Cà rốt là loại cây trồng có nhiều giá trị dinh dưỡng, chứa hàm lượng beta carotene cao, do đó chúng được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày như chế biến món ăn, thức uống, ăn tươi. Để trồng cà rốt đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần tuân thủ những kỹ thuật trong quá trình chăm sóc. Vì vậy, hôm nay Nông Nghiệp Hoàng Minh xin giới thiệu đến bà con quy trình canh tác cà rốt.
Giống
– Các giống cà rốt được trồng hiện nay có thời gian sinh trưởng dao động từ 80 – 120 ngày. Giống có thể được chia làm 2 loại: giống tự sản xuất và giống nhập khẩu từ bên ngoài. Khi chọn giống để gieo trồng phải biết rõ nguồn gốc, không bị sâu bệnh, hạt giống không bị lép
Chuẩn bị đất trong quy trình canh tác cà rốt
– Cà rốt là loại cây trồng ưa đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Các loại đất như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa ven sông phù hợp trồng cà rốt hơn các loại đất khác.
– Trước khi trồng cần tiến hành cày bừa, xới xáo đất, dọn sạch tàn dư thực vật từ các cây trồng ở những vụ trước để tránh làm lây lan mầm bệnh. Lên luống rộng 0,8 – 1,2m, cao 30 – 40cm, luống cách luống 20 – 30cm.
– Tiến hành bón vôi xử lý đất kèm các sản phẩm thuốc BVTV (Super Kill, Titan Cup, Agofast) để diệt các loại dịch hại trong đất trước khi gieo trồng 10 ngày. Cần bổ sung thêm Trichoderma Tot vào quá trình ủ phân chuồng hoặc rải trực tiếp lúc làm đất, tuy nhiên cần tiến hành bón Trichoderma TOT vào đất sau khi bón vôi và xử lý thuốc ít nhất 5 ngày. Việc bổ sung Trichoderma TOT sẽ giúp phân hủy nguồn chất hữu cơ trong đất, cung cấp cho đất hệ vi sinh vật có lợi cho đất, hạn chế sự phát triển của các loại nấm gây hại trong đất
Trồng và chăm sóc
– Lượng hạt cần dùng từ 2,8 – 3,2 kg/ha. Hạt cà rốt khó thấm nước và nảy mầm nên trước khi gieo hạt cần chà xát nhẹ cho gãy hết lông cứng trên bề mặt hạt, sau đó ngâm trong nước ấm ( 3 lạnh, 2 sôi) trong 3 – 4 giờ, ủ ẩm trong 2 – 3 ngày mới đem gieo trồng. Khi gieo hạt cần trộn chung hạt giống với cát hoặc tro bếp để gieo cho đều. Sau khi gieo xong cần tiến hành tưới ẩm mỗi ngày, có thể phủ lên mặt luống rơm rạ hoặc màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại. Tiến hành làm cỏ khi xuất hiện để hạn chế sự cạnh tranh di dưỡng, ánh sáng cho cây trồng.
– Tưới nước đều đặn từ 1 – 2 lần/ ngày tùy theo thời tiết, việc chủ động nguồn nước tưới, ẩm độ đất,… làm sao duy trì ẩm độ đất đạt 65 – 80%
– Tỉa cây
+ Tỉa cây đợt 1 : sau khi gieo hạt 7-10 ngày hoặc khi cây cao từ 4 -5 cm ta tiến hành tỉa các cây còi cọc, sâu bệnh, chỉ giữ lại những cây to khỏe, phân bố đều, khoảng cách cây từ 5 – 6 cm.
+ Tỉa cây đợt 2: Khi cây cao 8 – 10cm, tỉa bớt các cây còi cọc, cây sâu bệnh, khoảng cách cây thích hợp từ 7 – 9 cm.
– Xới xáo, vun gốc: cây rất cần đất tơi xốp để phát triển rễ củ. Vì vậy, cần tiến hành xới xáo, vun gốc tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc
+ Sau khi tỉa cây lần 1, tiến hành vun nhẹ giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển rễ củ
+ Lần 2: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng cuốc vén đất ở rảnh phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu và đắng do bị tiếp xúc với ánh sáng
+ Trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày, nếu thấy cây phát triển tốt quá, ta tiến hành cắt, tỉa bớt lá gốc, lá già, hớt bớt ngọn lá để lá đứng thẳng nhằm tăng khả năng quang hợp để tích lũy vào củ
Bón phân
– Lượng phân cần bón (lượng nguyên chất) cho cây trong 1 vụ/ha gồm 150 kg N; 150 kg P2O5; 240kg K2O và 3 tấn phân hữu cơ hoai mục hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng theo lượng nhà sản xuất khuyến cáo. Tổng lượng phân bón có thể chia ra làm 3 lần bón
+ Bón lót toàn bộ số phân hữu cơ, lân có thể bón toàn bộ hoặc 70% số lân +25% K2O
+ Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 7 – 10 ngày. Lượng phân trong đợt này gồm 20% N + 10% K2O + Humic
+ Bón thúc lần 2: sau khi cây mọc từ 15 – 20 ngày, kết hợp vun xới. Lượng phân bón trong đơt này 20% N + 30% hoặc 0% P2O5+ 10% K2O
+ Bón thúc lần 3: sau khi cây mọc từ 30 – 40 ngày, kết hợp vun xới. Lượng phân bón trong đợt này gồm 30% N + 40% K2O
+ Bón thúc lần 4: sau 60 – 70 ngày sau trồng , bón tất cả lượng phân còn lại, kết hợp vun xới
Sâu, bệnh hại
Sâu hại
– Sâu xám: (Agrotis ypsilon)
+ Đặc điểm gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.
+ Biện pháp phòng trừ: Làm bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ con trưởng thành, thăm vườn thường xuyên, dọn sạch tàn dư thực vật, luân canh các loại cây trồng khác họ. Sử dụng các thuốc có hoạt chất Alpha Cypermerthrin ( ALFACUA 10EC)
– Sâu khoang: (Spodoptera exigua)
+ Đặc điểm gây hại: Sâu khoang gây hại trên nhiều loại rau, sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá. Sâu non mới nở tập trung cùng nhau ăn lá, sau tuổi 2 chúng nhanh chóng di tản sang cây khác. Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá mật độ cao có thể làm vườn cây xơ xác.
+ Biện pháp phòng trừ: Làm bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ con trưởng thành, thăm vườn thường xuyên, dọn sạch tàn dư thực vật, luân canh các loại cây trồng khác họ, sử dụng các loài thiên địch sâu khoang như bọ rùa, ong ký sinh, trồng các loại cây thu hút sâu khoang nhằm tập trung sâu lại để dễ diệt . Sử dụng các thuốc có
hoạt chất Abamectin ( Soka 25 EC pha 1 chai cho 200l nước), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại , mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để phòng trừ
– Rầy mềm: (Brevicolyne brassicae)
+ Đặc điểm gây hại: Cả rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rầy còn là môi giới truyền bệnh virus cho rau. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.
+ Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bớt lá bị rệp nặng, bón phân cân đối, cung cấp đủ nước cho cây trồng. Sử dụng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Alexander Đại Đế 777 1 chai pha cho 400l nước), Buprofezin (Ranadi 10WP 1 gói 100g pha cho 40 lít nước), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại, mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để phòng trừ.
– Ruồi hại cà rốt (Chamaepsila rosae)
+ Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng xung quanh củ cà rốt. Đầu tiên dòi hại trên các rễ nhỏ, từ tuôi 3 dòi đục vào củ đến khi hóa nhộng dòi đẩy sức chui ra khỏi củ. Sâu non đục trong củ làm củ bị thối, cây bị chết, vết hại do ruồi thường xuất hiện ở 2/3 phía dưới củ. Khi bị nặng trên củ có nhiều đường đục, củ bị nhăn nheo, có màu đen hoặc nâu đen. Thân lá bị héo vành khô chết
+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác, xen canh cà rốt với hành nhằm xua đuổi ruồi, dùng bẫy dính màu vàng. Sử dụng thuốc có hoạt chất Lambda – Cyhlothrin, Quinaphos ( SuperKill, pha 1 chai cho 400l nước, phun phòng từ khi củ hình thành đến khi thu hoạch, khoảng cách giữa 2 lần phun từ 7 – 10 ngày/ lần)
– Bọ cánh cứng đục củ cà rốt
+ Đặc điểm gây hại: Sâu non đào hang trong củ cà rốt, trên củ bị hại quan sát thấy nhiều hang đục và có thể bị thối. Cây bị hại có thể héo và chết. Đường đục của bọ có màu đen, thường tập trung ở 1/3 phía trên củ
+ Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của bọ. Sử dụng bẫy dính màu vàng. Sử dụng hoạt chất Quinaphos ( SuperKill, pha 1 chai cho 400l nước, phun phòng từ khi củ hình thành đến khi thu hoạch, khoảng cách giữa 2 lần phun từ 7 – 10 ngày/ lần)
Bệnh hại
– Bệnh lở cổ rễ ( Rhizoctonia solani):
Cây con cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
+ Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh tàn dư vụ trước, nếu vườn bị hại cần xử lý đất trước khi trồng như bón vôi, bổ sung các nấm đối kháng. Cày ải phơi đất trước khi trồng, sử dụng giống sạch bệnh, lên luống cao. Tiến hành phun phòng hoặc trị bệnh bằng thuốc có hoạt chất Fosetyl Aluminium (Agofast 80 WP) với liều lượng 1 gói cho 200l nước, phun 1 -2 lần tùy theo mức độ gây hại của bệnh , mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để trừ bệnh, nếu phun phòng khoảng cách giữa 2 lần từ 10- 14 ngày
– Bệnh vàng lá do Mycoplasma
+ Đặc điểm gây hại: Triệu chứng ban đầu lá sẽ chuyển vàng, các chồi non bị chùn đọt, các lá già cuộn lại và có thể rụng. Lá có màu đồng, rễ bị biến dạng và sự phát triển của các rễ bất định. Môi giới truyền bệnh các loài rầy, cỏ dại là nơi trú ẩn của các loài rầy này
+ Biện pháp phòng trừ: Làm sạch cỏ dại, tiêu hủy các cây bị bệnh, thăm vườn thường xuyên, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, tiêu diệt côn trùng môi giới bằng hoạt chất Thiamethoxam (Alexander Đại Đế 777 1 chai pha cho 400l nước), Buprofezin (Ranadi 10WP 1 gói 100g pha cho 40 lít nước), phun 1 -2 lần tùy theo mật độ sâu hại , mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để phòng trừ.
– Bệnh thối rễ (Phymatotrichopsis omnivora)
+ Đặc điểm gây hại: Khi quan sát trên đồng ruộng sẽ quan sát được triệu chứng héo rũ và chết. Khi nhổ cà rốt lên và rửa sạch sẽ nhìn thấy sợi nấm trên bề mặt củ cà rốt
+ Biện pháp phòng trừ: Không tưới quá ẩm khi sắp thu hoạch, lên kế hoạch thu hoạch để giảm thất thoát do nấm bệnh
– Bệnh đốm lá: (Cercospora carotae)
+ Đặc điểm gây hại: Triệu chứng của bệnh đốm vòng thường xuất hiện trên những lá già. Lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen, sau lan rộng ra thành hình tròn, màu nâu có hình tròn đồng tâm. Trời ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng, nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.
+ Biện pháp phòng trừ: Thu gom tàn dư thực vật, bổ sung các loại vi sinh vật có lợi cho đất, bón vôi cải tạo đất. Có thể sử dụng thuốc hoạt chất Tebuconazole để phòng trị bệnh (Sparta 1 chai pha 300l nước), phun 1 -2 lần tùy theo mức độ gây hại của bệnh , mỗi lần cách nhau từ 5 – 10 ngày để trừ bệnh, nếu phun phòng khoảng cách giữa 2 lần từ 10- 14 ngày
– Bệnh thối nhũn: (Erwinia carotovora)
+ Đặc điểm gây hại: Bệnh thường xuất hiện trên đất thịt nặng và đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh, vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 27-300C, pH thích hợp 7,2 tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.
+ Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy cây nhiễm bệnh, bổ sung Trichoderma, chitosan để phòng bệnh. Sử dụng các thuốc có nguồn gốc kháng sinh như Kasugamycin, Ningnanmycin hoặc thuốc có nguồn gốc thảo mộc Eugenol và Carvacrol (Senly 2.1 SL, ph a 1 chai cho 200l nước)
– Bệnh thối đen:
Do nấm Alternaria dauci gây ra và bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp. gây ra. Các loài nấm này hại cả thân, lá và củ.
+ Đặc điểm gây hại: Trên lá của cây cà rốt nhiễm bệnh cháy lá alternaria xuất hiện các đốm hình góc cạnh, sũng nước và có màu xanh nâu. Màu sắc của đốm bệnh sẽ chuyển thành màu nâu đen đến màu màu đen, giữa các đốm bệnh có các lỗ màu vàng. Các đốm bệnh cháy lá alternaria thường xuất hiện ở trên hoặc gần mép của các lá già, các đốm này tiếp tục xuất hiện và mở rộng tạo thành một khối làm cho lá bị cháy toàn bộ gây ra hiện tượng chết lá.Trên cuốn lá cà rốt nhiễm bệnh cháy lá alternaria, vết bệnh thường thon dài, hơi giống hình chữ nhật, có màu tối
+ Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bị bệnh sau khi thu hoạch. Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ, Có thể bổ sung Trichoderma TOT hoặc sử dụng thuốc có hoạt chất Steptomycin sulfate, Difenoconazole + Azoxystrobin ( Star Top 325 với liều lượng 1 chai cho 400l nước, phun phòng cách nhau 7 – 10 ngày/ lần, phun trị bệnh cách nhau 5 – 7 ngày/lần).
– Tuyến trùng gây hại cà rốt (Pratylenchus sp., Helicotylenchus sp, Meloidogyne sp và Apenlenchus sp.)
+ Đặc điểm gây hại: Tuyến trùng chích hút vào rễ để hút dinh dưỡng, sau khi xâm nhập vào rễ, tuyến trùng cái đẻ hàng loạt trứng bên ngoài hoặc dưới rễ. Tuyến trùng có thể lây lan qua tàn dư thực vật, dụng cụ lao động. Cà rốt bị tuyến trùng sẽ làm giảm năng suất, giảm hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm
+ Biện pháp phòng trừ: Tiêu hủy tàn dư thực vật, làm đất kỹ, bón vôi cải tạo đất. Xử lý đất bằng các thuốc rải trước khi trồng cây con. Phun Titan Cup (pha 25 – 30 ml cho bình 25l, tùy mức độ gây hại mà khoảng cách giữa 2 lần phun dao động từ 5 – 7 ngày) để phòng trừ tuyến trùng.
– Bệnh thối mềm (Sclerotinia sclerotiorum)
+ Đặc điểm gây hại: Bệnh thường gây hại vào giai đoạn gần thu hoạch đến khi bảo quản. Triệu chứng điển hình của bệnh khi còn trên đồng ruộng là lớp mốc trắng đặc trưng với các hạch nấm màu đen xuất hiện trên vết bệnh.
. Triệu chứng khi bảo quản: Nấm làm củ thối nhũn, chảy nước, có lớp mốc trắng và hạch nấm màu đen trên vết bệnh
+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh cây trồng, dọn sạch cỏ dại, lên luống cao, rửa sạch cà rốt trước khi bảo quản, kho bảo quản cần được vệ sinh trước khi lưu trữ. Sử dụng thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Apollo 1 chai pha cho 400l nước) để phòng, trừ phun định kỳ 10 ngày/lần.
– Bệnh cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris)
+ Đặc điểm gây hại: Triệu chứng phổ biến của bệnh cháy lá vi khuẩn cà rốt là đốm lá màu vàng hình góc cạnh, vết bệnh khi trở nên nặng thường có hình dạng bất định, màu nâu, tạo thành các đốm sũng nước, ở giữa đốm lỗ màu vàng. Khi vết bệnh khô sẽ giòn và dễ bị rách. Trên cuốn lá cà rốt bị nhiễm bệnh cháy lá vi khuẩn thường tiết ra chất nhầy, dính, ướt và có màu nâu hoặc màu vàng. Bệnh cháy lá vi khuẩn cà rốt cũng có thể gây vết cháy trên cánh hoa và cuống hoa.
+ Biện pháp phòng trừ: Sử dụng hạt giống cà rốt không bị nhiễm bệnh cháy lá vi khuẩn. Hạt trước khi đem gieo phải xử lý qua nước nóng, nhiệt độ khoảng 500C trong vòng 5 phút. Hạn chế sử dụng hệ thống tưới phun mưa, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tán lá có thể khô và thoáng. Luân canh cây cà rốt với những cây trồng không bị nhiễm bệnh cháy lá vi khuẩn trên cà rốt. Thuốc hóa học gốc đồng (Titan Cup) thường được sử dụng vào giai đoạn đầu cây mới phát triển để phòng bệnh
– Ngoài ra, để tăng hiệu lực của thuốc nên dùng Xích thố mã. Thuốc làm giảm sự bốc hơi khi trời nắng nóng, tăng độ hấp thu của thuốc, hạn chế bị rửa trôi khi trời mưa, làm căng bề mặt lá cây và độ phân tán của thuốc, loang trải rộng, tăng diện tích tiếp xúc và tăng khả năng thấm sâu. Xích thố mã có thể hỗn hợp với hầu hết các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh và kích thích sinh trưởng.
Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
– Khi lá chân ngã vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Hạn chế tối đa làm xây sát củ. Phân loại, đóng gói bao bì, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
– Nếu cần mẫu mã đẹp, ngay khi thu hoạch chọn củ đẹp, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ trong quá trình xử lý, hong thật khô da trước khi đóng gói bao.
– Để làm tăng kích thước củ cũng như chất lượng cà rốt, Nông Nghiệp Hoàng Minh xin giới thiệu với bà con sản phẩm K76. Đây là sản phẩm vừa nuôi thân, vừa nuôi củ. K76 có chứa nguồn hữu cơ giúp củ lớn nhanh, chitosan là 1 loại vacine thực vật dùng định kỳ có thể ngăn ngừa tuyến trùng, thối củ. Một đặc tính ưu việt của K76 là giúp củ phình nhưng không hẫm cây.+ Liều lượng: pha 500ml K76 cho 200l nước. Khi bắt đầu hình thành củ tiến hành phun K76 định kỳ 15 ngày/ lần đến khi thu hoạch.
Chuẩn bị trước trồng |
– Chọn giống – Làm đất – Lên luống: rộng 0,8 – 1,2m; cao 30 – 40cm; luống cách luống 20 -30 cm – Bón vôi (tùy pH đất mà lượng bón khác nhau) – Xử lý đất Super Kill, Agofast với liều lượng lần lượt là 1 chai với 400l và 1 gói 200l trước trồng 10 ngày – Bổ sung Trichoderma TOT bón 1 gói 1000m2 sau tối thiểu 5 ngày sau xử lý thuốc – Bón lót: 3 tấn phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh (theo lượng khuyến cáo), 105 hoặc 150kg P2O5 – Xử lý hạt giống 3 lạnh, 2 sôi + 60kg K2O |
Tiến hành trồng |
– Gieo hạt: lượng hạt 2,8 – 3,2kg/ha – Trồng cây, che bạc hoặc phủ rơm giữ ẩm |
. 7 – 10 ngày sau trồng: + Tỉa cây đợt 1, làm cỏ + Tưới nước đảm bảo ẩm độ 70 – 80% + Theo dõi vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh + Phun phòng Agofast ( 1 gói 200l nước) + Trị sâu xám bằng Super Kill ( 1 chai 400l) + Bón 30kg N + 24kg K2O + có thể bổ sung thêm humic |
Chăm sóc |
. 12 – 15 ngày sau trồng: – Bón thúc lần 1 kết hợp xới xáo, vun gốc với liều lượng: 30kg N + 0 hoặc 45kg P2O5 + 24 kg K2O – Phun phòng thuốc nấm bệnh và tuyến trùng bằng Sparta + Senly + Titan Cup với liều lượng lần lượt 300, 200, 25 -30ml/ 25l
|
. 30 – 40 ngày sau trồng: – Bón thúc lần 3 kết hợp xới xáo, vun gốc với liều lượng: 45kg N + 96 kg K2O – Phun K76 ở giai đoạn này và khi cây được 50 ngày sau trồng để kích củ – Phun thuốc phòng trị sâu rầy bằng các sản phẩm sau tùy theo đối tượng gây hại: Soka, Alexander, Sparta, Senly, Titan Cup, Super Kill
|
. 60 – 70 ngày sau trồng: – Bón thúc lần 4 kết hợp xới xáo, vun gốc với lượng phân bón còn lại – Phun K76 với liều lượng 1 chai cho 200l – Phun phòng sâu bệnh tương tự giai đoạn trên – Trước khi thu hoạch 30 – 40 ngày nếu cây tốt quá tiến hành cắt, tỉa, bớt lá gốc, hãm bớt lá ngọn |