Chuối đem lại năng suất cao mà ít đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ và xử lý các loại sâu hại trên chuối kịp thời cũng dễ dẫn đến hiện tượng cây bị chết, trái bị hư và không đạt năng suất. Hoàng Minh xin chia sẻ cùng bà con một số loại sâu hại thường gặp trên cây chuối, cũng như cách xử lý khi gặp phải các bệnh này.
Sâu đục thân chuối.
Sâu đục thân chuối hay còn gọi là con sùng đục gốc chuối. Đây là loại sâu nguy hiểm gây hại cho vườn có tên khoa học Cosmopolites sordidus.
Con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng đầu dài, có màu nâu đen hoặc xám đen, hình bầu dục, chúng tập trung phá hại ở củ cây chuối.

Biểu hiện bệnh.
Cây còi cọc, trái lép, kém phát triển, lá bị gãy rủ xuống và héo. Nếu không quản lý kịp sâu đục nặng làm đứt gãy mạch vẫn chuyển dinh dưỡng làm thân bị thối, lá vàng nghiêm trọng có thể gây chết cây.
Ấu trùng sâu đục thân có mầu trắng sữa, không chân tấn công đục vào trong thân giả của cây. Quan sát trên thân cây chuối có nhiều lỗ đường kích 1-2 mm, miệng lỗ đục có nhựa chuối tiết ra màu vàng đục.
Đối với cây chuối đang nuôi buồng sâu đục làm gãy đổ cây và buồng chuối làm giảm năng suất cây trồng.

Rầy mềm.
Rầy mềm hại chuối có tên khoa học Pentalonia nigronervosa.
Rầy có kích thước nhỏ, dài khoảng 1mm, màu nâu đen. Tấn công cây bằng cách chích hút nhựa các bộ phân trên cây chuối (lá, thân giả). Rầy mềm là môi giới truyền bệnh virus trên cây chuối: bệnh chùn đọt (Bunchy top virus),…Chúng thường tập trung phần gốc hoặc trong các bẹ lá già, khô gần mặt đất. Chất thải của rầy mềm thu hút nấm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây chuối ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Bọ giáp.
Bọ giáp là một loài bọ cánh cứng nhỏ có tên khoa học là Basilepta robusta.
Trưởng thành bọ giáp hại chuối có kích thước nhỏ dài khoảng 2, 8 -3,0 mm có 3 dạng màu sắc khác nhau: màu nâu bóng, màu đen ánh xanh, bụng màu đen bóng và đầu, ngực màu hung nâu.
Gây hại chủ yếu ở ngọn chuối, ăn lá non, lá bắc và quả chuối non mới trổ. Tấn công gây hại bằng cách gặm chất diêp lục trên các bộ phận non tạo thành các vết sẹo trên bề mặt lá và quả.
Bọ giáp sinh sản và gây hại mạnh vào đầu mùa mưa đặc biệt giai đoạn chuối trỗ buồng. Chúng hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày trốn trong các lá nõn, bẹ của hoa chuối rất khó phát hiện nếu không quan sát kĩ.

Bọ trĩ.
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch gây hại chuối có tên khoa học là Chysannoptera thripidae.
Bọ có kích thước nhỏ, thân thon dài, tập trung gây hại trên các bộ phân trên cây chuối (lá, trái, bông,..).
Bọ trị tấn công gây hại chuối bằng cách chích hút chất dinh dưỡng trên lá, bông, quả. Tập trung gây hại ở mặt dưới lá chích hút làm lá cong queo, biến dạng, chích hút trên bông làm bông héo dần và rụng. Không phát hiện và quản lý kịp thời bọ trĩ phát triển mạnh và tấn công lên trái làm trái bị sần sùi, biến dạng.

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên chuối.
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Alexander. Sản phẩm trị nhóm chích hút như rệp sáp, bọ trĩ, rầy nâu, bọ phấn trắng đồng thời có hiệu lực cao với bộ cánh cứng như: bọ vòi voi, bọ giáp sẹo,…
Sản phẩm với ba hoạt chất với ba tác động:
- Hoạt chất fenobucard: Có tác động tiếp xúc, vị độc, thích hợp cho việc dập dịch khi rầy có mật độ cao.
- Hoạt chất thiamethoxam: Tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở.
- Hoạt chất Buprofezin: Có tác động ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác. Hiệu lực 3-7 ngày và kéo dài trên 20 ngày. Nó có tác dụng ức chế sinh đẻ và diệt trứng.
Lưu ý: Nên kết hợp với Dầu khoáng sinh học Xích Thố Mã để tăng hiệu quả sử dụng thuốc.
Trên đây là tổng hợp của Hoàng Minh về một số sâu hại trên chuối. Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh