Chôm chôm là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến, đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt nông dân đã thành công trong kỹ thuật xử lý cây ra hoa rải vụ. Xử lý chôm chôm vụ nghịch giá có thể cao gấp nhiều lần giá trong vụ thuận. Với mức độ thâm canh ngày càng cao, sâu bệnh hại cũng gia tăng nhất là trong mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh phát triển mạnh làm giảm năng suất nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của trái. Việc phát hiện kịp thời và phòng trừ sâu bệnh hại chôm chôm luôn được nông dân quan tâm, do đó Hoàng Minh xin giới thiệu đến bà con bài viết các loại sâu bệnh hại trên chôm chôm.
1. Rệp sáp (Plannococus lilacinus)
Triệu chứng.
Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm trái dầy, đọt non và trong suốt giai đoạn phát triển của trái từ khi trái nhỏ đến khi trái chín.
- Trên trái non nếu mật số của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật độ rệp thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái vẫn tiếp tục phát triển nhưng sẽ làm bề ngoài của quả không đẹp, giảm phẩm chất và giảm giá trị thương phẩm vì trong quá trình sống rệp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển làm trái bị phủ một lớp bồ hóng màu đen.
- Trên lá, đọt non: rệp chích hút nhựa cây làm đọt, lá non bị biến dạng.

Đặc điểm sinh học.
Rệp sáp là là đối tượng gây hại khó trị vì cấu tạo cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như bông. Rệp sáp ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến đen. Đây là một trong số những loài sâu bệnh hại chôm chôm thường gặp.
Biện pháp phòng trừ.
Không trồng cây chôm chôm với mật độ quá dầy, thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán, cành khô,… để vườn được thông thoáng.
Bón phân cân đối, hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Dọn sạch cỏ dại, rác, lá cây mục ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của các loài kiến, nếu thấy xuất hiện kiến đen nên sử dụng thuốc diệt trừ kiến để tiêu diệt.
Biện pháp xử lý.
Sử dụng Alexander Đại đế 777 chứa 3 hoạt chất chất Buprofezin, Thiamethoxam, Fenobucard để phòng trừ với liều lượng 1 chai Alexander pha với 400 lít nước

2. Sâu ăn bông (Comibaena sp và Thalassodes falsaria), sâu bệnh hại chôm chôm dễ nhận thấy.
Triệu chứng.
Nhận biết sự xuất hiện và gây hại của sâu Comibaena là thấy những chùm bông chôm chôm bị nâu đen và dính lại do những sợi tơ của sâu. Khi bị động, ấu trùng thường bám sát trên các nhánh bông. Sâu thường tấn công các nụ bông khi chưa nở nhuỵ.
Đối với sâu Thalassodes falsaria: Ngoài hại trên chôm chôm chúng còn gây hại trên nhãn và xoài. Sâu gây hại bằng cách ăn trụi các nhánh bông, có thể phát hiện thấy rất nhiều sâu trên một bông. Loài này có thể tấn công từ khi bông mới bắt đầu nhú ra cho đến giai đoạn đậu trái.
Đặc điểm sinh học.
Sâu hóa nhộng ngay trong nhánh bông chôm chôm khô đã bị sâu gây hại. Bướm đẻ trứng trên các chùm bông, sâu non nở ra gây hại bằng cách ăn trụi các nhánh bông, có thể phát hiện rất nhiều sâu trên một chùm bông. Sâu thường có tập quán nhả tơ, kết dính các bông chôm chôm để bao phủ cơ thể nên nông dân thăm vườn nếu không chú ý quan sát sẽ khó phát hiện
Biện pháp phòng trừ.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời sâu hại.
- Vệ sinh vườn thông thoáng, sau khi thu hoạch cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh.
- Thu gom và tiêu hủy những chùm bông bị sâu.
Biện pháp xử lý.
Hoàng Minh khuyến nghị bà con sử dụng thuốc có hoạt chất abamectin hoặc dẫn xuất để phòng trừ với liều lượng 1 chai Soka pha cho 200 lít nước.

3. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis và Conopomorpha cramerella)
Triệu chứng.
Với Conogethes punctiferalis: sâu đục vào trong trái và ăn rỗng cả hạt của trái non. Sâu thường chui vào trái ở chỗ gần cuống, đào thành đường hầm giữa vỏ và thịt trái. Khi sâu tấn công giai đoạn trái còn nhỏ sẽ thấy những chùm trái non khô đen và kết dính lại với nhau. Trái non bị sâu đục biến dạng và rụng sớm. Sâu gây hại lúc trái lớn làm trái bị giảm phẩm chất.

Với Conopomorpha cramerella: trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi đục cả vào hạt. Sâu non gây hại nặng nhất khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô rỗng và rụng, trái lớn bị giảm phẩm chất.

Đặc điểm sinh học.
Với Conogethes punctiferalis: bướm thường bám trên chùm bông để hút mật và đẻ trứng trên trái non. Trứng nở vào lúc sáng sớm. Sâu non mới nở bò rất nhanh và đục ngay vào trái. Sâu phá hại từ khi trái non đến khi sắp chín, gây hại nặng nhất lúc trái có cơm.
Với Conopomorpha cramerella: bướm hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, bám trên chum hoa hút mật và đẻ trứng trên trái non. Trưởng thành, giao phối, đẻ trứng vào ban đêm. Ban ngày trưởng thành thường ở trên các nhánh của cây. Màu sắc của trưởng thành thường giống với vỏ thân cây nên rất khó phát hiện.
Biện pháp phòng trừ.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời sâu hại.
- Vệ sinh vườn thông thoáng, sau khi thu hoạch cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh.
- Thu gom và tiêu hủy những chùm trái bị sâu.
- Loại bỏ tàn dư thực vật, thu hoạch tập trung để phá vỡ nguồn thức ăn của sâu.
- Dùng túi nilon hoặc túi lưới để bao trái nhằm hạn chế trưởng thành sâu đục trái đẻ trứng lên vỏ trái.
- Bón phân đầy đủ, cân đối để cây luôn khỏe mạnh, trái to và giúp vỏ trái cứng làm giới hạn sự xâm nhập của sâu.
Biện pháp xử lý.
Sử dụng thuốc có hoạt chất quinaphos để phòng trừ với liều lượng 1 chai Super Kill pha với 400 lít nước. Loại sâu bệnh hại chôm chôm này cần được phát hiện và xử lý sớm để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

4. Ruồi đục trái ( Bactrocera dorsalic)
Triệu chứng.
Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái chôm chôm đẻ một chùm từ 5-10 trứng. Vết chích rất nhỏ, nhưng có thể nhận ra nhờ những vết thâm trên vỏ trái, khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (3 ngày sau khi ruồi đẻ trứng). Dòi nở ra ăn thịt trái, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng, trái rụng hàng loạt. Trong một trái có thể có nhiều con dòi. Trái chôm chôm bị dòi gây hại thường bị bệnh thối trái tấn công mạnh do vết chích của ruồi tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn xâm nhập. Ruồi đục trái phá hại từ khi trái già gần chín đến chín. Trái để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn. Ruồi phát sinh gây hại quanh năm khi có trái chín.

Biện pháp phòng trừ.
- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây.
- Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem đi tiêu hủy, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi.
- Dùng chất dẫn dụ Methyl Eugenol hoặc Sofri Protein để dẫn dụ và diệt ruồi đực.
- Tự làm bả mồi dẫn dụ bằng trái cây chín để diệt ruồi.
5. Nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi)
Triệu chứng.
Nhện chích hút mô lá, hoa quả, hút dinh dưỡng:
- Khi lá non hình thành thì mặt dưới lá xuất hiện triệu chứng lông nhung, lúc đầu màu xanh lục nhạt, sau đó có màu trắng bạc, dần chuyển sang màu vàng sáng và cuối cùng là màu vàng nâu rồi nâu sẫm. Đến lúc này, nhện di chuyển sang các chồi non hoặc sang các cây khác tiếp tục phát triển gây hại.
- Bộ phận bị hại dị dạng, nhăn nhúm, phồng rộp. Mặt khác tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây hại tạo thành lớp nấm xốp màu trắng (như nhung), sau chuyển thành màu nâu, nâu đen. Cây bị hại lá quăn queo, giòn, rụng sớm. Hoa quả hay bị rụng.

Đặc điểm phát sinh gây hại.
- Nhện sống thành tập đoàn ở mặt sau của lá, ít di chuyển.
- Trong cây nhện thường gây hại ở phần non.
- Vườn càng rậm rạp càng bị hại nặng.
- Nhện lây lan nhờ gió và động các loại động vật khác.
Biện pháp phòng trừ.
- Cắt tỉa cành cho vườn cây thông thoáng.
- Cắt hết cành lộc bị hại khi tỉa cành tạo tán
- Thu gom lá rụng, cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt để giảm bớt nguồn lây lan.
- Chăm sóc cho cây ra lộc tập trung.
Biện pháp xử lý.
Sử dụng Dr Nhện hoặc Sạch Nhện với liều lượng 1 chai pha cho 200 lít nước dùng để phòng trừ.

6. Đốm rong hay tảo đỏ (Cephaleuros virescens Kunze)
Triệu chứng.
Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 3 – 5mm, trên vết bệnh có lớp tơ mịn như nhung màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch hoặc nâu đen. Bệnh nặng lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan lên trái nếu vườn phun nhiều phân bón lá cho cây. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây, trên nhánh và cành non, bệnh làm nứt vỏ, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển. Nhiều đốm bệnh có thể liên kết lại thành mảng lớn. Vết bệnh chuyển dần sang màu xanh xám.
Đặc điểm phát sinh gây hại.
Tảo tấn công mặt trên của lá già, bệnh phát triển mạnh trong thời kỳ mưa dầm, vườn trồng dày, thiếu chăm sóc, vườn cây già. Đốm rong hay tảo đỏ là một loại sâu bệnh hại cây trồng làm giảm năng suất của cây.
Biện pháp phòng trừ.
- Không trồng với mật độ quá dày, cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây.
- Thăm vườn thường xuyên, quản lý tốt nhện và côn trùng gây hại.
- Thường xuyên tỉa bỏ cành, lá già đã bị bệnh phía dưới gốc, cành bị sâu bệnh, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh, đồng thời làm cho vườn có độ thông thoáng.
- Bón phân cân đối và đầy đủ cho vườn cây, không nên phun phân bón lá định kỳ, đẽ làm cho trái bị nhiễm bệnh, nước nước đầy đủ để đảm bảo đất luôn đủ độ ẩm, chăm sóc chu đáo, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh để cây luôn phát triển tốt.
Biện pháp hóa học.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Titan Cup, với liều lượng 1 chai 480ml pha cho 200 lít nước để phòng trừ và xử lý.

7. Nấm bồ hóng (Capnodium sp.)
Triệu chứng.
Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm.
Bệnh phát triển thành từng mảng đen (muội đen, khói đèn) trên mặt lá, cành và các gié hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt.

Đặc điểm phát sinh gây hại.
Bệnh thường phát sinh gây hại vào mùa năng vì giai đoạn này nụ hoa, quả non, chồi non có nhiều rệp muội, rệp sáp chích hút làm tiết ra chất mật chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt do rệp bài tiết ra.
Biện pháp phòng trừ.
- Bón phân cân đối, hợp lý.
- Sau khi thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng.
- Mùa nắng cần tưới nước đều đặn vừa để cung cấp nước cho cây trồng vừa làm trôi lớp sáp trên người rệp hoặc trôi rệp.
- Trồng với khoảng cách thích hợp, không trồng quá dày hoặc trồng gần những cây đang bị nấm bồ hóng.
Biện pháp hóa học.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Titan Cup để tẩy nấm bồ hóng kết hợp với Alexander Đại đế 777 để phòng trừ các loại chích hút.
8. Bệnh phấn trắng (Oidium sp.), loại sâu bệnh hại chôm chôm không thể bỏ qua.
Triệu chứng.
Bệnh gây hại trên cành non, lá non, hoa và trái non. Đặc trưng của bệnh là bao phủ một lớp phấn màu xám trắng bao phủ đọt, hoa hoặc trái non đó là của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh. Bệnh nặng làm cho các chùm hoa bị cong queo và khô dần.
- Trên trái non bị bệnh, đầu gai bị đen và lan dần vào trong làm trái bị biến dạng, khô đen và đeo bám trên chùm (nên gọi là bệnh thối khô).
- Trên đọt non, nấm bệnh bao phủ lớp phấn trắng làm đọt kém phát triển, lá bị bệnh thường bắt đầu từ mặt dưới với những đốm phấn màu trắng xám, bệnh nặng lá non bị khô đen và rụng nhiều.
- Nếu trái bị nhiễm bệnh nhiễm nhẹ hoặc muộn thì trái sẽ nhỏ, cơm mỏng hoặc lép, râu trên trái bị thô ráp (nông dân còn gọi triệu chứng “trái râu kẽm”), khi chín mất màu đỏ tươi. Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng dày, rậm rạp và trên những chùm nhiều trái
Đặc điểm phát sinh gây hại.
Thời tiết có ẩm độ cao, nhiều sương mù (mưa dầm) là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển rất mạnh. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng phát tán.
Biện pháp phòng trừ.
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm.
- Tỉa cành thông thoáng, tia bỏ cành khuất tán, dùng nạng chống dỡ cho những chùm trái dưới tán, hạn chế để trái gần mặt đất.
- Hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây trồng.
- Trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh.
- Bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm Trichoderma-Tot để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng.

Biện pháp hóa học.
Sử dụng Sparta với liều từ 200 – 400 lít nước , tùy theo áp lực bệnh.

9. Bệnh thối nhũn trái (Phytophthora sp.), sâu bệnh hại chôm chôm thường gặp.
Triệu chứng.
Vết bệnh đầu tiên là những vùng nâu nhỏ trên trái. Bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ vùng cuống trái xuống bên dưới hoặc từ đít trái vào bên trong, thịt trái nhũn, chảy nước, có mùi hôi chua và rụng sớm. Vào buổi sáng có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái. Bệnh thường gây hại nặng cho những chùm trái bên dưới và bên trong tán cây gần mặt đất. Ngoài ra, bệnh còn gây hại giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển.
Đặc điểm phát sinh, gây hại.
Bệnh phát triển trên những vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển. Ngoài ra, trên những vườn bị dòi đục trái tấn công sẽ tạo điều kiện tốt cho nấm bệnh thối trái phát triển và lây lan rất nhanh.
Bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa ở những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn kém, mật độ trồng dày, ít được bón phân hữu cơ…
Biện pháp phòng trừ.
Trồng với mật độ hợp lý. Cân đối NPK và tăng cường phân hữu cơ. Không tủ cỏ sát gốc vào mùa mưa.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa cành, tạo tán, làm sạch cỏ, thoát nước cho vườn trong mùa mưa.
Bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm Trichoderma-Tot để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng.
Biện pháp xử lý.
Sử dụng Agofast (1 gói cho 200 lít nước) hoặc Libero (1 gói pha cho 40 lít nước) để phòng trừ và xử lý bệnh.

10. Địa y.
Triệu chứng.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ 2 – 3 mm, sau đó phát triền dần lên có đường kính 3 – 5 cm. Trên thân và cành, các vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh. Vết bệnh tạo thành những mảng như da beo. Thân cây xù xì. Nếu nặng nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng bất định, có thể nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây dày lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây
Đặc điểm phát sinh gây hại.
Bệnh thường phát triển trên các thân cây lâu năm, già cỗi, cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, ẩm độ cao, lớp mô vỏ cây đã chết là môi trường cho rong rêu và các loại nấm hoại sinh phát triển.
- Lúc đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân sát gốc, về sau bệnh phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2… Những cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, ẩm thấp rất thích hợp cho địa y phát triển.
- Địa y sống bên ngoài của vỏ cây nên tác hại không lớn nhưng nếu phát triển nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và làm mất vẻ mỹ quan.
Biện pháp phòng trừ.
- Trồng với mật độ thích hợp.
- Tỉa bỏ các già, cành sâu bệnh để để vườn thông thoáng, khô ráo.
Biện pháp hóa học.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Titan Cup, với liều lượng 1 chai 480ml pha cho 200 lít nước để phòng trừ và xử lý.

11. Bệnh chổi rồng (Longan witches broom-associated virus (LWBD or LWBaV))
Đây là môi giới truyền bệnh nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer)
Triệu chứng.
Bệnh chổi rồng trên cây chôm chôm gần giống như trên cây nhãn. Bệnh gây hại trên đọt non làm đọt bị chùn lại, không phát triển được. Lá, chồi non không phát triển được và mọc thành chùm, các lá này không lớn lên được và cụm lại. Trên hoa, bệnh làm cho chùm hoa co cụm lại, không bung ra được, kém phát triển và khả năng đậu trái rất ít, trái nhỏ.

Biện pháp phòng trừ.
- Phải vệ sinh dụng cụ nhân giống, cắt tỉa cành.
- Theo dõi vườn thường xuyên, nếu phát hiện chùm hoa hoặc đọt non bị bệnh cần thu gom và tiêu hủy bằng cách đốt bỏ.
- Bổ sung các loai phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục sau khi cắt tỉa cành.
- Bón phân cân đối, tránh dư thừa đạm cũng hạn chế bệnh phát triển.
- Khi cây ra hoa, ra đọt non cần phun thuốc phòng trừ nhện để tiêu diệt môi giới truyền bệnh
Biện pháp xử lý.
Sử dụng Dr Nhện hoặc Sạch Nhện với liều lượng 1 chai pha cho 200 lít nước dùng để phòng trừ.
12. Bệnh cháy lá (Pestalotia, Phomopsis), sâu bệnh hại chôm chôm tưởng chừng ít ảnh hưởng.
Triệu chứng.
Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào. Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây có mức sinh trưởng kém.
Biện pháp phòng trừ.
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, chú trọng phân kali và phân hữu cơ.
- Giữ ẩm cho cây trong điều kiện khô hạn.
- Bổ sung các loại vi sinh vật đối kháng (Trichoderma-Tot)
Biện pháp xử lý.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Titan Cup, với liều lượng 1 chai 480ml pha cho 200 lít nước để phòng trừ và xử lý.
Ngoài ra, để tăng hiệu lực của thuốc nên dùng Xích thố mã. Thuốc làm giảm sự bốc hơi khi trời nắng nóng, tăng độ hấp thu của thuốc, hạn chế bị rửa trôi khi trời mưa, làm căng bề mặt lá cây và độ phân tán của thuốc, loang trải rộng, tăng diện tích tiếp xúc và tăng khả năng thấm sâu. Xích thố mã có thể hỗn hợp với hầu hết các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh và kích thích sinh trưởng.

Nông Nghiệp Hoàng Minh mong rằng với thông tin trên sẽ giúp bà con nhận biết và chủ động phòng trị hiệu quả các loại sâu bệnh hại chôm chôm. Ngoài ra, bà con có bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh