Sầu riêng là loại cây trồng khá phổ biến ở Việt Nam bởi mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở nhiều vùng miền. Cùng Hoàng Minh tìm hiểu về các loại sâu bệnh hại trên sầu riêng nhé.
Các loại sâu hại sầu riêng.
1. Rầy phấn, rầy xanh, bọ cánh cứng.
Rầy phấn.
Rầy phấn hay còn gọi là rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara maleyensis, chúng tập trung trong các gây hại giai đoạn sầu riêng ra đọt non, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng.
Chúng chích hút dinh dưỡng ở mặt dưới lá non, chồi non làm cho trên mặt lá xuất hiện các chấm vàng nhỏ li ti, lá không phát triển, teo tóp, mép lá bị cháy, khô và rụng lá. Khi các lá đã thành thục và già thì rầy phấn không gây hại nữa.
Chất thải của rầy phấn là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quảng hợp của cây.
Thời điểm gây hại: rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô, mùa mưa mật độ rầy giảm mạnh. Gây hại mạnh trong giai đoạn cây ra lá, đọt non.

Rầy xanh.
Rầy xanh có kích thước nhỏ. Chúng tập trung gây hại trên lá và đặc biệt ở các lá, đọt non cây sầu riêng.
Rầy xanh gây hại bằng cách chích hút chất dinh dưỡng trên lá, làm lá teo tóp, khô quăn lâu dần dẫn đến rụng lá.
Khi sầu riêng ra đọt non rầy xanh đẻ trứng vào bên trong 2 phiến lá chưa mở, sau đó trứng nở thành rầy non và gây hại bên trong phiến lá.
Nếu mật số rầy cao không quản lý kịp thời thì lá non sẽ rụng trước khi lá mở.
Thời điểm gây hại: rầy xanh thường xuất hiện và gây hại trên sầu riêng vào thời điểm cây ra cơi đọt, từ lúc xuất hiện mũi giáo đến khi cây cơ đọt già. Nên phun quản lý rầy xanh vào lúc cây nhú đọt và phun nhắc lại sau 5-7 ngày.

Bọ cánh cứng.
Bọ cánh cứng thuộc bộ cánh cứng có miệng nhai, gây hại trên lá, đọt non và bông.
Bọ cánh cứng ăn lá sầu riêng làm giảm khả năng quang hợp. Nếu mật độ cao chúng cắn rụng đọt non, ăn bông và rụng hoa ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và đậu quả sầu riêng.
Thời điểm gây hại: vào giai đoạn đầu mùa mưa, độ ẩm cao bọ cánh cứng phát triển mạnh, thường tập trung phá hại vào chiều tối và ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới đất hoặc trong các bụi, tán cây rậm rạp.

Biện pháp phòng trừ:
Sử dụng thuốc có hoạt chất: Imiadacloprid, Thiamethoxam quản lý rầy xanh. Hoạt chất Buprofezin ức chế trứng.
Đối với bọ cánh cứng ăn lá và ăn bông, có thể dùng nhóm Fenobucarb hay Emamectin benzoate….
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng Alexander 777 theo liều lượng 450 ml/ 400 lít. với cơ chế tác động diệt sâu hại tổng hợp qua 4 con đường: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi và lưu dẫn. Thuốc chứa bộ 3 hoạt chất tiên tiến nhất: Fenobucard (dập dịch khi rầy có mật độ cao), Thiamethoxam (nội hấp mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở), Buprofezin (ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác, giảm khả năng sinh đẻ và nở trứng.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã.

2. Nhện đỏ.
Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus urticae. Chúng tấn công gây hại trên lá sầu riêng và tập trung chủ yếu ở các lá già.
Nhện đỏ sống và chích hút dinh dưỡng biểu bì mặt dưới lá, làm mất màu lá và hình thành những chấm trắng li ti ở mặt trên lá.
Cây bị nhện tấn công gây hại nặng dẫn đến lá bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết.
Thời điểm gây hại: nhện đỏ tấn công gây hại mạnh vào thời điểm trời nắng ráo (tháng 4 – tháng 8).
Khi bước vào mùa nắng nhà vườn nên phun ngừa nhện đỏ
Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất: Propargite, Pyridaben, Profenofos, Fenpropathrin,…
Hoàng Minh khuyến nghị Sạch Nhện, Dr Nhện theo liều lượng 1 chai pha cho 200 lít nước.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã.

3. Sâu đục trái, sâu đục thân, mọt đục cành.
Sâu đục trái
Sâu đục trái có tên khoa học là Conogethes punctiferalis. Sâu gây hại trên mọi giai đoạn của trái (non đến khi thu hoạch).
Bướm đẻ trứng trên vỏ hoặc cuống quả non khi sâu nở sẽ đục từ ngoài vỏ vào bên trong trái và đùn chất thải nâu đen ra ngoài lỗ đục.
Sâu đục tạo thành các vết thương hở là điều kiện cho nấm xâm nhập (Phytopthora,..) gây hại trên trái. Ở giai đoạn quả non nếu bị sâu đục gây rụng trái non, sâu tấn công giai đoạn trái lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng trái.

Sâu đục thân.
Sâu đục thân hay bọ xén tóc có tên khoa học Plocaederus ruficornis, phá hoại tập trung ở thân chính và những nhánh lớn.
Trứng được con cái đẻ ở những kẻ nứt hoặc ở các nhánh cây sầu riêng, khi nở ấu trùng chui qua vỏ tiến vào bên trong thân và đục thành đường trong thân và cành cây.
Ấu trùng đục vào thân hoặc nhánh cây làm chết nhánh, cây phát triển chậm. Mật độ sâu đục thân có thể gây chết cây.
Mọt đục thân cành.
Mọt có màu đen kích thước nhỏ tập trung tấn công trên thân, cành sầu riêng,
Quan sát bề mặt cây thấy những lỗ nhỏ 1-2 mm phía ngoài miệng lỗ đùn ra nhiều mạt gỗ.
Mọt đục làm đứt gãy hệ thống mạch dẫn, gián đoạn quá trình vẫn chuyển chất dinh dưỡng từ vị trí mọt đục trở lên cành khô, chết.
Mọt đục thân, cành để lại vết thương hở tạo điều kiện cho nấm Phytophthora xâm nhập gây bệnh nứt thân xì mũ.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất: Quinalphos, Buprofezin, Fenobucard, Thiamethoxam, Dimethoate,..
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Superkill. Thuốc có khả năng thấm nhanh, diệt mạnh và hiệu lực kéo dài. Dùng xilanh bơm dung dịch thuốc vào vết đục tăng hiệu quả trị sâu bệnh.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã.

4. Rệp sáp hại sầu riêng.
Rệp gây hại cho sầu riêng có tên khoa học là Planococcus spp. (gây hại trên lá) và Pseudococcus spp. (hại trên trái). Rệp tập trung tấn công và gây hại chủ yếu trên trái.
Rệp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng làm quả phát triển kém, nếu không quả lý kịp thời rệp gây hại nghiêm trọng làm cho trái dễ bị sượng.
Chất thải của rệp sáp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, khi trái bị rệp tấn công sẽ làm giảm chất lượng, phẩm chất làm giảm giá thành sản phẩm.
Thời điểm gây hại: rệp phát triển mạnh trong giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa và tập trung chủ yếu trong giai đoạn sầu riêng ra hoa, đậu quả.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất: Buprofezin, Fenobucard, Thiamethoxam, Dimethoate,…
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Alexander với cơ chế tác động diệt sâu hại tổng hợp qua 4 con đường: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi và lưu dẫn. Thuốc chứa bộ 3 hoạt chất tiên tiến nhất: Fenobucard (dập dịch khi rầy có mật độ cao), Thiamethoxam (nội hấp mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở), Buprofezin (ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác, giảm khả năng sinh đẻ và nở trứng
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã.

Bệnh hại trên sầu riêng gồm những loại bệnh nào?
1. Bệnh thán thư.
Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây hại
Đặc điểm gây hại:
- Biểu hiện rõ nhất ở các lá già, ban đầu chỉ là vết cháy nhỏ ở chóp lá sau lan rộng ra thành những mảng lớn.
- Nấm xâm nhập gây bệnh qua các vết thương trên lá do côn trùng chích hút, vết rách lá.
Thời điểm gây hại: bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. ẩm độ cao điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Khi có cây nhiễm bệnh, bào tử nấm sẽ truyền theo gió, rơi xuống đất, lan truyền qua nước tưới để lan sang cây khác
Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất như Hexaconazole, Propineb, Azoxystrobin, Propiconazole để quản lý.
Hoàng Minh khuyến nghị Apollo theo liều lượng 1 lít/400 lít. Thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol – chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh. Nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã

2. Bệnh nứt thân xì mủ.
Tác nhân gây bệnh: bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp. gây ra.
Đặc điểm gây hại:
- Nấm xâm nhập vào cây gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ, có màu nâu, chảy nhựa. Cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có mầu nâu sẫm dọc theo thân, cành.
- Khi cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển lây lan xung quanh thân chính làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.
- Cây sầu riêng bị bệnh sẽ không thể phát triển bình thường vết bệnh gây đứt gãy mạch dẫn làm gián đoạn quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nếu bị nặng cây sẽ chết.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất: Fosetyl Aluminium, Propiconazole, Tebuconazole, Dimethomorph, .
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Propiconazole diệt nấm nhanh chóng. Tebuconazole ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm.
Cách dùng: cạo bỏ phần bị thối trên thân sầu riêng, sử dụng Sparta pha cho 200 lít nước phun lên vết bệnh đã làm sạch. Hoặc đào từ gốc ra khoảng 30 cm và lộ phần cổ rễ sầu riêng, đổ thuốc trị nấm vào ngăn chặn bệnh lây lan.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã.

3. Bệnh vàng lá thối rễ.
Tác nhân gây bệnh: vàng lá thối rễ do nấm Fusarium sp., Phytopthora sp., hoặc Pythium sp. gây ra. Nấm xâm nhập và phát triển thông qua các vết thưởng hở do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra
Đặc điểm gây hại:
- Khi bệnh mới xuất hiện. Bộ lá trên cây hơi ngả vàng, lá có biểu hiện rủ xuống, bệnh phát triển mạnh làm cây toàn bộ lá biến vàng và rụng. Nếu cây đang mang quả chất lượng quả bị kém và rụng sớm.Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nhánh cây chết khô, rụng toàn bộ lá. Bộ rễ bị thối lan dần từ rễ nhỏ vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết cây.
- Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nhánh cây chết khô, rụng toàn bộ lá. Bộ rễ bị thối lan dần từ rễ nhỏ vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết cây.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất Copper Citrate, Tebuconazole, Dimethomorph, .
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng luân phiên các sản phẩm: Sparta, Libero, Titan Cup để trị bệnh tối ưu.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã
Cách dùng: đào từ gốc ra khoảng 30 cm và lộ phần cổ rễ sầu riêng. Đổ thuốc với tần suất 5 ngày/lần. Sau khi phục hồi được bộ rễ sầu riêng tiến hành bổ sung sản phẩm Trichoderma- Tot giúp hệ đất tơi sốp thoáng khí, ức chế các nấm hại rễ trong đất (Pythium, fusarium, phytophthora), tăng cường tính kháng cho hệ rễ.

3. Bệnh thối trái sầu riêng.
Bệnh thối trái sầu riêng do nấm có tên khoa học Phytophthora palmivora gây hại.
Trên trái lúc đầu là chấm đen sũng nước sau lan rộng ra tạo nên mảng lớn dính ướt và hư thối. Trên vùng nhiễm bệnh xuất hiện các sợi tơ màu trắng
Thời điểm gây hại: thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, sương mù nhiều, độ ẩm cao. Những vườn sầu riêng thoát nước kém, rậm rạp, ẩm thấp tạo điều kiện cho các bào tử nấm phát sinh mạnh và lây lan nhanh trên diện rộng.
Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc có hoạt chất: Dimethomorph hoặc Fosetyl aluminium. Để thuốc phát huy hết công dụng cần phối với Xích Thố Mã.
Cần xác định vị trí thối trên trái để có cách sử dụng thuốc hiệu quả mà tiết kiệm.
- Nếu thối bên hông trái, chứng tỏ nấm Phytophthora phát tán qua không khí và bám vào trái gây hại. Tiến hành phun lên trái.
- Nếu thối ở cuống trái ăn xuống thì nấm xuất hiện từ dưới rễ và đi theo mạch dẫn đi lên. Nó sẽ đi kèm với biểu hiện nứt thân xì mủ. Cần quản lý vùng rễ kết hợp tiêm vào thân.
- Nếu vết thối bắt đầu từ đuôi trái, do nước mưa đọng lại phía dưới làm điều kiện nấm phát triển. Nấm có thể di chuyển từ không khí hoặc từ mặt đất bị nước mưa bắn lên. Cần quan sát kĩ vị trí trái trên cây để xác định nguồn nấm từ đâu để có cách xử lý phù hợp.

Trên đây là tổng hợp của Hoàng Minh về các loại sâu bệnh hại trên sầu riêng. Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh