Các loại sâu hại trên cây có múi như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đó… thường làm bà con nhà vườn đau đầu khi đến mùa. Sau đây Hoàng Minh xin chia sẻ cùng bà con đặc điểm của từng sâu hại và biện pháp khắc phục các loại sâu hại trên cây có múi.
1. Sâu vẽ bùa
Đặc điểm nhận biết
– Sâu non mới nở màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm, lớn lên có màu vàng xanh, dẹp, gần hoá nhộng có màu vàng. Sâu non không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài.
– Nhộng dài 2,5 – 3mm, phía đuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu, có 2 đốm màu đen cuối mầm cánh. Khi mới hoá nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
– Ban ngày bướm ẩn nấp ở mặt dưới lá, hoạt động mạnh lúc chập tối, rất ít vào đèn. Đẻ trứng rải rác từng quả ở mặt trên hoặc mặt dưới lá non.
– Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc.
– Sâu gây hại rất sớm ngay từ khi lá non mới xòe ra, nhiều trường hợp hầu hết các lá non bị sâu hại. Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng
– Vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét
– Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm đặc biệt là giai đoạn cây chồi, lá non.
Biện pháp phòng trừ
– Tỉa cành, bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu, thuận lợi cho việc phun thuốc phòng trừ.
– Nuôi kiến vàng trong vườn cây có múi.
– Theo dõi các đợt chồi xuất hiện rộ trên vườn, nhất là các đợt chồi xuân, đợt chồi sau khi mưa, sau khi bón phân và sau khi tưới nước.
– Tiến hành phòng trừ sớm khi độ dài của chồi đạt 1-2 cm hoặc thấy dặc điểm nhận biết gây hại của sâu vẽ bùa. Có thể sử dụng:
+ Dầu Khoáng DS 98.8EC
+ Newsgard 75WP
2. Sâu đục thân
Đặc điểm nhận biết: là sâu non của con xén tóc hoa sẫm
Đặc điểm gây hại: Sâu đục thân thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.

Biện pháp phòng trừ
– Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp
– Thường phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.
– Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.
– Sử dụng LOSMINE 5G để rải gốc
3. Nhện đỏ
Đặc điểm nhận biết
– Trứng hình cầu (đường kính khoảng 0.15 mm) ở mặt dưới lá.
– Ấu trùng có màu hơi trắng, nhỏ, có 3 đôi chân; trong khi nhộng trần và con trưởng thành có 8 chân.
– Con trưởng thành có màu đỏ mận.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
– Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô.
– Nhện chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm, trên mặt lá xuất hiện các điểm sáng.

Biện pháp phòng trừ
– Khảo sát vườn liên tục, đặc biệt chú ý vào mùa khô bằng các dụng cụ như kính lúp, giấy trắng… và nhận diện các triệu chứng gây hại để phòng trừ đúng lúc.
– Thu gom các trái bị hại rơi rụng, tạo thành vườn thông thoáng cũng làm giảm mật số gây hại.
– Tưới phun nước đủ ẩm thường xuyên cũng làm giảm nhện gây hại, nên tưới từ dưới lên trên bề mặt.
– Dùng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Etimex 2.6 EC – thuốc sâu sinh học
+ Abatimec 3.6EC – thuốc sâu sinh học
+ Acelant 4EC
4. Bọ trĩ
Đặc điểm nhận biết
– Bọ trĩ trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 0,8-1mm, cánh màu vàng cam, hai bên rìa cánh có nhiều lông nhỏ dài.
– Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu vàng nhạt.
– Bọ trĩ non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không cánh. Ấu trùng có kích thước tương tự thành trùng.
– Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, lộ rõ hai mầm cánh. Nhộng màu vàng sẫm, mắt màu đỏ, râu đầu ngắn.
Đặc điểm phát sinh và gây hại:
– Vòng đời bọ trĩ khoảng 15-20 ngày. Giai đoạn nhộng khoảng 03-04 ngày.
– Trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non, cành non hoặc trái non.
– Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá non, trái non.
+ Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu, cong queo.
+ Trên trái, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái.
+ Các quả ở phía ngoài tán lá cây thường bị hại nặng hơn.
– Bọ trĩ phát triển nhiều trong mùa khô, nắng nóng.

Biện pháp phòng trừ:
– Thu nhặt những trái bị hại đem tiêu hủy.
– Phun nước lên cây có thể hạn chế mật độ bọ trĩ
– Sử dụng 1 trong những loại thuốc sau:
+ Etimex 2.6 EC – thuốc sâu sinh học
+ Abatimec 3.6EC – thuốc sâu sinh học
+ Acelant 4EC
Hoàng Minh hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp bà con phần nào trong việc phòng trừ Các loại sâu hại trên cây có múi. Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ 0935 842 567.
ĐỀ NGHỊ GHI RÕ NGUỒN KHI SAO CHÉP THÔNG TIN!
Công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh
Địa chỉ: 170 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, Tp.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 02693.820.823 – Fax: 02693.820.823
Website: goldsunvn.com – nongnghiephoangminh.com
Email: Info@goldsunvn.com – nongnghiephoangminh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiephoangminh1 – Nông nghiệp Hoàng Minh