BỆNH HẠI TRÊN CHUỐI

Bệnh hại trên chuối

Chuối đem lại năng suất cao mà ít đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ và xử lý các loại bệnh hại trên chuối kịp thời cũng dễ dẫn đến hiện tượng cây bị chết, trái bị hư và không đạt năng suất. Hoàng Minh xin chia sẻ cùng bà con một số loại bệnh hại thường gặp trên cây chuối, cũng như cách xử lý khi gặp phải các bệnh này.

Bệnh chùn đọt.

Bệnh do Bunchy Top virus gây ra. Bệnh lây lan trực tiếp qua cây con giống và trung gian truyền bệnh là rầy mềm Pentalonia nigronervosa sống ở các bẹ lá chuối.

Cây bị bệnh có biểu hiện lá nhỏ và hẹp dần, mép lá uốn cong, cuống lá ngắn, vươn thẳng và mọc thành chùm, cuốn xít lại ở ngọn thân giả. Trên lá có những đường sọc vàng hoặc xanh đậm. Cây phát triển chậm, thân cây thấp.

Virus tấn công tùy giai đoạn mà có các tác dộng khác nhau: giai đoạn cây chuối còn non, cây kém phát triển và chết dần. Giai đoạn cây lớn sẽ không trỗ buồng hoặc buồng biến dạng cho quả nhỏ giảm chất lượng trái.

Nhóm bệnh do virus gây ra hiện tại chưa có thuốc đặc trị tuy nhiên nhà vườn nên quản lý môi giới truyển bệnh cho cây để tránh hiện tượng lây lan trên toàn vườn. Khi phát hiện vườn chuối có dấu hiệu phát bệnh tiến hành đào bỏ và tiêu hủy tránh lây lan.

bệnh hại cây chuối
Bệnh chùn đọt chuối

Bệnh héo Panama.

Bệnh héo rũ panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cubense gây ra.

Triệu chứng trên lá.

Bệnh héo rũ panama trên cây chuối thể hiện hai triệu chứng trên lá: Héo vàng lá và héo xanh lá.

Triệu chứng héo vàng lá.

Triệu chứng đặc trưng là mép lá gi.à có màu vàng (dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu hụt kali, đặc biệt là trong giai đoạn hạn hán và lạnh).Màu vàng phát triển từ lá già đến lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Triệu chứng héo vàng lá

Triệu chứng héo xanh lá.

Trái ngược với triệu chứng héo vàng lá, lá của cây bị bệnh ở một số giống đến giai đoạn cuối cùng vẫn chủ yếu là màu xanh lá cây cho đến khi cuống lá uốn cong và gãy. Khi cây chuối bị bệnh làm sinh trưởng chậm lại, lá mới ra có màu sắc nhợt nhạt. Phiến lá mới ra nhỏ lại và nhăn nheo.

Triệu chứng héo xanh lá

Triệu chứng trên thân giả.

Cây bệnh chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng.

Đổi màu của thân giả theo các mức độ xâm nhiễm

Lưu ý: Cần phân biệt giữa bệnh Panama với triệu chứng thiếu Kali và sâu đục thân.

.- Trên lá: Đều gây hiện tượng vàng lá. Tiến trình đều từ lá già đến lá non. Tuy nhiên khi cây thiếu hụt Kali thường chỉ ở lá già, chóp lá và mép lá bị cháy.

– Trên thân giả và củ:

+ Cây bị Panama cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi. Triệu chứng ban đầu, rễ có màu vàng sau chuyển sang màu vàng đỏ, các mạch dẫn trong thân giả có màu nâu, hiện tượng tách thân do các gốc lá chết không có khả năng mở rộng như cây phát triển, do đó các lớp thân giả bị tách ra khi các thân giả bên trong phình ra.

+ Mạch dẫn trong thân cây chuối bị thiếu dinh dưỡng không bị đổi màu.

+ Thân bị sâu đục thân hoặc sùng có các vết lỗ sâu trong thân. Mặt ngoài thân có các vết lỗ đục và xì mủ.

 

Bệnh đốm lá Sigatoka.

Bệnh đốm lá Sigatoka là tổ hợp ba bệnh nấm hại chuối gồm bệnh đốm vàng lá Sigatoka (Pseudocercospora musae), đốm lá eumusae (Pseudocercospora eumusae) và đốm đen Sigatoka (Pseudocercospora fijiensis).

Biểu hiện bệnh.

Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở hai mặt của phiến lá thứ 2, 3 và thứ 4 tính từ ngọn xuống, hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối.

Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng.

Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen. Sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám. Nhiều đốm liên kết làm phiến lá bị khô thành những mảng lớn và lá chuối sớm bị héo chết.

Bệnh đốm lá Sigatoka

Biện pháp phòng trừ.

Đối với bệnh đốm lá Sigatoka, Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Apollo phòng và trị bệnh hiệu quả.

Sản phẩm được mô cây hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh chóng, hiệu quả và kéo dài bằng cơ chế vừa phòng vừa trị bệnh

Apollo tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol – chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh. Nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.

Quản lý bệnh với sản phẩm Apollo

Bệnh thán thư.

Bệnh do nấm Colletotrichum musae gây ra. Nấm tập trung gây hại trên lá và quả cây chuối.

Trên lá ban đầu nấm tấn công và gây hại ở mặt dưới lá tạo thành các vết đốm nâu, bệnh phát triển mạnh các vết đốm liên kết tạo thành các mảng cháy trên lá có viền vàng bao quanh vết cháy. Không phát triển mà phòng ngừa kịp thời lá cháy khô và rụng.

Trên quả có những vết thương hở do sâu hại tấn công là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và phát triển trên trái. Trên trái nhiễm bệnh có những vết đốm màu nâu đen khi quả chín trên vỏ quả xuất hiện các vết lốm đốm làm giảm chất lượng sản phẩm

Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao thời tiết nắng mưa thất thường là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

Quả chuối bị bệnh thán thư

Biện pháp phòng trừ.

Vườn chuối bị nấm tấn công gây bệnh thán thư Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Sparta phòng và trị nấm hiệu quả. Sản phẩm trừ bệnh phổ rộng có tác động nội hấp, thấm sâu, chuyển vị.

Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Propiconazole diệt nấm nhanh chóng. Tebuconazole ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm.

Bệnh thối chóp quả (Cigar end rot)

Bệnh thối chóp quả chủ yếu do nấm Trachysphaera fructigena hoặc nấm Verticillium theobromae gây ra. Nấm tấn công gây hại trên quả cây chuối.

Biểu hiện bệnh.

Khi nhiễm bệnh hiện tượng quả bị thối khô, xám ngả đen ở phần đỉnh quả. Trên đỉnh của vết bệnh bao phủ một lớp màu xám.

Nấm lây lan và phát triển mạnh vào giai đoạn ra hoa, đậu quả trong mùa mưa, khi nhiệt độ, độ ẩm cao là môi trường cho nấm phát triển.

Bệnh thối chóp quả

Biện pháp phòng trừ.

Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Titan Cup là thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh. Sản phẩm ức chế nấm phòng trừ bệnh hiệu quả.

Bệnh chín sớm trái chuối.

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas vasicola pv. musacearum gây ra.

Biểu hiện bệnh.

Cây có biểu hiện lá úa vàng và héo rũ nhanh. Trên buồng quả chín không đều, một vài quả chín sớm có màu vàng trong khi những quả khác trên buồng vẫn còn xanh.

Quả bị nhiễm bệnh đổi màu từ bên trong, cắt ngang phần thịt quả xuất hiện các vết thâm đen. Nếu không phát hiện và quản lý kịp thời toàn nải sẽ bị thối và treo khô cây.

Bệnh chín sớm trái chuối

Biện pháp phòng trừ.

Hoàng Minh khuyến nghị trị bệnh chín sớm trái chuối bằng sản phẩm Senly hoặc Titan Cup.

Titan Cup là thuốc gốc đồng hữu cơ, có phổ tác dụng rộng với cơ chế tiếp xúc, nội hấp nhanh. Titan Cup ức chế nấm, khuẩn tốt.

Senly 2.1sl có phổ tác dụng rộng hiệu lực cao đối với các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra trên nhiều loại cây trồng bằng cách ứng chế sự nảy mầm, phát triển của sợi nấm và một số loại vi khuẩn hại cây trồng.

Lưu ý: Để phát huy tốt hiệu lực thuốc nên phối chung với Xích Thố Mã.

Héo Moko.

Héo Moko là một loại bệnh phổ biến trên cây chuối do vi khuẩn Ralstonia solanacerum gây ra.

Biểu hiện bệnh.

Các lá non của cây bị bệnh bắt đầu héo rồi chết và gục xuống. Cuống lá không còn cứng cáp dẫn đến lá xanh nhưng sức sống kém. Khi bệnh tiến triển nặng, các lá già cũng bị ảnh hưởng chuyển từ màu xanh sang vàng.

Quả bị vi khuẩn tấn công sẽ biến dạng và teo lại vì bên trong quả bị nhũn và chuyển sang màu nâu sẫm. Khi cắt quả có thể thấy rõ dịch vi khuẩn (đây là đặc trưng của những bệnh do vi khuẩn hại).

Héo Moko trên chuối
Héo Moko trên chuối.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, héo rũ Panama có thể cùng tồn tại với bệnh héo vi khuẩn (Moko) do R. solanacearum và triệu chứng của cả hai bệnh này có thể bị nhầm lẫn. Kiểm tra dịch khuẩn bằng cách chạm nhẹ vào nước, nếu có dòng sữa tuôn ra đó là héo Moko do vi khuẩn. Trường hợp nặng héo moko vi khuẩn khi cắt ra có dịch sữa màu vàng.

Trên đây là tổng hợp của Hoàng Minh về một số bệnh hại trên chuối. Ngoài ra, bà con có bất kì thắc mắc nào về kỹ thuật cũng như cách xử lý sâu bệnh, hãy liên hệ với Hoàng Minh theo thông tin dưới đây:

Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.