu trên cây.
Sử dụng biện pháp bao bên ngoài trái bằng túi giấy hoặc báo trước khi trái chín để hạn chế ruồi trưởng thành đẻ trứng trên trái. Có thể dùng chất Pheromon dẫn dụ để làm bẫy dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành đực (con ruồi đực).
Biện pháp hoá học:
Có thể phun perthirin để xua đuổi ruồi đục trái và Dr Nhện có tác dụng hiệu quả trong việc xử lý ruồi vàng đục trái chanh dây.

Bọ xít.
Bọ xít gây hại bằng cách tấn công (chích hút) vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả xuất hiện vết lốm đốm, có thể quả rụng quả.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm, bón phân cân đối N-P-K.
Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu huỷ.
Xử lý với biện pháp hóa học, Hoàng Minh khuyến nghị bà con dùng sản phẩm Alphador hoặc Alexander 777 phun vào chiều tối.
Bệnh đốm dầu.
Do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra, cây bị bệnh dẫn đến tình trạng năng suất giảm, thậm chí bệnh không xử lý có thể gây chết cây.
Các triệu chứng bệnh:
- Trên lá: xuất hiện những vết thương từ màu ô liu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá.
- Trên thân cây non dấu hiệu sự xâm nhiễm với những vết lõm màu xanh đen và mọng nước. Sau đó phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng so với phần không bị bệnh. Trên thân cây gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu xanh đen, hơi lõm xuống. Sau đó dần lan rộng ra và có màu nâu tối. Những vết bệnh này bao quanh chồi non và có thể gây chết cây nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trên quả: xuất hiện các vết loang từ phía đuôi trái, sau đó loang nhanh lên phần cuống trái. Khi mới nhiễm bệnh, trái thường có màu xanh tối sũng nước, vài ngày sau, vỏ trái thường chuyển sang màu nâu nhạt. Khi bệnh phát triển mạnh trái bị thối, đôi khi lõm vào trong, bệnh nặng làm cho trái rụng hàng loạt.
Biện pháp xử lý
Cắt tỉa các dây chanh dây tạo thông thoáng, đặc biệt là các lá già gần sát mặt đất để cách ly với các mầm bệnh từ đất.
Thu gom, tiêu hủy tàn dư của cây, đặc biệt là các cây đã bị bệnh và bón phân cân đối cho cây.
Quản lý bệnh gây hại với sản phẩm Titan Cup. Liều dùng 480ml pha cho 200 lít nước.

Bệnh đốm nâu.
Bênh được xác định do tác nhân 2 loại nấm là Alternaria passiflorae (Brown spot – đốm nâu đỏ) và Alternaria alternata (Alternata spot – đốm nâu xám) gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh nếu không kiểm soát kịp thời.
Biểu hiện phổ biến chung của bệnh:
Trên lá: vết bệnh mới xuất hiện nếu do nấm Alternaria alternata gây ra có vầng sáng màu vàng xung quanh, đốm bệnh Alternaria passiflorae có màu đen ở tâm của vết bệnh. Lá bị rụng khi gặp tình trạng bệnh nặng.
Trên thân: những đốm bệnh rộng hơn, lên đến 30mm, gây chết thân hay nhánh cây đối với nấm Alternaria passiflorae. Với tác nhân nấm Alternaria alternata hiếm khi gây chết cành và độ rộng của đốm cũng nhỏ hơn.
Trên trái: xuất hiện những đốm màu nâu nhạt, sũng nước hình tròn. Sau đó dần liên kết với nhau thành một mảng lớn. Trường hợp do nấm Alternaria passiflorae, vết bệnh trũng màu nâu đỏ đường kính khoảng 10mm, thậm chí lên tới 30mm. Trái bị nhăn nheo và dẫn đến rụng. Nếu do nấm Alternaria alternata thì vết bệnh trên trái tạo thành mảng màu xám hoặc xanh sẫm và có rìa bóng bẩy, trái không bị nhăn lại.
Biện pháp xử lý:
Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng sẽ hạn chế sự lây lan và phát triển mạnh mẽ của nấm.
Biện pháp hóa học:
Lần 1: kết hợp Apollo cùng Xích Thố Mã
Lần 2: kết hợp Sparta + Xích Thố Mã
Lần 3: 2 giai đoạn trên thì các bào tử nấm đã bị tiêu diệt và cô lập. Song cần tăng tính kháng toàn diện cho chanh dây bằng Aconeb nồng độ 0,25% + Xích Thố Mã 0,01%

Bệnh thối rễ, héo rũ trên chanh dây.
Bệnh do nấm Phytophthora cinnamomi, Phytophthora megasperma, Fusarium gây nên.
Biểu hiện thường gặp của bệnh.
– Ban đầu lá mất sức sống, chuyển sang màu xanh nhạt. Sau đó lá chuyển vàng và rụng. Cây không quang hợp được, dần dần héo rũ và chết.
– Phần thân cây chuyển từ màu xanh sang nâu, thân cây bị khô và nứt.
– Phần cổ rễ bị thối và lan dần xuống rễ.
Biện pháp phòng ngừa.
Đa phần bệnh thối rễ khi phát hiện sẽ rất khó phục hồi vì cây đã bị bệnh khá nặng. Do đó, bà con cần có những biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh:
– Vườn trồng chanh dây cần có hệ thống thoát nước tốt để cho rễ thoáng khí, tránh đọng nước ngập úng là nguyên nhân gây phát sinh nấm bệnh.
– Chọn lựa giống tốt, có tính kháng bệnh.
– Quá trình làm đất cần kỹ càng để loại bỏ tàn dư nấm bệnh trong đất.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
– Phòng ngừa bệnh trong các thời điểm trọng yếu, nguy cơ nhiễm bệnh cao với bộ sản phẩm Sparta, Libero & Xích Thố Mã

Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh hại trên cây chanh dây, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh