Tuyến trùng hại cà phê là một tác nhân gây ra nhiều bệnh trên cây cà phê đặc biệt là ở phần rễ. Cùng Hoàng Minh tìm hiểu bà con cần xử lý tuyến trùng hại cà phê như thế nào trong bài viết này.
Tổng quan về Tuyến trùng hại cà phê
Tuyến trùng hại cà phê có tên khoa học là Meloidogyne spp (gây các nốt u sưng) và Pratylenchus spp (gây các vết thương trên rễ), là động vật không xương sống, có kích thước nhỏ hơn 1mm không quan sát được bằng mắt thường. Tuyến trùng hình dạng giun, trong suốt cả quá trình phát triển vòng đời của chúng (bao gồm cả cá thể đực và cá thể cái). Tuyến trùng Pratylenchus thường di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong quá trình ăn của chúng. Đồng thời một phần cơ thể của chúng nằm trong tế bào. Tuyến trùng Meloidogyne phá hoại vùng rễ cây trên tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng.
Một chu kỳ phát triển của tuyến trùng hại cà phê từ 45 – 55 ngày, có một vài thế hệ trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Biểu hiện gây hại của Tuyến trùng hại cà phê
Tuyến trùng hại cà phê không chỉ thường xuất hiện ở những vườn cà phê tái canh mà chúng có sẵ trong đất nên những vườn cà phê mới trồng cũng có thể gặp phải.
-
Tuyến trùng Meloidogyne:
-Trên mặt đất: Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển màu vàng, nếu mật số tuyến trùng cao, hại nặng cây dễ bị chết.
-Dưới mặt đất: Hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng, lúc đầu u bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng u nát ra, rễ bị đen.
-
Tuyến trùng Pratylenchus:
Chúng tấn công chích, hút trực tiếp ở rễ cây cà phê khiến rễ phình to. Bộ rễ kém phát triển không thực hiện được nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc, cành lá xuất hiện các biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
Rễ cà phê bị tuyến trùng gây hại sẽ biến vàng, sau đó chuyển sang màu nâu, một bên bị thối, một vài vết trên lá bị biến màu thành vàng rõ, cây trở nên lùn còi cọc, một số nhánh non bị mất, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, có thể dẫn tới chết cây. Năng suất ảnh hưởng phụ thuộc vào tỉ lệ hại trong cây và bộ rễ bị tổn thương. Tuyến trùng loại Pratylenchus di chuyển lên phía trên thân hoặc phần mô khoẻ, chích hút các rễ sinh trưởng làm rễ bị hủy diệt nhanh chóng, cây ngừng phát triển, lá vàng có nhiều vết đốm làm giảm năng suất thu hoạch.
Tuyến trùng Melodogyne tạo thành các vết thương là điều kiện cho các loại nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây hại cho cây gây bệnh vàng lá, thối rễ ở cà phê.
Một số biện pháp phòng trừ Tuyến trùng hại cà phê
- Chủ yếu dùng biện pháp canh tác, đồng thời luân canh với cây trồng khác
- Chọn dùng cây giống, cành giống cà phê sạch bệnh
- Sử dụng biện pháp luân canh từ 2 – 3 năm kết hợp với các biện pháp hóa học, canh tác, sinh học và nên thu gom rễ 3 lần trước khi trồng lại cà phê.
- Bón Trichoderma, bón vôi khi xử lý đất, phân chuồng sử dụng để bón phải là phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ đã qua xử lý, nên bón mỗi năm 2 lần
- Hạn chế tưới nước chảy tràn cho những cây bị tuyến trùng, vì tưới vậy sẽ làm lây lan tuyến trùng cho các cây khỏe mạnh nhanh hơn
- Đặc trị tuyến trùng gây hại, Hoàng Minh khuyến nghị bà con nông dân sử dụng Titan Cup với liều dùng 480ml pha cho 200 lít nước. Titan cup là sản phẩm thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh để ức chế nấm, khuẩn và tuyến trùng hữu hiệu.
Hoàng Minh hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con phòng trị tuyến trùng hiệu quả.
Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh. Hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh