SÂU HẠI KHOAI LANG

Sâu hại khoai lang là một trong các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất khoai lang bên cạnh bệnh hại, thời tiết. Nhằm giúp bà con hiểu rõ về một số loại sâu hại khoai lang và cách phòng trừ chúng hiệu quả, Hoàng Minh xin giới thiệu đến quý bà con thông qua bài viết này. 

1. Bọ hà hại khoai lang: Cylas formicarius (Fabricus)

Bọ hà hại khoai lang thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), họ Curculionidae, là côn trùng gây hại nghiêm trọng trên khoai lang. Bọ gây hại ngoài đồng, giai đoạn tồn trữ và là đối tượng kiểm dịch. Bọ hà có thể gây hại quanh năm nếu có nguồn thức ăn và ký chủ thích hợp.

– Triệu chứng

+ Bọ trưởng thành ăn biểu bì thân và lá, làm dây khoai bị dị dạng, có màu đen và phình to, thậm chí gây chết dây. Ngoài ra, chúng còn ăn bề mặt củ, tạo ra những lỗ thủng nhỏ hình tròn, những lỗ này sâu hơn lỗ đẻ trứng và không bị lấp kìn bằng chất. Ấu trùng đục thành đường hầm trong củ, khiến củ bị thủng lỗ chỗ, vết thủng có màu đen là do chất thải của sâu non, các chất thải này làm củ bị thối và có vị đắng do các độc tố của củ sản sinh để chống lai sự gây hại của sâu non và đó cũng là môi trường tốt để nấm bệnh phát triển

– Đặc điểm phát sinh gây hại

+ Bọ hà phát sinh nhiều khi cây khoai đã lớn và hình thành củ cho đến thu hoạch, cất giữ. Ruộng đất cát pha bị hại nặng hơn đất thịt. Vụ Khoai Đông do trời lạnh và nguồn sâu chưa tích lũy nhiều nên ít bị hại hơn khoai vụ Hè.
• Sâu tồn tại trong tàn dư cây khoai và cây ký chủ phụ ngoài đồng. Không có giống đề kháng

– Biện pháp phòng trừ

+ Bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng, đảm bảo độ ẩm đất, vun gốc và lấp các kẽ nứt đất

+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ và tàn dư khoai lang

+ Ngâm hom giống bằng cách nhúng vào dung dịch thuốc Super Kill

+ Dùng chất dẫn dụ bọ hà đực, cày vùi cây trâm ổi hay còn gọi là cây ngũ sắc trước khi trồng khoai lang có tác dụng xua đuổi bọ hà

+ Biện pháp hóa học: dùng Super Kill (1 chai pha cho 400l) + Xích Thố Mã (1 chai pha cho 400l) để phun hoặc pha vào hệ thống tưới nhỏ giọt để phòng trừ.

2. Sâu cuốn lá (Brachmia trianuella)

– Triệu chứng:

Bướm đẻ trứng rải rác trên lá non, sâu nở ra nhả tơ gấp mép lá lại và sống trong đó. Sâu ăn lá lũng lỗ chỗ và thải phân màu đen đầy trên mặt lá, sâu tuổi lớn ăn trụi chỉ chừa lại gân, trông ruộng rau rất xơ xác. Sâu thích ăn lá non nhưng khi mật số cao chúng ăn cả lá già, dây khoai sinh trưởng kém do giảm khả năng quang hợp của lá.

– Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn như Alphadol (1 chai pha cho 400l) + Newsgard (1 gói pha cho 50l) và Xích Thố Mã (1 chai pha cho 400l)

3. Sâu đục dây (Omphisa anastomasalis)

– Triệu chứng:

Sâu non đục vào trong dây khoai lang chỗ gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường hầm và đùn phân màu nâu đen xuống chung quanh gốc. Cây sinh trưởng kém, tán lá kém phát triển , các lá này vàng, héo và có thể chết. Bị hại vào đầu thời kỳ sinh trưởng sẽ ức chế hình thành củ.

– Đặc điểm sinh học:

+ Con cái đẻ trứng đơn lẻ hoặc thành từng ổ nhỏ ở dưới mặt lá, gần gân chính, đôi khi chúng đẻ trứng lên dây, cuống lá. Sau khi nở sâu non đục vào trong cuống lá gần nhất, cuối cùng lá  chuyển màu vàng và chết, sau đó sâu non đục xuống dây và đục xuống gốc cây khi đã lớn, thậm chí đục vào trong củ

– Biện pháp phòng trừ:

+ Sử dụng giống tốt, không có trứng, sâu non sâu đục dây

+ Hủy bỏ tàn dư cây sau thu hoạch

+ Xử lý hom trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc trong dung dịch Super Kill trong vòng 30 phút

+ Luân canh cây trồng

+ Vun luống cao, lấp kẽ nứt

+ Biện pháp hóa học: dùng Super Kill (1 chai pha cho 400l) + Xích Thố Mã (1 chai pha cho 400l) để phun hoặc pha vào hệ thống tưới nhỏ giọt để phòng trừ.

4. Sâu cuốn búp trắng (Alucita niveodactyla)

– Triệu chứng:

Sâu non mới nở sống ở đọt khoai lang, nhả tơ cuống gập đôi lá lại, nằm trong đó cắn thủng lá lỗ chỗ và thải phân ra bên trong, không hại lá già. Khi sâu lớn thì lá bị hại cũng già, sâu làm nhộng trong đó

– Biện pháp phòng trừ:

+ Ngắt lá bị sâu hại, tập trung đem đốt . Khi mật số cao phun bằng thuốc trừ sâu Soka (1 chai pha cho 200l)+ Xích Thố Mã (1 chai pha cho 400l)

5. Sâu sa (Agrius convolvuli)

– Triệu chứng:

Sâu non ăn phiến lá, tạo ra nhiều lỗ thủng không đồng đều và có thể ăn cả phiến lá, chỉ để trơ cuống lá. Thiệt hại năng suất xảy ra nếu mất lá nhiều khi cây còn non. Một con sâu to có thể làm trụi một cây và một quần thể sâu đẫy sức có thể làm trụi lá cả ruộng trong một ngày đêm

Biện pháp phòng trừ:

+ Bắt sâu trên lá bằng tay, cày xới đất để đảo lộn vị trí nhộng sẽ làm nhộng chết, có thể sử dụng bẫy đèn để dẫn dụ con trưởng thành

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng Alphador hoặc Soka + Xích Thố Mã

6. Ba ba bốn chấm màu nâu (Aspidomorpha furcata)

Triệu chứng:

Cả trưởng thành lẫn sâu non tạo nên những lỗ thủng tròn to trên lá. Khi bị nặng lá bị trơ cọng hoàn toàn và vỏ dây khoai bị gặm hết

Đặc điểm sinh học:

Trứng được đẻ thành từng đám gắn chặt vào lá khoai lang, sâu non, nhộng và trưởng thành có mặt trên cả 2 mặt lá

Biện pháp phòng trừ:

Diệt sạch cỏ dại, dùng các thuốc vi độc để diệt sâu như Alphador hoặc Soka + Xích Thố Mã để phòng trừ

7. Rầy mềm (Aphis gossypii)

– Triệu chứng:

Rệp chích hút nhựa cây của ngọn cây đang sinh trưởng. Triệu chứng do rệp gây hại là lá non bị nhăn, cong và xoăn từ trên xuống dưới. Sức sống của cây giảm mạnh khi bị hại nặng. Rệp là môi giới truyền bệnh khảm cho khoai lang. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.

Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bớt lá bị rệp nặng, bón phân cân đối, cung cấp đủ nước cho cây trồng. Sử dụng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Alexander Đại Đế 777 1 chai pha cho 400l nước) và Cyromazine (Newgard 1 gói pha cho 50l), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại, mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để phòng trừ

8. Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci)

– Triệu chứng:

Chúng chích hút nhựa cây ở ngọn và lá non làm chết mô cây dẫn đến lá vàng, xoăn lá, gây ảnh hưởng năng suất rất lớn. Bọ phấn bài tiết tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển làm giảm quang hợp của cây. Bọ phấn là môi giới truyền các bệnh virus gây bệnh khảm xoăn lá

– Điều kiên phát sinh và gây hại:

Cả ấu trùng và thành trùng thường sống và gây hại ở mặt dưới lá, hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Vào mùa nắng, thời tiết khô hanh, ẩm độ thấp (<80%), nhiệt độ cao (>26 – 270C) là điều kiện thích hợp nhất để bọ phấn phát triển và gây hại. những vườn không được vệ sinh tốt, thường xuyên sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng, phun định kỳ, phun nhiều lân là những yếu tố gây bộc phát bọ phấn trăng

Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật, bón phân cân đối, cung cấp đủ nước cho cây trồng. Sử dụng thuốc có hoạt chất Imidacloprid + Alpha Cypermerthrin (Alphadol 1 chai pha cho 400l nước), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại, mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để phòng trừ

9. Sâu khoang: (Spodoptera litura)

+ Đặc điểm gây hại:

Sâu khoang gây hại trên nhiều loại rau, sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá. Sâu non mới nở tập trung cùng nhau ăn lá, sau tuổi 2 chúng nhanh chóng di tản sang cây khác. Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá mật độ cao có thể làm vườn cây xơ xác.

+ Biện pháp phòng trừ:

Làm bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ con trưởng thành, thăm vườn thường xuyên, dọn sạch tàn dư thực vật, luân canh các loại cây trồng khác họ, sử dụng các loài thiên địch sâu khoang như bọ rùa, ong ký sinh, trồng các loại cây thu hút sâu khoang nhằm tập trung sâu lại để dễ diệt. Sử dụng các thuốc có hoạt chất Abamectin ( Soka 25 EC pha 1 chai cho 200l nước), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại , mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày

10. Bọ xít (Cletus punctiger Dallas)

– Triệu chứng

+ Bọ xít gây hại bằng cách chích hút vào lá, ngọn non làm hỏng ngọn non,

– Đặc điểm phát sinh và gây hại

– Bọ xít  có xu hướng với ánh sáng và thường gây hại lúc trời mát trong ngày, khi trời nắng to, nhiệt độ cao chúng ẩn ở dưới mặt lá. Chúng di chuyển từ cây này sang cây khác, vùng này sang vùng khác để gây hại. Tuy nhiên, mặc  dù bọ xít là nhóm đối tượng xuất hiện phổ biến  nhưng lại có mật độ rất thấp nên mức độ của chúng  không  đáng  kể.  Trong  trường  hợp  bọ  xít  xuất  hiện  với  mật  độ  cao mới  cần phòng trừ.

Biện pháp phòng trừ:

Thu dọn tàn dư cây trồng, dùng bẫy đèn để dẫn dụ bọ xít, thăm đồng thường xuyên. Biện pháp hóa học sử dụng Alexander Đại đế 777 để phòng trừ bọ xít (Alexander Đại Đế 777 1 chai pha cho 400l nước)

11. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)

Triệu chứng:

Ngoài đẻ trứng thành từng ổ trên lá. Một ngài cái có thể đẻ 300-400 trứng. Sâu non tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, đến cuối tuổi 1 sâu mới phát tán sang các lá khác. Khi lớn sâu phân tán dần. Sâu non tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.

Đặc tính sinh học:

Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn. Sâu có đặc tính kháng thuốc nên rất khó phòng trị bằng thuốc hóa học.

Biện pháp phòng trị:

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ

+ Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung

+ Luân canh tỏi với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất

+ Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.

+ Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch

+ Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

+ Sử dụng các thuốc có hoạt chất Abamectin (Soka 25 EC pha 1 chai cho 200l nước), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại , mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày

12. Bọ hung hay sùng đất

– Có 3 loại bọ hung gây hại bao gồm: Bọ hung đen – Allissonotum impressicolle, bọ hung nâu – Holotrichia sinensis; Bọ hung xanh – Anomata sp.

– Triệu chứng:

Thời kỳ sâu non, các ấu trùng bọ hung sống dưới mặt đất, thường cắn phá rễ cây làm cho rễ mọc kém, lá vàng úa, cây chậm phát triển, nếu bị hại nặng cây có thể chết do bị cắn hết rễ, ấu trùng tuổi lớn ăn cả phần thân gỗ của rễ. Thời kỳ đầu gây hại thường không phát hiện được chỉ đến khi cây đã biến màu hoặc chết mới phát hiện..

Đặc điểm sinh học:

Sùng trắng thường phá hại từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau nhưng phát triển và gây hại nặng nhất vào thời điểm tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Bọ hung thường sinh sôi mạnh trên đất cát, đất thịt nhẹ và các vùng đất khô cằn, thiếu nước.

Biện pháp phòng trừ:

+ Làm đất, vệ sinh vườn thật kỹ, thường xuyên xới xáo, vun gốc, không sử dụng phân trâu bò tươi để bón cho cây

+ Làm bẫy dẫn dụ bọ hung

+ Trồng hoa dã quỳ có tác dụng xua đuổi

+ Bắt sùng trong quá xới xáo, vun gốc

+ Sử dụng bẫy đèn dẫn dụ con trưởng thành

+ Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc có hoạt chất xông hơi, lưu dẫn để diệt sùng như Abamectin (Soka 25 EC)

13. Sâu keo( Spodoptera frugiperda)

 

– Triệu chứng:

Sâu non tuổi nhỏ phá hoại bằng cách gặm nhu mô làm trầy xước và rách bề mặt lá, từ tuổi 3 trở đi, chúng ăn nhu mô lá, chỉ chừa lại gân lá, khi đẫy sức có thể đục vào củ khi bị lộ ra ngoài

– Đặc điểm sinh học:

Trứng đẻ thành ổ ở trên hay dưới mặt lá, sâu non tuổi nhỏ sống thành đàn, tưởi lớn chúng bắt đầu phân tán, sống rải rác trên cây, nhộng hóa trong đất

– Biện pháp phòng trừ:

+ Luân canh cây trồng

+ Sử dụng bẫy đèn để bắt bướm

+ Biện pháp hóa học: sử dụng các hoạt chất lưu dẫn hoặc có tác dụng xông hơi để phòng trừ như thuốc Alexander Đại đế 777 (1 chai pha cho 400l)  hoặc DoAbin (sử dụng 30 – 50ml/ha)

Ngoài ra, để tăng hiệu lực của thuốc nên dùng Xích thố mã. Thuốc làm giảm sự bốc hơi khi trời nắng nóng, tăng độ hấp thu của thuốc, hạn chế bị rửa trôi khi trời mưa, làm căng bề mặt lá cây và độ phân tán của thuốc, loang trải rộng, tăng diện tích tiếp xúc và tăng khả năng thấm sâu. Xích thố mã có thể hỗn hợp với hầu hết các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh và kích thích sinh trưởng.

Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh. Hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.