Bệnh hại cây xoài là một vấn đề quan trọng cần sự quản lý kịp thời từ bà con nông dân. Mặc dù việc trồng và chăm sóc cây khỏe mạnh sẽ giúp tăng năng suất cũng như chất lượng trái. Cùng Hoàng Minh tìm hiểu một số bệnh hại cây xoài trong bài viết này.
1. Nấm hồng (Corticium salmonicolor) – Bệnh hại cây xoài
– Triệu chứng:
+ Bệnh gây hại trên thân, cành, nhánh. Đầu tiên, trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng, sau đó tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết ở vỏ thân hay nhánh.
+ Khi nấm tấn công làm cho nhánh và thân bị mất dinh dưỡng, bệnh nặng làm cho nhánh khô và chết
– Đặc điểm phát sinh gây hại
+ Bệnh thường phát triển trên những cây có tàn lá rậm rạp và che khuất nhau, nhất là vào những tháng mưa nhiều. Nấm có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt như mít, sầu riêng…
– Biện pháp phòng trừ
+ Tạo thông thoáng cho vườn ( Mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán)
+ Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh+ Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc có hoạt chất Hexaconazole ( Apollo, 1 chai pha cho 400l), nếu phun phòng, định kỳ 10 – 15 ngày. Điều trị bệnh, khoảng cách giữa 2 lần phun từ 3 – 5 ngày
2. Nấm bồ hóng (Capnodium sp.)
– Triệu chứng:
+ Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm
+ Bệnh phát triển thành từng mảng đen (muội đen, khói đèn) trên mặt lá, cành và các gié hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt.
– Đặc điểm phát sinh gây hại:
+ Bệnh thường phát sinh gây hại vào mùa năng vì giai đoạn này nụ hoa, quả non, chồi non có nhiều rệp muội, rệp sáp chích hút làm tiết ra chất mật chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt do rệp bài tiết ra
– Biện pháp phòng trừ:
+ Bón phân cân đối, hợp lý. Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng.
+ Không trồng dày dẫn đến thiếu ánh sáng, không trồng gần những cây ăn quả khác đang nhiễm bệnh
+ Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm cho cây
– Biện pháp hóa học:
Sử dụng thuốc gốc đồng ( Titan Cup, 1 chai cho 200 – 300l, tùy theo tùy trạng bị nặng hay nhẹ) kết hợp với Alexander Đại đế 777 để phòng trừ các loại chích hút ( 1 chai pha cho 400l, tùy theo mật độ rệp).
3. Đốm da ếch vỏ trái (Chaetothyrium sp.)
– Triệu chứng:
+ Bệnh nhiễm rất sớm khi trái còn non, thường bắt đầu từ cuống trái và lan dần xuống bên dưới. Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lan dần ra và tạo thành các đốm màu đen rải rác trên vỏ trái xoài. Bệnh thường không làm hư trái mà làm giảm giá trị thương phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ trái.
– Đặc điểm phát sinh gây hại:
+ Bệnh gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Sử dụng bao trái
+ Tạo thông thoáng cho vườn ( mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán)+ Phun thuốc có hoạt chất Azoxystrobin+ Difenoconazole (Star Top) hoặc Cymoxanil + Chlorothalonil (Cythala 1 gói pha cho 40 l nước, phun 1 – 2 lần tùy theo mức độ bệnh trên vườn)
[Hình ảnh Cythala + Startop]
4. Xì mũ trái do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv Mangiferae)
– Triệu chứng:
+ Bệnh gây hại tất cả các bộ phận trên cây. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên. Cành và thân bị nứt
– Đặc điểm phát sinh gây hại:
Vi khuẩn lây lan thông qua nước mưa, qua các vết thương cơ giới, vết chích của côn trùng
– Biện pháp phòng trừ:
+ Sử dụng bao trái
+ Không nên phun nước, phân bón lá, phân có nhiều đạm cho cây khi cây đang bệnh
+ Phun các loại thuốc trừ côn trùng nhằm hạn chế vết thương trên cây
– Biện pháp hóa học: Phun phòng và điều trị bằng thuốc gốc đồng ( Titan Cup, phun 1 chai cho 200l)
5. Thối trái, khô đọt (Diplodia Natalensis)
– Triệu chứng:
Bệnh phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.
– Đặc điểm phát sinh gây hại:
+ Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Khi thu hoạch nên để cuống trái khoảng 5 cm, không làm xay xát trái khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển
+ Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.
– Biện pháp hóa học: dùng các thuốc gốc đồng để trị bệnh khi mới phát hiện bệnh hoặc phun phòng khi cây ra đọt non (Titan Cup, phun 1 chai cho 200l)
6. Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)
– Triệu chứng:
+ Trên lá:
Lá xoài non, đặc biệt ở giai đoạn màu đồng thiếc đến giai đoạn màu xanh nhạt dễ mẫm cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau vết bệnh mở rộng và liên kết thành các mảng không định hình màu khô tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, xung quanh có một quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi trời khô, vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.
+ Trên thân cành:
Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Lúc đầu các vết đốm màu nâu vàng, nhỏ, sau liên kết với nhau tạo vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.
+ Trên hoa:
Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trển cả trụng và nhánh hoa. Các vết đốm nhỏ này mở rộng và liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen. Bệnh nặng gây rụng hoa và chết khô cành hoa.
+ Trên quả:
Quả non thường thấy các vết đốm nâu ở cuống quả sau lan rộng và gây rụng quả. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đóm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.
– Đặc điểm phát sinh gây hại:
+ Bệnh thán thư xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Bệnh hại mạnh nhất ở giai đoạn vườn ươm. Trên vườn kinh doanh, giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn xung yếu của cây. Ở giai đoạn ra hoa mức độ hại là cao nhất.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh.
+ Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.
+ Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm. Thăm vườn thường xuyên
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có hoạt chất Mancozed để phòng trừ (Dizeb, 1 gói pha cho 100l, phun phòng định kỳ 10 – 15 ngày/lần). Khi phát hiện bệnh sử dụng Sparta ( 1 chai pha cho 200 – 400l, khoảng cách giữa 2 lần phun từ 3 – 5 ngày tùy theo tình hình bệnh trên vườn).
7. Bệnh phấn trắng (Oidium mangiferae Perther)
– Triệu chứng:
+ Bệnh gây hại chủ yếu trên lá non, chùm hoa, đôi khi xâm nhập gây hại cả cuống quả và quả non. Triệu chứng ban đầu là những đám nấm nhỏ, màu trắng đục dạng bụi phấn, về sau bệnh phát triển nhanh có thể chiếm toàn bộ diện tích lá.
+ Trên hoa, lúc đầu bệnh xuất hiện ở đỉnh chùm, sau đó lan dần khắp chùm hoa, làm hoa biến màu héo tóp lại, bệnh nặng sẽ gây hiện tượng rụng hoa và quả non nhiều.
– Đặc điểm phát sinh gây hại
+ Bệnh phát sinh phát triển thuân lợi trong điều kiện nóng ẩm, sự chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, khi độ ẩm không khí cao, có mưa nhỏ kết hợp.
+ Hầu hết các giống xoài đều có thể bị nhiễm bệnh, kể cả giống xoài địa phương và xoài nhập nội, lai tạo.
– Biện pháp phòng trừ
+ Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm
+ Tỉa cành thông thoáng, tia bỏ cành khuất tán, dùng nạng chống dỡ cho những chùm trái dưới tán, hạn chế để trái gần mặt đất
+ Hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây trồng
+ Trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh
+ Bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm Trichoderma TOT để tạo nguồn vi sinh vậy đối kháng+ Biện pháp hóa học: sử dụng Sparta ( với liều từ 200 – 400l , tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ) để phòng trừ
Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh hại trên xoài, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh