Hiện nay trên nhiều vườn ghi nhận tình trạng lá sầu riêng bị cháy, do nhiều nguyên nhân: tổn thương rễ do thời tiết bất lợi, thán thư, nấm Rhizoctonia và rầy xanh. Thậm chí cây sầu riêng thiếu Kali vẫn gây biểu hiện cháy lá. Bài viết này Hoàng Minh xin chia sẻ một số nguyên nhân gây cháy lá sầu riêng.
I. Sâu bệnh hại cây sầu riêng
1. Bệnh thán thư
– Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây hại
Đặc điểm gây hại
– Biểu hiện rõ nhất ở các lá già, ban đầu chỉ là vết cháy nhỏ ở chóp lá sau lan rộng ra thành những mảng lớn.
– Nấm xâm nhập gây bệnh qua các vết thương trên lá do côn trùng chích hút, vết rách lá.
Thời điểm gây hại: Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. ẩm độ cao điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Khi có cây nhiễm bệnh, bào tử nấm sẽ truyền theo gió, rơi xuống đất, lan truyền qua nước tưới để lan sang cây khác
Biện pháp phòng trừ
– Sử dụng thuốc có hoạt chất như Hexaconazole, Propineb, Azoxystrobin, Propiconazole để quản lý.
Hoàng Minh khuyến nghị Apollo theo liều lượng 1 lít/400 lít. Thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol – chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh. Nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.
2. Bệnh cháy lá tổ kiến
– Do nấm Rhizoctonia gây hại. Nấm tập trung gây hại trên cả lá non và lá già của cây.
Đặc điểm gây hại
Ban đầu là những đốm nhỏ sau đó liên kết lại tạo thành những mảng lớn. Vết bệnh khô đi và cháy bóng loáng. Trên cây bị nấm tấn công các lá bị bệnh dính nhau như tổ kiến do vậy còn gọi là cháy lá tổ kiến.
Nhìn toàn cây sầu riêng bị cháy lá do Rhizoctonia như biểu bị phỏng nước sôi.
Nếu không phát hiện và quản lí kịp thời nấm có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.
Thời điểm gây hại: Nấm phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao đặc biệt phát triển mạnh đầu mùa mưa giai đoạn này mưa nắng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho sợi nấm phát triển
Biện pháp phòng trừ
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng sản phẩm Sparta phòng và trị bệnh thán thư hiệu quả. Sparta có tác dụng “phản vệ hai chiều” phòng trị nấm tối ưu. Với 2 hoạt chất Propiconazole diệt nấm nhanh chóng. Tebuconazole ức chế tăng trưởng nấm qua việc kìm hãm quá trình tổng hợp ergosterol – thành phần cần thiết cho sự hình thành của nấm
3. Sâu hại sầu riêng
Rầy xanh có kích thước nhỏ. Chúng tập trung gây hại trên lá và đặc biệt ở các lá, đọt non cây sầu riêng.
Rầy xanh gây hại bằng cách chích hút chất dinh dưỡng trên lá, làm lá teo tóp, khô quăn lâu dần dẫn đến rụng lá.
Khi sầu riêng ra đọt non rầy xanh đẻ trứng vào bên trong 2 phiến lá chưa mở, sau đó trứng nở thành rầy non và gây hại bên trong phiến lá.
Nếu mật số rầy cao không quản lý kịp thời thì lá non sẽ rụng trước khi lá mở.
Thời điểm gây hại:
Rầy xanh thường xuất hiện và gây hại trên sầu riêng vào thời điểm cây ra cơi đọt, từ lúc xuất hiện mũi giáo đến khi cây cơ đọt già. Nên phun quản lý rầy xanh vào lúc cây nhú đọt và phun nhắc lại sau 5-7 ngày.
Biện pháp phòng trừ sâu hại:
Hoàng Minh khuyến nghị sử dụng Alexander 777 theo liều lượng 450 ml/ 400 lít. với cơ chế tác động diệt sâu hại tổng hợp qua 4 con đường: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi và lưu dẫn. Thuốc chứa bộ 3 hoạt chất tiên tiến nhất: Fenobucard (dập dịch khi rầy có mật độ cao), Thiamethoxam (nội hấp mạnh, tiêu diệt rầy non, rầy trưởng thành và trứng mới nở), Buprofezin (ức chế sự hình thành chất kitin làm rầy chết trong thời kỳ lột xác, giảm khả năng sinh đẻ và nở trứng.
Lưu ý: Để thuốc phát huy hết hiệu lực cần kết hợp với Xích Thố Mã
II. Do thời tiết bất lợi
Sầu riêng bị cháy lá do rễ tơ bị hư thì vết cháy từ chóp lá cháy vào. Đồng đều tán cây hoặc toàn bộ cây. Cây bị cháy lá rụng rất nhanh
* Nắng nóng
Nắng gay gắt và kéo dài làm kéo dài, độ ẩm của đất và độ ẩm không khí thấp dẫn đến cây bị sốc nhiệt. Tiến trình thoát nước trên lá và hút nước dưới rễ không cân đối. Cây sầu riêng bị cháy rễ tơ làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển dinh dưỡng làm lá bị cháy. Trường hợp này hướng cây đón nắng nhiều nhất sẽ bị cháy. Trong khi hướng còn lại không bị.
* Mưa nhiều
Thời tiết mưa liên tục hoặc tưới nước quá đẫm rễ cây bị ngợp. Trong đất không còn nhiều không khí để rễ cây thở. Vì thế cây rất mệt, sức sống cây bị yếu đi. Mưa nhiều làm nghẹt rễ tơ và do axit trong nước mưa làm cháy rễ tơ gây hiện tượng cháy lá.
III. Do bón quá nhiều phân
– Đối với phân bón gốc
Bón phân quá mức thường biểu hiện cháy xém mép lá. Trong phân bón có chứa muối và các muối tan trong nước từ phân bón hút hơi nước từ các mô rễ, làm cho lá bị héo, mép lá chuyển sang màu vàng và cây còi cọc.
Lý giải hiện tượng rễ không hút được nước. Khi bón phân quá mức dẫn đến dư thừa phân trong đất. Lúc này nồng độ các muối tan trong nước của phân bón tăng cao, nước sẽ di chuyển từ nơi có nông độ thấp đến nơi có nồng độ cao bởi vậy nước sẽ bị hút ngược từ trong mô rễ ra ngoài. Rễ không làm tốt nhiệm vụ hút nước.
– Đối với phân bón lá
Cháy lá cũng có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc trực tiếp của bề mặt lá với một số loại phân bón phun ở dạng lỏng. Nguyên do này nên liên hệ trực tiếp với thời điểm, liều lượng bón phân.
Hạn chế phun khi trời nắng nóng trên 35 độ C, hay cây đang suy kiệt, không phun trực tiếp lên hoa, không pha chung dầu khoáng với lưu huỳnh, hoạt chất trừ nhện gốc Propargite, trừ bệnh Chlorothalonil…. cần kết hợp với Xích Thố Mã
(Trường hợp sầu riêng bị cháy lá do chủ vườn bón quá nhiều phân hóa học công thức 30-10-10 – hiện tượng cháy phân)
IV. Thiếu hụt Kali
Cây sầu riêng thiếu hụt Kali cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy lá.
Thiếu hụt K biểu hiện trên là giá, mép lá chuyển màu vàng cam sau chuyển màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
Giai đoạn nuôi trái nhu cầu Kali của cây sầu riêng cao để cung cấp dinh dưỡng tập trung nuôi trái lúc này hiện tượng cháy lá do thiếu K biểu hiện rõ và nhiều nhất.
ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh