Mưa nắng thất thường, bộ rễ yếu dẫn đến cà phê khó hấp thu dinh dưỡng. Chăm sóc chưa đúng, chưa hiểu hết được các điều kiện bất lợi gây ra cho vườn cà phê. Vườn cà phê bị vàng lá và rụng trái non, khiến cà phê giảm năng suất, gây thất thu,… là những thực tế nhà vườn Tây Nguyên đang đối mặt. Vậy giải pháp nào cho tình hình này? Bà con cùng Hoàng Minh tìm hiểu về hiện tượng vàng lá rụng trái ở cây cà phê nhé.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng vàng lá rụng trái ở cây cà phê.
1.1. Nguyên nhân do chế độ bón phân.
Vàng lá rụng trái ở cây cà phê do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời.
Do bón phân không kịp thời, lượng phân bón ít so với nhu cầu của cây. Dẫn đến tình trạng cây thiếu dinh dưỡng, cây cằn cỗi, lá vàng hàng loạt. Trường hợp này trái cà phê chỉ rụng ở những cây kém phát triển. Trái nhỏ, rụng ở các chùm trái gần gốc trước, đầu cành sau, kèm theo rụng lá nhiều.
Vàng lá rụng trái do bón phân không cân đối.
Do bón phân hoá học NPK thiếu cân đối như bón nhiều đạm, ít kali dẫn đến tình trạng cây phát triển mạnh cành vượt. Lá non vẫn xanh, lá mỏng lá già vàng từ chóp lá trở xuống, rìa lá trở vào,. Lá già vàng trước từ cành dưới lên cành trên, vàng từ trong cành ra ngoài. Cây có thể rụng trái hàng loạt khi gặp mưa lớn, trái nhỏ, rụng nhiều, trái gần gốc rụng trước.

Do thiếu trung, vi lượng.
Vườn cà phê được bón đầy đủ các nguyên tố NPK nhưng lại có hiện tượng lá bị vàng ở các vùng khác nhau trên phiến lá. Lá có thể nhỏ hơn bình thường, chồi non chậm phát triển hoặc phát triển bất thường, trái nhỏ hoặc ít trái. Đó là do thiếu trung, vi lượng.
- Thiếu Đạm: Lá vàng bắt đầu từ các lá phía dưới.
- Thiếu lân: Các lá già xuất hiện màu tím.
- Thiếu kali: Lá già bị vàng, cháy rìa lá, có đốm hoại tử, trái nhỏ teo nhân.
- Thiếu magie: Lá vàng gân xanh, chủ yếu ở lá già phía dưới.
- Thiếu Canxi: Lá có màu đồng, mỏng kết hợp với ngọn xoắn không phát triển, trái nứt.
- Thiếu Lưu Huỳnh: Lá non màu vàng xuất hiện trước (đối nghịch thiếu đạm).
- Thiếu kẽm: Toàn bộ cây bị xoắn, lá vàng gân xanh.
- Thiếu Bo: Lá non biến dạng co xoắn, chồi ngọn khô chết, trái rụng.
- Thiếu Magan: lá non vàng lá gân xanh, lá già bình thường.
- Thiếu Sắt: Lá non bạc trắng, gân vẫn xanh và lá già bình thường.
Do cây già cỗi.
Cây có dấu hiệu sinh trưởng phát triển chậm lại: ít cành dinh dưỡng và chồi vượt, trái nhỏ dần, rễ tơ kém phát triển, cây cằn cỗi mặc dù được bón phân đầy đủ, lá vàng hàng loạt.
1.2. Nguyên nhân do sâu bệnh hại gay vàng lá rung trái ở cây cà phê.
Bệnh khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá do tuyến trùng, nấm, ấu trùng ve sầu, mọt đục cành, mọt đục quả, rệp sáp cũng là các nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá rụng trái ở cây cà phê hàng loạt :
Bệnh khô cành, khô quả.
Do nấm Collectotrichum coffeanum là tác nhân chính gây rụng trên cây cà phê. Biểu hiện trên đoạn cành có trái vàng dần và khô, trái khô đen và rụng. Nấm thường tấn công trên cây cà phê khi bước vào giai đoạn ra hoa, kết quả và hoạt động mạnh mẽ vào giai đoạn đầu mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao. Bệnh phát sinh vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất khi trái được khoảng 6 -7 tháng tuổi. Rụng trái do bệnh khô cành, khô quả chỉ rụng ở những cành bị bệnh, còn các cành không bị bệnh trái vẫn phát triển bình thường.

Bệnh nấm hồng.
Do nấm Corticium salmonicolor, biểu hiện đầu tiên trên quả hay cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng sau này có màu hồng đó là bào tử quả thường từ cuống quả. Bệnh phát sinh ở trên cành gần nơi phân cành tạo ra vết bệnh màu phớt hồng, lúc đầu nhẵn sau dày lên và màu hồng càng rõ, trên mặt có lớp bột màu hồng nhạt mịn, đó là các bào tử của nấm. Vết bệnh phát triển chạy dọc theo cành và dần dần bọc hết chu vi cành, làm lá bị vàng, quả bị rụng non và cành chết khô.

Do tổ hợp các loài nấm gây hại rễ.
Các loại nấm như Fusarium sp, Rhizoctonia sp, Pithium sp, chủ yếu là nấm Fusarium sp. Cây sinh trưởng chậm, lá vàng rất dễ nhầm với vàng lá do kém chăm sóc và thiếu dinh dưỡng. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như: phần cổ rễ bị khuyết dần vào trong, gốc cây bị long, nứt thân, rễ cọc bị thối và đứt ngang, rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh hoặc rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào, cây bị hại nặng các rễ lớn cũng bị thối đen từ lớp vỏ ngoài vào, về sau các rễ này bong tróc vỏ và khô dần.
Do tuyến trùng.
Cây cà phê bị tuyến trùng gây hại thường sinh trưởng kém, lá vàng héo vào mùa khô. Vàng lá rất dễ nhầm với triệu chứng vàng lá do cây chăm sóc kém và thiếu dinh dưỡng. Tuyến trùng hại cà phê có tên khoa học là Meloidogyne spp (gây các nốt u sung) và Pratylenchus spp (gây các vết thương trên rễ), Bộ rễ kém phát triển không thực hiện được nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc, lá vàng, rụng. Cây không đủ dinh dưỡng nuôi quả dẫn đến hiện tượng rụng trái. Tuyến trùng tạo thành các vết thương là điều kiện cho các loại nấm Fusarium, Rhizoctonia xâm nhập gây hại cho cây gây bệnh vàng lá, thối rễ ở cà phê.

Do sâu hại.
- Do ấu trùng ve sầu chích hút tạo nên các vết thương cơ giới là điều kiện hết sức thuận lợi cho các đối tượng nấm bệnh. Tuyến trùng xâm nhập và gia tăng mật số làm cho cây cà phê bị vàng lá, rụng quả.
- Rệp sáp: rệp sáp sống chủ yếu giữa các chùm quả, chích hút cuống quả, quả non làm quả khô và rụng. Quả cà phê sau khi bị rệp sáp gây hại sẽ tạo muội đen. Vì vậy nếu không bị rụng thì quả cũng khó phát triển.
- Mọt đục quả: mọt trưởng thành thường đục một lỗ tròn nhỏ cạnh núm hay giữa núm quả để chui vào trong nhân, đục phôi nhũ tạo thành các rãnh nhỏ để đẻ trứng, sâu non ăn phôi nhũ hạt. Lúc đầu mọt chỉ phá hại một hạt nhân. Nhưng khi số lượng mọt tăng thì phá hại luôn hạt nhân còn lại.
- Mọt đục cành: mọt đục lỗ nhỏ dưới các cành tơ làm cành hay chồi bị héo, lá có màu nâu sẫm và chết khô cả cành.
2. Biện pháp phòng trừ và khắc phục hiện tượng vàng lá, rụng trái ở cây cà phê.
2.1. Biện pháp canh tác
- Vườn thoát nước tốt, tránh ngập nước. Tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.
- Hạn chế xới xáo, làm bồn trên vườn cây bị bệnh.
- Không tưới tràn từ cây bệnh và vườn bệnh sang cây khác, vườn khác
- Trồng cây che bóng, chắn gió hợp lý.
- Rà rễ kỹ khi khai hoang, phục hóa và nên luân canh cây trồng khác 2- 3 năm.
2.2. Biện pháp phòng trừ và khắc phục với từng loại tác nhân gây bệnh.
Biện pháp xử lý đối với từng trường hợp, mời bà con tham khảo ở bài viết Bắt bệnh vườn cà phê vào mùa mưa của Hoàng Minh.
Bên cạnh việc xử lý và phòng trừ sâu bệnh hại, công tác bón phân cho cây cà phê trong mỗi giai đoạn cũng rất quan trọng. Hoàng Minh gợi ý cho bà con cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cây như sau:

Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh. Hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh