SƯỢNG CƠM SẦU RIÊNG: NGUYÊN NHÂN VÀ KHẮC PHỤC

Sượng cơm sầu riêng là một dạng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái, làm phần thịt quả bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đồng đều.

Các dạng sượng trên trái sầu riêng

Tùy vào từng giống mà có dạng sượng cơm khác nhau:

– Cháy múi: cơm có màu nâu đen, múi có màu nâu và không ăn được. Thường xảy ra trên giống sầu riêng RI 6.

– Cơm cứng, màu không đều: màu sắc cơm không đồng đều, phần cơm bị sượng không chín có màu trắng, phần còn lại cơm có màu vàng thường gặp trên giống sầu riêng Monthong.

– Cơm nhão: Điều kiện thời tiết mưa nhiều, mưa dầm hiện tượng sầu riêng có một phần cơm tiếp giáp với hạt hoặc toàn bộ cơm bị mềm và ẩm thường xảy ra.

– Sượng bao: phần cơm tiếp giáp với hạt bị sượng và cứng có màu trắng, phần cơm bên ngoài không bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân hiện tượng sượng cơm sầu riêng

Trong giai đoạn phát triển trái nguyên nhân dẫn đến sượng chủ yếu là do biện pháp canh tác và điều kiện thời tiết, mưa nhiều, mưa kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng cơm trái.

1 Do sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái

Sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái là hiện tượng bình thường, khi một cơi đọt mới hình thành cây sẽ ưu tiên tập trung dinh dưỡng nuôi đọt, lượng dinh dưỡng còn lại không đủ cho trái hình thành và phát triển nhân.

Giai đoạn sau đậu trái từ 2 đến 8 tuần, cây đi đọt gây rụng và méo trái sầu riêng, bắt đầu từ tuần thứ 8 lúc này quả đẩy mạnh phát triển cơm cây đi đọt thời điểm này nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trái sẽ xảy ra hiện tượng sượng, giảm chất lượng trái.

2. Do ra hoa và đậu quả nhiều đợt

– Việc chăm sóc làm bông sầu riêng không đúng cách khiến cây ra hoa không tập trung dẫn đến cây ra hoa và đậu trái non thành từng đợt khác nhau. Việc chênh lệch thời điểm ra hoa trên cây sầu riêng dẫn đến 2 trường hợp.

+ Cây đồng thời nuôi hoa và trái trong cùng một thời điểm. Thay vì tập trung dưỡng trái để nâng cao chất lượng giai đoạn này cây sầu riêng còn phân bổ dinh dưỡng nuôi hoa dẫn đến trái sượng cơm giảm chất lượng thịt quả.

+ Trong 1 cây có nhiều lứa quả to, nhỏ khác nhau lúc này hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng bắt đầu diễn ra. Quả to đẩy mạnh hút dinh dưỡng, quả nhỏ không cạnh tranh được phát triển kém.

3. Do chế độ bón phân và thời tiết

Trong giai đoạn trái phát triển cây sầu riêng nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng thì sẽ hạn chế phát triển quả và giảm phẩm chất trái.

Bón dư thừa phân, đặc biệt là phân đạm (như phân urê) sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng. Làm cho cây sầu riêng ra đọt non gây hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái.

Cây sầu riêng trong quá trình phát triển bổ sung thiếu các nguyên tố vị lượng sẽ làm giảm chất lượng thịt quả. Thiếu Bo sẽ gây hiện tượng cháy múi. Thời điểm này nhu cầu Kali cao hơn so với đạm và lân tuy nhiên nếu bổ sung kali mà thiếu Ca và Mg cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho sầu riêng bị sượng.

Mưa nhiều và kéo dài trong giai đoạn nuôi quả cũng là một nguyên nhân dẫn đến sượng trên trái sầu riêng. Bộ rễ cây hút nhiều nước làm thịt quả bị nhão và ẩm.

III Biện pháp khắc phục

1. Đẩy nhanh, rút ngắn thời gian phát triển cơi đọt

Cây lú đọt non khi tới chu kì tiết đọt, hoặc nhận được tín hiệu kích thích từ nước và đạm. Gặp hiện tượng cây đi đọt khi cây đang nuôi quả nhiều nhà vườn thường sử dụng biện pháp phun để chặn, đốt đọt. Tuy nhiên, cây đi đọt là một hiện tượng sinh lý bình thường dù có chặn thì khi cây gặp điều kiện thuận lợi vẫn phát triển bình thường, cây cần có bộ lá để trao đổi và chuyển hóa dinh dưỡng nuôi quả, việc của nhà vườn lúc này là đẩy nhanh và rút ngắn thời gian phát triển của một cơi đọt Hoàng Minh hướng dẫn nhà vườn thực hiện các bước sau:

+ Khi cây mới le đọt, hé mũi giáo bạn sử dụng Kẽm Zn và Mangan đơn, phun lên lá 2 lần cách nhau 10 ngày. Một bộ lá mới được ra đời to hoàn chỉnh. Bởi Kẽm sẽ giúp tạo ra một loại hoocmon thực vật có tên là “Auxin”, có tác dụng làm to các tế bào non để chúng to ra, tách các khớp ra, cho lá to hơn.

+ Khi các lá non đã mở, bạn sử dụng Magie với Chuyển Mầm Hoàng Minh để làm già lá nhanh hơn, có bộ lá xanh dày hoàn hảo.

2. Làm tốt quá trình tạo mầm, chăm sóc mắt cua cho cây ra hoa đồng loạt.

*  Tạo mầm cho cây sầu riêng

– Khi cơi lá sầu riêng đã mở hoàn toàn, lá có màu non đọt chuối (hay lá bánh tẻ) thì tiến hành dằn gốc bằng Lân.

– Bón Lân và Kali theo tỷ lệ 2:1. Lượng bón tùy thuộc vào tuổi cây. Đối với cây 4 năm dùng 2-3kg lân. Lân Văn Điển, Lâm Thao tùy ý. Kali nên dùng Kali trắng.

– Tưới nhẹ để cây hấp thu, sau khoảng 10-15 ngày thì tiến hành cắt nước (dọn sạch dưới gốc để thúc đẩy sự khô hạn tạo thuận lợi cây phân hóa mầm hoa)

– Tiến hành phun tạo mầm cho cây sầu riêng khi quan sát thấy bộ lá có màu xanh đậm phun 10-55-10 hoặc MKP hoặc luân phiên. Phun ướt đẫm lá, phun kĩ dạ cành.

MKP: áp dụng cho cây quá sung, hoặc đất ẩm ướt khó khô hạn; phun liều lượng 2kg/ 200 lít. Phun 2 lần cách nhau 7 ngày.

10-55-10 phun theo liều lượng: 500-1kg/ 200 lít nước. Phun 2 lần tương tự

* Chăm sóc mắt cua sầu riêng

– Cẩn thận hơn khi sầu riêng nhú mắt cua việc xử lý cây ra mắt cua là thành công của bước đầu làm bông sầu riêng.

– Giai đoạn mắt cua mới nhú chưa tưới nước cho cây. Nếu vào nước lúc này, mắt cua sẽ hình thành bông phướn hoặc ra lá.

CHĂM SÓC MẮT CUA SẦU RIÊNG ĐỂ TRÁNH BỊ SƯỢNG CƠM SẦU RIÊNG

– Khi quan sát mắt cua sáng rõ (ban đêm soi đèn pin thấy phản quang thì khi đó mắt cua đã chuẩn hoa)

Lưu ý nếu mắt cua mới nhú mà thời tiết có mưa ẩm hoặc khí hậu lạnh rét thì tiến hành xử lý theo hai trường hợp.

Trường hợp 1: Trời mưa kết hợp ẩm độ không khí cao

– Để tránh mắt cua bị thui đen, cây ra lá hay bông phướn. Tiến hành phun Chuyển Mầm Hoàng Minh (nồng độ 500ml/ 400 lít nước) kèm KNO3 (nồng độ 1-2kg/100 lít). Phun kĩ lên khu vực dạ cành và tuyệt đối không phun lên lá sẽ gây cháy lá và ức chế cây ra đọt non.

                              Chuyển Mầm sản phẩm duy nhất trên thị trường có công năng chuyển mầm lá sang mầm hoa, độc quyền bởi Hoàng Minh.
                              Chuyển Mầm sản phẩm duy nhất trên thị trường có công năng chuyển mầm lá sang mầm hoa, độc quyền bởi Hoàng Minh.

Trường hợp 2: Thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp.

– Khi gặp thời tiết lạnh lúc này mắt cua sẽ nằm im hoặc thui đen. Sử dụng KNO3 1% kèm với Ra Hoa Hoàng Minh phun kĩ lên dạ cành, không phun lên lá.

– Khi mắt cua sáng rõ tầm 3cm tiến hành tưới nước đều tránh ngắt quảng gây sốc nước cây rụng bông. Lượng nước nên 100 -150 lít / cây; thời gian tưới 10-15 phút với tần suất tưới 2-3 ngày/lần.

3. Bổ sung dinh dưỡng nuôi quả

Hoàng Minh khuyến nghị nhà vườn sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc quả sầu riêng giai đoạn phát triển hình thành thịt quả.

Cặp đôi Thinh Vượng gồm Lớn Trái Hoàng Minh và Kalibo Hoàng Minh. Cung cấp các nguyên tố đa, trung, vi lượng, bổ sung vitamin và nguồn acid fulvic giúp tăng sự sinh trưởng, phát triển và thúc trái lớn nhanh. Đồng thời bổ sung nguồn chitosan giúp tăng khả năng kháng khuẩn của cây trồng.

Cặp đôi Thịnh Vượng sử dụng công nghệ nano giúp cây hấp thụ xuyên thấu cực nhanh trong 30 phút cung cấp dinh dưỡng chuẩn cho sầu riêng giai đoạn vô cơm giúp dẻo cơm đầy học chống sượng cơm cháy múi.

LỚN TRÁI HOÀNG MINH

4. Khắc phục tình trạng nhão cơm do mưa

Trong điều kiện mưa nhiều và liên tục ở giai đoạn phát triển thịt quả nhà vườn có thể hạn chế tăng độ ẩm đất để giảm hiện tượng nhão cơm bằng cách dùng bao nilong che chắn đất xung quanh tán.

Giai đoạn thu hoạch gặp những cơn mưa lớn nhà vườn nên tạm dừng cắt quả khoảng 10-15 ngày để tránh hiện tưởng cơm bị mềm, ẩm ướt.

 

ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!

ng ty Nông Nghiệp Hoàng Minh

Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai

Điện thoại: 02693.820.823    –   Fax: 02693.820.823

Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com

Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.